Hướng dẫn cách sắp xếp hồ sơ phỏng vấn-mới.

Việc sắp xếp hồ sơ phỏng vấn không bắt buộc phải theo khuôn mẫu nào, tùy vào cách sắp xếp của mỗi người, miễn sao hồ sơ được gọn gàng, ngăn nắp và thuận tiện cho chính mình, để khi viên chức LSQ yêu cầu cung cấp loại giấy tờ nào là mình có thể đáp ứng ngay, tránh việc phải “lục lọi” giấy tờ sẽ mất thời gian của cả 2 bên. Ngoài ra, việc sắp xếp hồ sơ quy củ & gọn gàng sẽ gây ấn tượng tốt cho viên chức LSQ, và cũng giúp cho mình “tự tin” hơn. Anh chị em có thể tham khảo thêm cách sắp xếp giấy tờ hồ sơ phỏng vấn như sau:

1. CHUẨN BỊ GIẤY TỜ DÂN SỰ

Chuẩn bị sẵn các giấy tờ dân sự của gia đình Người được bảo lãnh theo yêu cầu:

• Hình visa 5×5: 3 hình. (2 hình dùng để nộp theo hồ sơ, 1 hình dùng khi vào cổng).
– Dùng hình mới (nếu hình nộp cho NVC đã trên 6 tháng).
– Đặc biệt: không được đeo kính khi chụp hình. 
– Ghi thông tin HCM# + Tên + Ngày sinh viết tiếng Anh (English) vào mặt sau của hình 5×5. (Hoặc dùng tem in thông tin sẵn & dán vào mặt sau).
– Cho 2 hình vào bao nilon kiếng có khóa kéo.

• Chứng minh Nhân dân: bản chính + bản copy.
– Copy 2 mặt Chứng minh Nhân dân trên 1 mặt giấy A4.

• Hộ chiếu: bản chính + bản copy.
– Tháo vỏ bao. Kiểm tra chính xác các thông tin cá nhân.
– Chú ý ký tên người mang hộ chiếu ở trang 3.
– Chú ý thời hạn của hộ chiếu phải còn ít nhất 8 tháng sau khi được cấp visa.
– Copy trang thông tin có hình. Copy trên 1 mặt giấy A4.

• Hộ khẩu: bản chính + bản copy.
– Tháo vỏ bao.
– Copy toàn bộ hộ khẩu & để theo file A4 (Không nên cắt nhỏ theo size của hộ khẩu).

• Giấy Khai sinh: bản chính + bản copy.
• Giấy Kết hôn: bản chính + bản copy.
• Giấy Ly hôn/Chứng tử (nếu có): bản chính + copy.

• Lý lịch Tư pháp số 2: bản chính.
– Lý Lịch Tư pháp phải còn trong thời hạn 1 năm kể từ ngày cấp.
– Nên cập nhật bản mới nếu bản cũ chỉ còn hạn 1-2 tháng (tùy chọn).

• Police Certificate (nếu có): bản chính + bản dịch tiếng Anh.
– Kiểm tra thời hạn. Lý Lịch Tư pháp Nước ngoài có thời hạn 1 năm kể từ ngày cấp.
– Cập nhật bản mới nếu hiện tại đương đơn vẫn đang cư trú tại nước ngoài.

• Trang xác nhận đơn Form DS-260: bản in từ hệ thống CEAC. (Có thể tùy ý in màu cho đẹp).
• Hồ sơ Quân đội/Hồ sơ Đảng viên/Hồ sơ Tòa án (nếu có): bản chính + bản copy + bản dịch English.
• Thư mời Phỏng vấn: copy mỗi người 1 bản.
• Giấy chấp thuận: cho con đi định cư theo Cha/Mẹ (nếu Cha/Mẹ của người con dưới 18 tuổi không định cư cùng con): bản chính.
• Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân: của trẻ đi theo (nếu có): bản chính.

– Làm giấy này cho những người con trưởng thành đi theo (Nam 22t/Nữ 18t).
– Hiện tại LSQ có thể không yêu cầu cung cấp giấy này, thay vào đó phải ký tên vào bản cam kết độc thân Statement 0f Marriageable Age Applicant, nhưng bạn vẫn nên làm Giấy Xác nhận tình trạng Hôn nhân để dự phòng & để dùng cho việc hôn nhân sau này.
* Nhớ ghi Case Number bằng bút chì trên góc phải của tất cả bản chính & bản copy.

2. CHUẨN BỊ BỘ BẢO TRỢ TÀI CHÍNH & GIẤY TỜ NGƯỜI BẢO LÃNH/NGƯỜI BẢO TRỢ TÀI CHÁNH

Chuẩn bị sẵn các giấy tờ liên quan & Bảo trợ Tài chính của người bảo lãnh (NBL) và người đồng bảo trợ (NĐBT) (nếu có đồng bảo trợ) theo yêu cầu: 
• Form I-864/I-864A bản chính: bản chính nếu không có thì bản copy có thể được chấp nhận, trừ khi hồ sơ đã từng bị checklist phải bổ túc bản chính.
• Form I-864/I-864A bản copy: copy tương ứng với số người đi theo trong hồ sơ.
• Bộ hồ sơ khai thuế:
– Copy (1 bộ) các giấy tờ thuế mới nhất, W2, giấy chứng nhận việc làm, v.v…
– Nếu phỏng vấn sau ngày 15/04, bắt buộc phải có bộ khai thuế năm mới nhất.
– Không cần copy giấy tờ thuế cho người đi theo.

• Giấy Khai sinh Người bảo lãnh (F4): bản chính + copy.
• Bằng Công dân (hoặc US Passport/Thẻ xanh): bản copy.
• Giấy Kết hôn của Người bảo lãnh/Người được bảo lãnh (Nếu có nộp I-864A của vợ/chồng Người bảo lãnh/Người được bảo lãnh): bản copy.
• Thư cam kết bảo trợ tài chính của Người đồng bảo trợ (chứng minh mối quan hệ với Người bảo lãnh): bản chính & công chứng (Nếu Người đồng bảo trợ không có mối quan hệ trực hệ với Người bảo lãnh).
• ID/DL: nếu Người đồng bảo trợ chung hộ nộp Form I-864A (ngoài vợ/chồng), nộp copy DL để chứng minh cùng địa chỉ với Người bảo lãnh.
* Nhớ ghi Case Number bằng bút chì trên góc phải ở tất cả bản chính & bản copy.

3. CHUẨN BỊ BẰNG CHỨNG GIA ĐÌNH

• Hình Người bảo lãnh:
– Diện F3: bắt buộc phải có hình chụp Người bảo lãnh đang ngồi đọc báo địa phương mới nhất (chụp trước ngày phỏng vấn 1-2 ngày).
– Diện F4: nếuNgười bảo lãnh cao tuổi thì nên có hình chụp NBL đang ngồi đọc báo mới nhất như F3.

• Hình gia đình:
– Nên chọn khoảng 10-20 hình là đủ. Chú ý hình chụp rõ ràng, chọn chủ lực các hình chụp chung gia đình (nhưng không quá đông). Hình đám cưới của Công giáo thì nên lấy hình trong nhà thờ, vv…
– Có thể dùng thêm hình chụp giao diện chatting on Facebook, Viber, vv…

• Giấy tờ gia đình xưa: Sổ Hộ khẩu cũ, Sổ Lương thực, Sổ Công giáo, Học bạ, v.v…

4. CHUẨN BỊ HỒ SƠ KẾT QUẢ KHÁM SỨC KHỎE

Để sẵn hồ sơ kết quả khám sức khỏe (đã niêm phong) của mỗi người.

5. CHUẨN BỊ VẬT DỤNG
• Bìa hồ sơ: chuẩn bị 4-5 bìa lá màu trắng trong & 1 số bìa nút để đựng các loại giấy tờ riêng biệt.
• Tem: nếu có thể được, bạn in sẵn các loại tem để note lên các tập giấy tờ riêng biệt, cũng như in các tem để note lên hình 5×5, và hình bằng chứng gia đình, v.v…

* SẮP XẾP HỒ SƠ:

BỘ 1: HỘ CHIẾU + THƯ PHỎNG VẤN

• Thư mời phỏng vấn: 1 bản.
• Hình 5×5: đặt 1 hình vào trang đầu của cuốn Hộ chiếu cho mỗi người đi phỏng vấn.
– Tập hợp hộ chiếu của cả nhà + thư mời phỏng vấn vào 1 bao nhỏ.
– Khi xếp hàng vào cổng an ninh của LSQ, lấy ra đưa mỗi người cầm trên tay hộ chiếu của mình, đương đơn chính cầm thư phỏng vấn.

BỘ 2: BẢN CHÍNH BỘ GIẤY TỜ DÂN SỰ CỦA GIA ĐÌNH NGƯỜI ĐƯỢC BẢO LÃNH

Sắp xếp mỗi người một bộ giấy tờ bản chính như sau (theo kiểu từ file nhỏ đến file lớn):
• Bao hình visa (2 hình 5×5).
• Chứng minh nhân dân.
• Hộ khẩu.
• Giấy Khai sinh.
• Giấy Kết hôn.
• Giấy Xác nhận tình trạng Hôn nhân (con của Người được bảo lãnh-Nam 22t/Nữ 18t).
• Giấy Ly hôn/Chứng tử (nếu có).
• Trang xác nhận đơn Form DS-260.
• Lý lịch Tư pháp số 2 (nếu có).
• Police Certificate (nếu có).
• Hồ sơ Quân đội/Đảng viên/Tòa án (nếu có).
• Giấy chấp thuận cho con đi định cư theo Cha/Mẹ (nếu có).
• Thư mời phỏng vấn.
– Dùng kẹp để kẹp riêng biệt bộ giấy tờ trên cho mỗi người (không dùng kim bấm).
– Lấy bìa lá có note sẵn tem Bản chính để đựng các bộ giấy tờ bản chính này.

BỘ 3: BẢN COPY BỘ GIẤY TỜ DÂN SỰ CỦA GIA ĐÌNH NGƯỜI ĐƯỢC BẢO LÃNH

Sắp xếp mỗi người một bộ giấy tờ bản copy như sau (theo kiểu từ file nhỏ đến file lớn):
• Hộ chiếu.
• Chứng minh nhân dân.
• Hộ khẩu.
• Giấy Khai sinh.
• Giấy Kết hôn.
• Giấy Ly hôn/Chứng tử (nếu có).
• Lý lịch Tư pháp số 2 (nếu có)
• Police Certificate (nếu có).
• Hồ sơ Quân đội/Đảng viên/Tòa án (nếu có).

* Các bản dịch English (nếu có): có thể xếp kèm theo bộ giấy tờ copy, hoặc để riêng tùy ý. 
– Dùng kẹp để kẹp riêng biệt bộ giấy tờ trên cho mỗi người (không dùng kim bấm).
– Lấy bìa lá có note sẵn tem Bản copy để đựng toàn bộ giấy tờ bản copy này.

BỘ 4: BỘ BẢO TRỢ TÀI CHÍNH CỦA NGƯỜI BẢO LÃNH

• Form I-864/I-864A bản chính(nếu có).
• Form I-864/I-864A bản copy(số bản tương ứng với số người đi theo hồ sơ).
• Bộ hồ sơ thuế.
• Giấy Khai sinh bản chính.
• Bằng Công dân (hoặc US Passport/Thẻ xanh) bản copy.
• Giấy Kết hôn của NBL bản copy (nếu có).
(Xem phần chuẩn bị giấy tờ & thuế của Người bảo lãnh ở trên).

* Bộ BTTC của Người đồng Bảo Trợ (nếu có):
(Sắp xếp giấy tờ giống như bộ BTTC của NBL).
• Fom I-864/I-864A bản chính (nếu có).
• Form I-864/I-864A bản copy (số bản tương ứng với số người đi theo hồ sơ).
• Bộ hồ sơ thuế.
• Giấy Khai sinh bản copy (nếu có mối quan hệ trực hệ với Người bảo lãnh).
• Thư cam kết Bảo trợ tài chính bản chính (nếu không có mối quan hệ trực hệ với Người bảo lãnh).
• Bằng Công dân (hoặc US Passport/Thẻ xanh) bản copy.
• Giấy Kết hôn của NBL bản copy (nếu có).
• Thư cam kết Bảo trợ tài chính bản chính (nếu có).
• ID/DL (nếu là người đồng bảo trợ chung hộ nộp Form I-864A & không là vợ/chồng Người bảo lãnh) .
(Xem phần chuẩn bị giấy tờ & thuế của Người đồng bảo trợ ở trên).
– Dùng kẹp để kẹp riêng biệt từng bộ giấy tờ Bảo trợ Tài chánh (không dùng kim bấm).
– Lấy bìa lá có note sẵn tem Bảo trợ Tài chánh để đựng các bộ Bảo trợ Tài chánh này.

BỘ 5: HÌNH GIA ĐÌNH

• Hình Người bảo lãnh đang ngồi đọc báo địa phương mới nhất. (Diện F3 bắt buộc phải có. Diện F4 chỉ cần khi có Người bảo lãnh  cao tuổi).
• Hình gia đình xưa & nay gồm có Người bảo lãnh & gia đình Người được bảo lãnh (đón tiễn sân bay, hình kỷ niệm gia đình, vacations, vv…)
• Hình gia đình của Người được bảo lãnh (đám cưới, vacations, v.v…).
– Sắp xếp hình theo thứ tự thời gian, ghi chú rõ ràng. (Dùng tem note lên hình để chỉ rõ Người bảo lãnh & Người được bảo lãnh, và ghi chú thêm thời gian phía dưới hình).
– Dùng giấy A4 & dán 2 hình lên một trang, chỉ dán 1 mặt.
– Để rời từng trang A4, không bấm thành cuốn, không bỏ vào cuốn Album kiếng (loại bán sẵn).
– Lấy bìa lá có note sẵn tem Family Album để đựng bộ hình. (Khi Nhân viên LSQ xem hình, họ sẽ cầm từng trang lên xem, nếu để vào Album sẽ bất tiện cho họ).

BỘ 6: BẰNG CHỨNG GIA ĐÌNH

• Giấy tờ gia đình xưa: Sổ Hộ khẩu cũ, Sổ Lương thực, Sổ Công giáo, Học bạ, v.v…
• Các bằng chứng khác: Vé máy bay, Boarding Pass, thư từ, bill điện thoại, hoặc giao diện chatting Facebook, Viber của Người bảo lãnh, v.v… (Dành cho diện vợ chồng. Diện F không cần thiết).
– Lấy bìa lá có note sẵn tem Bằng chứng để đựng các bằng chứng này, hoặc kẹp chung với bộ hình gia đình nêu trên.

BỘ 7: HỒ SƠ KẾT QUẢ KHÁM SỨC KHỎE

Mang theo toàn bộ hồ sơ kết quả khám sức khỏe của mỗi người trong gia đình Người được bảo lãnh.

* HOÀN THÀNH:

Sau khi đã sắp xếp xong toàn bộ giấy tờ hồ sơ phỏng vấn, dùng bìa nút để đựng riêng biệt từng bộ giấy tờ. Khi vào sơ vấn và phỏng vấn, bạn sẽ luôn chủ động & tự tin cung cấp từng loại giấy tờ khi được yêu cầu.

————–
Chú ý: Sau khi phỏng vấn đậu, LSQ sẽ phát 1 phiếu EMS để đăng ký địa chỉ giao nhận visa. Nếu bạn muốn được giao visa tại 1 địa chỉ nhà người thân (vì địa chỉ dễ tìm), nhớ ghi địa chỉ mà bạn đã đăng ký online trên website. Để tránh việc không thể nhớ địa chỉ đó, bạn nên ghi lại thông tin địa chỉ người thân & mang theo khi đi phỏng vấn.
• Ghi sẵn các thông tin của hồ sơ gia đình trên 1 trang giấy & luôn mang theo bên mình khi đi phỏng vấn cũng như trong quá trình đi làm các thủ tục giấy tờ.
• Bạn có thể dùng form PDF cho việc lưu trữ thông tin gia đình.

khahan

Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng!

khahan

Posted by khahan

:

Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng!