Một cửa hàng của công ty American Apparel ở North Hollywood, California. Quần áo của công ty này được sản xuất hoàn toàn tại Mỹ. (Hình: Mark Ralston/AFP/Getty Images) |
Tuy nhiên, các cửa hàng bán lẻ lớn đang có khuynh hướng lập một khu bán hàng nội địa riêng rẽ để người mua lựa chọn.
Công ty bán lẻ khổng lồ Wal-Mart có riêng một khu “Made in USA.” Các mặt hàng của khu này đủ loại, từ bột giặt cho đến tã trẻ em cho đến ca nô dài 12 feet.
Cửa hàng Nordstrom cũng có các loại hàng sản xuất tại Mỹ, ví dụ quần áo, mỹ phẩm, nữ trang, và giày dép.
Các loại hàng hiệu của Mỹ cũng được đưa ra bán. Club Monaco bán các bộ veston và áo lạnh sản xuất tại Mỹ. J. Crew cũng có quần jean “Made in USA.”
Và những mặt hàng này cũng không đắt lắm.
Một bộ quần áo của Club Monaco thông thường có giá $575, bây giờ chỉ còn $225 cho một cái quần và $195 cho một cái áo lạnh. Quần jean “Wallace and Barnes” tại J. Crew được bán với giá bán lẻ là $198 một cái.
Cũng theo NBC, năm năm sau khi kinh tế bị suy thoái, không phải tất cả dân Mỹ đều có thể mua hàng sản xuất nội địa. Thế nhưng, khi hàng hóa “Made in USA” tái xuất hiện tại các cửa hàng, hiện tượng này cho thấy sức hấp dẫn của hàng nội địa ngày càng cao đối với người tiêu dùng, đặc biệt là những người ưa chuộng bất cứ gì “Made in USA.”
Dù vậy, hơn 97% hàng may mặc và 98% giày dép bán tại Mỹ là hàng nhập cảng, NBC dựa theo thống kê của Hiệp Hội Hàng May Mặc và Giày Dép Hoa Kỳ. Trong thập niên 1960, khoảng 95% hàng may mặc trên thị trường Mỹ là hàng nội địa.
“Không ai nghĩ rằng chúng ta sẽ trở lại thời kỳ hàng nội địa chiếm lĩnh thị trường như cách đây 30 năm,” ông David Trumbull, một cố vấn và là một chuyên gia về dệt may và sản xuất tại Hoa Kỳ, nói với NBC hồi Tháng Chín. “Nước Mỹ bị mất một phần ba việc làm trong lãnh vực sản xuất trong một thập niên qua. Thế nhưng, hàng ‘Made in USA’ đang được ưa chuộng trở lại, và khuynh hướng này sẽ tiếp tục.”
Mặt khác, loại khách hàng có trách nhiệm với một mục tiêu nào đó, ví dụ như bảo vệ môi trường, thường tìm mua các sản phẩm phù hợp với quan điểm của họ. Vì thế, phong trào ủng hộ hàng hóa “Made in USA” hy vọng người mua sắm tìm mua các loại hàng này.
Một blogger tên Wagner viết rằng: “Nếu một người tiêu dùng nào đó nhận thức được và cảm thấy tự hào khi mua hàng, hoặc nhận quà tặng, sản xuất tại Mỹ, họ sẽ bỏ thời gian tìm mua hàng hóa ‘Made in USA’ từ nay đến cuối năm.” (Ð.D.)