Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã phê chuẩn gói cứu trợ trị giá hơn 17 tỷ đô la Mỹ để giúp Ukraine chống chọi với nền kinh tế kiệt quệ của họ.
Động thái này diễn ra vào lúc căng thẳng quân sự và chính trị dâng cao giữa Ukraine và Nga.
Khoản cho vay này kèm theo các điều kiện về cải cách kinh tế quyết liệt, trong đó có tăng thuế và giá năng lượng.
‘Kiểm tra thường xuyên’
Khoản tiền sẽ được giải ngân trong hai năm và trước mắt 3,2 tỷ đô la sẽ được giải ngân ngay.
Bà Christine Lagarde, tổng giám đốc IMF, nói tổ chức này sẽ kiểm tra thường xuyên để đảm bảo Ukraine tuân thủ đúng những cam kết của mình.
Vào tháng Ba, Chính phủ Ukraine đã tăng giá khí đốt đến 50% trong nỗ lực để IMF cứu trợ.
Ukraine cũng đồng ý sẽ đóng băng lương tối thiểu.
Tuy nhiên khoản cứu trợ này cần phải được hội đồng của IMF gồm 24 thành viên, trong đó có một đại diện của Nga, phê chuẩn.
Khoản cứu trợ của IMF cũng sẽ mở ra các khoản trợ giúp trị giá 15 tỷ đô la từ những nhà tài trợ khác, trong đó có Ngân hàng Thế giới, Liên minh châu Âu, Canada và Nhật.
Hôm 30/4, IMF cũng cảnh báo rằng Nga đang ‘trải qua suy thoái’ do những thiệt hại của cuộc khủng hoảng Ukraine.
Tổ chức này cho biết 100 tỷ đô la sẽ rời khỏi nước Nga trong năm nay, một phần là do các lệnh trừng phạt của Mỹ và EU.
Khoản cứu trợ của IMF cũng giúp giải ngân số tiền 1 tỷ đô la mà Mỹ đứng ra đảm bảo để Ukraine vay. Khoản tiền này đã được Quốc hội Mỹ phê chuẩn.
‘Cột mốc quan trọng’
“Ngày hôm nay việc phê chuẩn cuối cùng chương trình viện trợ 17 tỷ đô la của IMF là một cột mốc quan trọng cho Ukraine,” Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jacob Lew nói trong một thông cáo.
Ông nói thêm rằng khoản tiền này sẽ ‘giúp Ukraine tiếp tục đi lên từ những tiến bộ họ đã đạt được trong việc vượt qua những thách thức đã ăn sâu vào nền kinh tế và đưa đất nước trở lại con đường ổn định và tăng trưởng kinh tế’.
Trước đó vào hôm 30/4, một hội nghị quốc tế ở London đã kết thúc với cam kết sẽ giúp Chính phủ Ukraine lấy lại hàng chục tỷ đô la tài sản được cho là đã bị ông Viktor Yanukovych, vị tổng thống bị lật đổ của Ukraine, và các đồng minh của ông đem ra nước ngoài.
Trong lúc n
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã phê chuẩn gói cứu trợ trị giá hơn 17 tỷ đô la Mỹ để giúp Ukraine chống chọi với nền kinh tế kiệt quệ của họ.
Động thái này diễn ra vào lúc căng thẳng quân sự và chính trị dâng cao giữa Ukraine và Nga.
Khoản cho vay này kèm theo các điều kiện về cải cách kinh tế quyết liệt, trong đó có tăng thuế và giá năng lượng.
‘Kiểm tra thường xuyên’
Khoản tiền sẽ được giải ngân trong hai năm và trước mắt 3,2 tỷ đô la sẽ được giải ngân ngay.
Bà Christine Lagarde, tổng giám đốc IMF, nói tổ chức này sẽ kiểm tra thường xuyên để đảm bảo Ukraine tuân thủ đúng những cam kết của mình.
Vào tháng Ba, Chính phủ Ukraine đã tăng giá khí đốt đến 50% trong nỗ lực để IMF cứu trợ.
Ukraine cũng đồng ý sẽ đóng băng lương tối thiểu.
Tuy nhiên khoản cứu trợ này cần phải được hội đồng của IMF gồm 24 thành viên, trong đó có một đại diện của Nga, phê chuẩn.
Khoản cứu trợ của IMF cũng sẽ mở ra các khoản trợ giúp trị giá 15 tỷ đô la từ những nhà tài trợ khác, trong đó có Ngân hàng Thế giới, Liên minh châu Âu, Canada và Nhật.
Hôm 30/4, IMF cũng cảnh báo rằng Nga đang ‘trải qua suy thoái’ do những thiệt hại của cuộc khủng hoảng Ukraine.
Tổ chức này cho biết 100 tỷ đô la sẽ rời khỏi nước Nga trong năm nay, một phần là do các lệnh trừng phạt của Mỹ và EU.
Khoản cứu trợ của IMF cũng giúp giải ngân số tiền 1 tỷ đô la mà Mỹ đứng ra đảm bảo để Ukraine vay. Khoản tiền này đã được Quốc hội Mỹ phê chuẩn.
‘Cột mốc quan trọng’
“Ngày hôm nay việc phê chuẩn cuối cùng chương trình viện trợ 17 tỷ đô la của IMF là một cột mốc quan trọng cho Ukraine,” Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jacob Lew nói trong một thông cáo.
Ông nói thêm rằng khoản tiền này sẽ ‘giúp Ukraine tiếp tục đi lên từ những tiến bộ họ đã đạt được trong việc vượt qua những thách thức đã ăn sâu vào nền kinh tế và đưa đất nước trở lại con đường ổn định và tăng trưởng kinh tế’.
Trước đó vào hôm 30/4, một hội nghị quốc tế ở London đã kết thúc với cam kết sẽ giúp Chính phủ Ukraine lấy lại hàng chục tỷ đô la tài sản được cho là đã bị ông Viktor Yanukovych, vị tổng thống bị lật đổ của Ukraine, và các đồng minh của ông đem ra nước ngoài.
Trong lúc này, hàng chục ngàn binh lính Nga vẫn còn đóng gần biên giới với Ukraine. Moscow đã cảnh báo rằng họ sẽ hành động nếu lợi ích của họ ở miền đông Ukraine, nơi đa số dân là người nói tiếng Nga, bị đe dọa.
Mỹ và EU đều cáo buộc Nga không làm gì để thực thi thỏa thuận bốn bên về Ukraine đạt được hồi tháng trước với mục tiêu tháo ngòi nổ căng thẳng ở đông Ukraine.
Họ đã tăng cường các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga.
Moscow buộc tội Kiev về cuộc khủng hoảng hiện nay ở miền đông và lên án các lệnh trừng phạt.
ày, hàng chục ngàn binh lính Nga vẫn còn đóng gần biên giới với Ukraine. Moscow đã cảnh báo rằng họ sẽ hành động nếu lợi ích của họ ở miền đông Ukraine, nơi đa số dân là người nói tiếng Nga, bị đe dọa.
Mỹ và EU đều cáo buộc Nga không làm gì để thực thi thỏa thuận bốn bên về Ukraine đạt được hồi tháng trước với mục tiêu tháo ngòi nổ căng thẳng ở đông Ukraine.
Họ đã tăng cường các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga.
Moscow buộc tội Kiev về cuộc khủng hoảng hiện nay ở miền đông và lên án các lệnh trừng phạt.