Chuyên gia Erik Asphaug của Đại học California tại Santa Cruz (Mỹ) đã dựa trên cấu trúc bề mặt của mặt trăng để rút ra kết luận rằng nó từng va chạm với một mặt trăng nhỏ hơn trong quá khứ.
“Mặt trăng thứ hai có thể tồn tại trong vài triệu năm; sau đó nó đụng độ với mặt trăng hiện nay và hậu quả là chỉ còn lại một thiên thể lớn như chúng ta thấy hiện tại”, theo tờ The Daily Telegraph dẫn lời nhà khoa học.
Chị em song sinh nhỏ hơn được cho là có kích thước bằng 1/30 mặt trăng hiện nay.
“Nó ắt hẳn đã quay quanh Trái đất cùng tốc độ và khoảng cách như mặt trăng lớn, và bị kéo đến gần cho tới lúc hai thiên thể va chạm và kết thành một khối”, ông cho biết.
Hầu hết các nhà khoa học đều đồng ý với giả thuyết phổ biến hơn, theo đó cho rằng mặt trăng từng là một phần của Trái đất trước khi bị quăng ra ngoài sau trận đụng độ nảy lửa giữa Trái đất với thiên thể khác.