Mặc dù Formosa đã thừa nhận trách nhiệm và lỗi của mình, nhưng họ vẫn chưa chân thành. Trong thông báo mới nhất họ vẫn cho rằng trách nhiệm của họ không lớn mà đó là bởi lỗi của các nhà thầu phụ.
Vấn đề quan trọng nhất là Formosa sẽ cần bị xử lý như thế nào, hiện chúng ta chưa nhìn thấy. Hiện mới chỉ là Formosa nhận đền bù 500 triệu đôla cho rất nhiều khoản mục, nhưng chúng ta chưa rõ là Chính phủ Việt Nam có chấp nhận khoản đó hay không, hay đây chỉ là khoản tối thiểu.
Một điểm nữa cần lưu ý, là vậy Formosa có tiếp tục sản xuất nữa hay không, hay họ chỉ đền bù 500 triệu đô la rồi tiếp tục hoạt động? Chúng tôi cho rằng theo luật Việt Nam, giới chức hoàn toàn có quyền tạm đình chỉ hoạt động xả nước thải của Formosa và buộc công ty phải làm tất cả các cam kết, đền bù mà họ đã hứa.
Trách nhiệm của các quan chức, các bộ ngành cũng chưa được làm rõ. Nhân dân đòi hỏi chính phủ phải làm rõ điểm này.
20:28
Sau cuộc họp báo của Chính phủ Việt Nam về vụ cá chết, Bộ Ngoại giao Đài Loan hôm 30/6 ra thông cáo viết: “Bảo vệ môi trường là thành phần quan trọng trong sự phát triển cân bằng và bền vững của nền kinh tế. Chính phủ Trung Hoa Dân quốc (Đài Loan) luôn đặt tầm quan trọng lên việc này.
Bộ Ngoại giao khuyến cáo toàn bộ các doanh nghiệp Đài Loan tuân thủ luật và quy định về môi trường của nước sở tại, can đảm nhận trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp để tránh ảnh hưởng tới hình ảnh đất nước hoặc thậm chí tới quan hệ ngoại giao của chúng ta.”
Bộ này cũng kêu gọi chính phủ Việt Nam bảo vệ quyền lợi và an ninh của doanh nhân Đài Loan và đầu tư của họ.
20:18
Việc giới chức chỉ thị báo chí tạm ngừng đưa tin về vụ cá chết chính là “một sự kém cỏi, dẫn tới việc đài truyền hình Đài Loan đã trở thành cái tên được yêu quý, hoặc ít nhất cũng là được tôn trọng ở Việt Nam”, luật sư Trần Vũ Hải bình luận với BBC Tiếng Việt chiều tối ngày 30/6.
“Họ đã bóc tách được sự việc, và đã bóc được từ ngày 20/6, tức là trước ngày Formosa ký biên bản nhận lỗi hôm 28/6,” luật sư Hải nói.
“Chính báo chí, sau khi nghe lời ông Bộ trưởng Trương Minh Tuấn, đã tự đánh mất đi vai trò của người điều tra, tìm hiểu, nói lên tiếng nói của người dân. Cuối cùng, báo chí Việt Nam đã để cho báo chí nước ngoài, cụ thể là Đài Loan, và mạng xã hội đảm nhiệm những vai trò đó. Đây là điều đáng tiếc cho báo chí Việt Nam.”
20:17
Angelina Trang Huỳnh Formosa đã thắng to qua cuộc họp báo nguyên nhân cá chết.
Thế là mọi tội lỗi và trách nhiệm đã được đặt lên Formosa. Formosa chỉ cần ôm hết trách nhiệm dùm cho tất cả thủ phạm và cúi đầu xin lỗi để chỉ phải trả 500 triệu USD cho vụ này. Như thế Formosa đã lời to rồi! Một vài so sánh về con số:
Để cho thấy tầm mức kinh tế, bồi thường vấn đề tai hoạ môi trường biển: Vào năm 2010 khi công ty dầu hoả British Petroleum gây ra thảm họa tại vùng biển Gulf of Mexico tại Hoa Kỳ. BP sau cùng phải bồi thường, dọn sạch biển v.v với tổng cộng 54 tỉ USD cho vụ việc. Tuy hai tai hoạ không thể so sánh 100% nhưng chúng ta thấy được Formosa đã thắng lợi quá dễ dàng. Chỉ phải trả gần 1% của BP đã phải tốn ở Mỹ. Trong khi đó tai hại ở Việt Nam quá rõ rệt.
Theo Forbes, Formosa là một công ty có giá trị 16 tỉ .
19:25
Facebook Trên mạng xã hội Facebook đang có nhiều ý kiến đòi chấm dứt vĩnh viễn hoạt động của Formosa ở Việt Nam.
Một số nhà hoạt động còn lên tiếng yêu cầu truy tìm những người có chức quyền đã ‘dung túng, đồng loã”với Formosa trong vận hành nhà máy gây thiệt hại cho người dân.
19:00
Danh Phạm Mất 3 tháng để công bố cái kết quả mà hầu như người ta đã biết 3 tháng trước! Cũng là một sự chuẩn bị kỹ càng để phối hợp với “Formosa” có được ngày “hạ màn” hôm nay.
Sau bao nhiêu cố gắng đổ lỗi cho thuỷ triều đỏ, cá chết tự nhiên hàng loạt trên thế giới có vẻ không thành công thì câu chuyện mất điện ngay tại một nhà máy nhiệt điện có vốn đầu tư hàng tỷ USD có vẻ thuyết phục hơn đối với họ!
500 triệu USD nhiều thì nhiều thật nhưng có thấm vào đâu so với thiệt hại về thuỷ sản và du lịch của cả Việt Nam?
Có đáng là gì khi những thiệt hại môi trường phải mất cả trăm năm để phục hồi? Và rồi thực tế bao nhiêu người dân sẽ nhận được mức bồi thường tương xứng?
Không phải cứ vi phạm pháp luật nghiêm trọng thì cứ thảy một cục tiền ra là xong! Sự phối hợp chặt chẽ của nhà nước với Formosa mang lại cảm giác bất an bởi thay vì làm đúng trách nhiệm và nghĩa vụ với người dân họ có vẻ làm tất cả để đối phó hơn!
18:55
Tổng hợp Huỳnh Đức Sơn: Vấn đề tiếp theo là giám sát việc thực thi của Formosa như thế nào và cách sử dụng 500 triệu usd bồi thường ra sao – có sử dụng đúng mục đích 100% hay 11.000 tỷ sẽ chạy đi chỗ khác.
Tôi là tôi: Formosa xin lỗi đảng, chính phủ, quốc hội, thủ tướng ..Nhưng ko thấy xin lỗi nhân dân Việt Nam .. Những người chủ đất nước này và cũng là những người chịu hậu quả của việc làm ô nhiễm môi trường do Formosa? Thật khó hiểu và khó chấp nhận. Nếu nhân dân ko phát hiện ra báo cơ quan chức năng, nếu dân ko phản ứng mạnh mẽ, biểu tình nổ ra trong cả nước, liệu sự thật có được phơi bày ra ánh sáng.
Ken Pham: Dự án 10 tỷ USD đang mở rộng 28,5 tỷ USD! Xả thải, cá chết 4 tỉnh, phạt 500 triệu USD (11.500 tủ VND)! Số tiền có thể chấp nhận nhưng quan trọng là tiền này làm sao đến được tay ngư dân!�
18:42
Tổng hợp Phản ứng trên Facebook sau cuộc họp báo của đại diện chính phủ hôm 30/6 công bố kết quả điều tra cá chết hàng loạt.
Year1 TV viết: “500 triệu USD so với sự hủy hoại môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người có đủ không?” và viết thêm: “Nông dân, ngư dân miền Trung khổ quá”.
Hoang Quyen viết: Câu trả lời đã biết từ lâu.Thương miền Trung phải chịu biết bao khó khăn vất vả, thương dân mình quá nghèo, quá khổ…
Lan Anh Nguyen: Formosa must leave. That’s my opinion. (Formosa phải rời đi. Đó là kiến của tôi). Không chỉ ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh, mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe của rất nhiều người dân Việt Nam. Người dân vùng này nên đi khám sức khỏe và những ai bị nhiễm độc sẽ tiếp tục kiện đòi bồi thường.
18:21
Vẫn Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói tại cuộc họp báo về con số 500 triệu đôla tiền bồi thường: “Chúng tôi dựa trên nhiều yếu tố như thiệt hại trực tiếp của người dân, thiệt hại về môi trường, về du lịch… Về hệ sinh thái, cỏ biển và rừng ngập mặn không có vấn đề gì, tuy nhiên san hô bị ảnh hưởng trên 400 ha.
Con số đó đáp ứng được phần lớn mục đích, yêu cầu chúng ta đặt ra. Tất nhiên, việc lớn nhất không phải là đền bù mà môi trường biển Việt Nam được đảm bảo trong tương lai như thế nào. Ngoài khoản đền bù này, Formosa Hà Tĩnh sẽ còn phải đầu tư rất lớn nữa để cải thiện hệ thống sản xuất và đổi mới công nghệ.”
18:13
Bộ trưởng Tài nguyên-Môi trường Trần Hồng Hà, người mới nhậm chức khi sự cố cá chết xảy ra, nói với VnExpress:
“… thực sự, ba tháng vừa qua là 84 ngày căng thẳng nhất của tôi. Trong tôi luôn nặng trĩu trách nhiệm trước đòi hỏi chính đáng của người dân: Nguyên nhân sự việc là gì?
Đây là sự việc nghiêm trọng lần đầu xảy ra đối với tôi và cả Chính phủ. Ngày 25/4 tôi từ New York (Mỹ) về, chiều hôm sau nhận quyết định của Ban Tổ chức Trung ương phân công làm Bí thư Ban cán sự Đảng và quyết định làm Bộ trưởng của Thủ tướng. Đó cũng là lúc sự việc xảy ra.”