1

Ứng viên tổng thống của đảng Cộng Hòa Donald Trump hôm qua đã dùng bài phát biểu ở bang Pennsylvania để công kích các lập trường trước đây về các hiệp định thương mại tự do của đối thủ là bà Hillary Clinton, và nhân đó đề xuất kế hoạch của ông nhằm tạo công ăn việc làm.

Doanh gia tỷ phú cũng chỉ trích các thỏa thuận mậu dịch tự do, đả kích Trung Quốc là thao túng tiền tệ, và ta thán việc thất thoát các công ăn việc trong ngành sản xuất của Hoa Kỳ trong bài phát biểu mà ông nói là có mục đích “công bố nền độc lập kinh tế của nước Mỹ.”

Ông Trump nói: “Kỷ nguyên đầu hàng kinh tế rốt cuộc sẽ chấm dứt. Một kỷ nguyên thịnh vượng mới rốt cuộc sẽ bắt đầu. Nước Mỹ một lần nữa sẽ độc lập.”

Bài phát biểu phần lớn thiếu vắng những lời đả kích cá nhân nhỏ nhen tiêu biểu cho những bài phát biểu sôi nổi và khó đoán trước của ông Trump trong thời gian tranh cử sơ bộ. Nó cũng mang nhiều thực chất hơn so với những lời bình trước đây của ông về nền kinh tế.

Kế hoạch công ăn việc làm

Ông Trump đề ra một kế hoạch 7 bước nhằm đem công ăn việc làm trở lại Hoa Kỳ. Kế hoạch này bao gồm việc Hoa Kỳ rút ra khỏi Hiệp ước Hợp tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương, tức TPP, thương nghị lại các điều khoản của Hiệp định Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ, và bổ nhiệm các nhà thương thuyết mậu dịch để xác định những vụ vi phạm về thương mại của các nước ngoài.

Kế hoạch cũng bao gồm nhiều đe dọa chống lại Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới. Nhắc lại các lời bình trước đây của mình, ông Trump kiên quyết gán cho Trung Quốc nhãn hiệu thao túng tiền tệ và thề sẽ đưa các vụ kiện chống Bắc Kinh cả ở Hoa Kỳ lẫn ở Tổ chức Thương mại Thế giới.

Ông Trump nói, “Nếu Trung Quốc không ngưng các hoạt động bất hợp pháp, kể cả việc đánh cắp các bí mật thương mại của Mỹ, tôi sẽ dùng mọi quyền hợp pháp của tổng thống để giải quyết những tranh chấp thương mại, kể cả việc áp dụng các biện pháp thuế quan.”

Tấn công bà Clinton

TPP có thể là một điểm yếu cho bà Clinton, người 'rất nhiệt tình ủng hộ' thỏa thuận thương mại tự do.

TPP có thể là một điểm yếu cho bà Clinton, người ‘rất nhiệt tình ủng hộ’ thỏa thuận thương mại tự do.

Ông Trump cũng đả kích bà Hillary Clinton về việc trước đây bà ủng hộ hiệp định tự do thương mại TPP mà ông cho rằng sẽ là một “cú đánh chết ngành sản xuất của Mỹ.”

Ông nói: “Bà ấy ca ngợi và vận động cho TPP trong 45 dịp khác nhau và còn gọi hiệp định này là “tiêu chuẩn vàng.”

Trong thời gian làm ngoại trưởng, bà Clinton nhiệt thành ủng hộ TPP, một mục tiêu đối ngoại hàng đầu của chính quyền Obama.

Nhưng trong cuộc vận động tranh cử, bà Clinton lại nói bà không ủng hộ thỏa thuận, và nói rằng cách thức thương nghị thỏa thuận không hội đủ các tiêu chuẩn của bà.

Đây là một vấn đề gây rắc rối cho bà Clinton, và bà đã khiến bà bị đối thủ là Thượng nghị sĩ bang Vermont Bernie Sanders buộc phải lái qua bên trái. Ông Sanders là người theo chủ nghĩa xã hội dân chủ cực lực phản đối các hiệp định thương mại tự do.

Cả ông Trump lẫn ông Sanders từng tuyên bố các hiệp định thương mại tự do như thế là xấu đối với công nhân Mỹ và thường đưa đến tình trạng sản xuất và công ăn việc làm bị chuyển ra nước ngoài.

Bà Clinton ở thế yếu?

TPP có thể là một điểm yếu cho bà Clinton, người “rất nhiệt tình ủng hộ” thỏa thuận thương mại tự do, theo ông Gary Hufbauer, một giảng viên kỳ cựu tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson ở thủ đô Washington.

Ông Hufbauer nói với đài VOA: “Tôi hiểu đường lối thay đổi lập trường của bà đã bị ông Sanders và cánh tả của Đảng Dân chủ đả kích. Nhưng cách thức thương nghị ra sao có thể không khác gì nhiều với những gì bà trông đợi.”

Theo ông Hufbauer, nếu đắc cử, bà Clinton có thể thêm thắt một vài đặc điểm hoa mỹ cho TPP để bảo vệ công nhân Mỹ và làm hài lòng nhiều cử tri tả phái của bà, nhưng ông nói thêm rằng, “Đó sẽ là một bước nhảy rất khó khăn.”

Chưa rõ TPP sẽ nổi lên như một vấn đề quan trọng đến mức nào trong cuộc bầu cử. Nhiều cuộc thăm dò đã liên tục cho thấy một tỷ lệ lớn người Mỹ thậm chí không biết gì về thỏa thuận thương mại tự do, nay còn chưa được phê chuẩn.

Một số công đoàn ủng hộ bà Clinton

Cũng chưa rõ liệu các công đoàn lớn có ủng hộ ông Trump hay không, vì ông là người có một thành tích không nhất quán về mậu dịch và các chính sách kinh tế, theo ý nghĩa của nhiều công nhân.

AFL-CIO là liên đoàn lao động lớn nhất trong nước đã dành sự ủng hộ cho bà Clinton.

Ông Tim Waters, giám đốc chính trị quốc gia của tổ chức Liên hiệp Công nhân Thép, nói với đài VOA rằng công đoàn của ông sẽ ủng hộ bà Clinton và “đó thậm chí không phải là một câu hỏi đặt ra.”

Ông nói, “Bà Clinton hơn hẳn ông Donald Trump khi nói về các vấn đề quan trọng nhất đối với các thành viên và công ăn việc làm của chúng tôi. Bất cứ ai khoe khoang về việc dùng thủ thuật khai khánh tận, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp nhỏ và công nhân, bất cứ ai khoe khoang về cách thức làm tiền kiểu ấy và lừa lọc hệ thống đều không đáng tin cậy.”

Được hỏi liệu ông có tin bà Clinton thay đổi lập trường về TPP để tạo thuận lợi chính trị hay không, ông Waters nói, “Tôi tin lời bà ấy. Tôi tuyệt đối tin tưởng bà.”

Ông nói, “Bà ấy có thể ủng hộ khái niệm một thỏa thuận mậu dịch lớn cho Vành đai Thái Bình Dương, nhưng cái xấu luôn tàng ẩn trong chi tiết của các thỏa thuận thương mại đó, và một khi nó xuất đầu lộ diện, thì bà ấy nói bà ấy không thể ủng hộ nó.”

Trung Quốc

Ông Trump bị cáo buộc là đạo đức giả khi nói về Trung Quốc.

Ông Trump bị cáo buộc là đạo đức giả khi nói về Trung Quốc.

Ông Waters cũng cáo buộc ông Trump là đạo đức giả khi nói về Trung Quốc, vì cho rằng ứng viên tổng thống của đảng Cộng Hòa này chỉ mới đây mới bắt đầu đả kích các chính sách kinh tế của Trung Quốc.

Ông Waters dẫn chứng: “Chưa hề một lần nào ông góp ý hay ủng hộ bất cứ cuộc tranh chấp nào chúng ta đã có ở Ủy ban Thương mại Quốc tế hay bất cứ nơi nào khác khi có liên quan đến việc Trung Quốc gian đối hay thao túng tiền tệ hay bất cứ điều gì mà ông nói là ông cực lực chống đối.”

Nhưng hôm qua, bài phát biểu của ông Trump đã nhắm đặc biệt vào Trung Quốc, và đề cập đến nước này 12 lần trong khi phát biểu. Trung Quốc đã có phản ứng giận dự trước những lời bình trước đây của ông Trump và đã gợi ý sẽ trả đũa nếu ông Trump thực hiện bất kỳ lời hứa hẹn nào về các biện pháp trừng phạt.

Có nhiều phần chắc ông Trump sẽ không có khả năng thực hiện nhiều lời đe dọa đối với Trung Quốc vì ông sẽ cần đến hậu thuẫn của Quốc Hội. Tuy nhiên, ông Trump có nguy cơ mở đầu cho một cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc, theo nhận định của ông Anil Gupta, giáo sư và kinh tế gia tại trường Đại học Maryland.

Ông Gupta nói: “Nếu ông ấy chỉ làm phân nửa những điều ông tuyên bố sẽ làm trong cương vị tổng thống, có liên quan đến các chính sách thương mại, thì cơ bản là ông ấy sẽ mở màn cho một cuộc chiến tranh thương mại. Và nếu bắt đầu một cuộc chiến tranh thương mại, thì tất cả mọi người đều thua thiệt.”

vietditru

vietditru

Posted by vietditru

: