Một lần nữa, ông Obama trở thành kẻ bất lực và yếu đuối trong việc “trị quốc”: không thể làm gì được Snowden cũng như không thể giải quyết được vụ rò rỉ thông tin, người ta bắt đầu nhìn thấy ở ông một vị tổng thống mềm yếu.
Cali Today News – Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama có lẽ sẽ mong ước năm 2013 quay trở lại, mặc dù vẫn chưa rõ liệu ông có thể thay đổi được điều gì hay không.
Năm 2013 được bắt đầu bằng lời hứa của ông: biến xã hội Mỹ trở thành một xã hội bình đẵng hơn về mặt kinh tế và ý thức xã hội. Và rồi ông kết thúc “năm hứa hẹn” ấy bằng lời xin lỗi và những lời sáo rỗng.
Luật kiểm soát súng lỏng lẻo, cải cách thuế, cải cách nhập cư, ngân sách quốc gia, tất cả đều thất bại vào năm 2013. Ngay từ đầu năm nay, bất kỳ hy vọng rằng ông sẽ dành được việc hỗ trợ từ hai đảng chính trị có bất kỳ sáng kiến nào của ông đưa ra cũng đã nhanh chóng bị đập tan bởi đảng Cộng Hoà, theo lời của Thượng Nghị sĩ Pat Toomey thì đảng này không có ý định nhường chiến thắng cho vị tổng thống của Hoa Kỳ.
Và rồi, như là một thảm hoạ cuối cùng của năm, ông đã làm hỏng việc triển khai chương trình chăm sóc sức khỏe Affordable Care Act (hay còn gọi là Obamacare). Chính điều này đã làm tụt giảm số người ủng hộ ông xuống. Nếu như hồi tháng Một, ông tự hào vì nhận được 52% sự ủng hộ thì đến thời điểm hiện tại, tháng 12, con số những người ủng hộ ông chỉ còn 39%, mức thấp nhất trong sự nghiệp làm tổng thống của ông.
Một nhà khoa học chính trị tại Đại học Denver, ông Peter Hanson, đưa ra nhận định: “Trong chính sách đối nội, mục tiêu chính của ông Obama vẫn chưa thực hiện được.”
Photo Courtesy: JIM WATSON/AFP/Getty Images , Postmedia News
Thế nhưng chính sách đối ngoại có vẻ tươi sáng hơn đôi chút khi mà ông Obama đã giữ được Mỹ tránh khỏi cuộc nội chiến ở Syria trong khi giải giáp thành công chế độ Assad cùng với vũ khí hoá học của nó. Tuy nhiên, để giành chiến thắng này, ông cần sự can thiệp bất ngờ của Nga. Người ta cho rằng đó là do sự may mắn, nhưng dù sao đi nữa, đó vẫn được xem là một thành công của ông.
Ông đã cùng với năm cường quốc khác trên thế giới ký một thoả thuận với Iran, giúp Israel và Trung Đông được an toàn hơn.
Vụ Edward Snowden lại tiếp tục trở thành một vấn đề lớn của chính phủ Hoa Kỳ: người Mỹ và người dân một số quốc gia khác khám phá ra rằng chính phủ của họ đã giám sát những cuộc điện thoại của họ, thẻ tín dụng, email, tài khoản Facebook, Twitter, …
Một lần nữa, ông Obama trở thành kẻ bất lực và yếu đuối trong việc “trị quốc”: không thể làm gì được Snowden cũng như không thể giải quyết được vụ rò rỉ thông tin, người ta bắt đầu nhìn thấy ở ông một vị tổng thống mềm yếu.
Những thảm hoạ của vị tổng thống không thể hoàn toàn đổ lỗi cho đảng Cộng Hoà. Cho triển khai chương trình Obamacare trong khi trang web chưa sẵn sàng, ông đã làm lãng phí những lợi thế mà ông có được khi ông kiên quyết chống lại sự kiện chính phủ bị đóng cửa hồi tháng Mười gây nên bởi đảng Cộng Hoà.
Người ta gọi đây là cuộc chiến đầy mỉa mai giữa tổng thống và đảng Cộng Hòa, chính ông Obama đã dâng chiến thắng cho đảng Cộng Hoà khi mà trang web của ông đã “chết đứng” ngay từ lúc mới sinh.
Chưa dừng lại ở đó, ông Obama còn thất bại trong việc giải quyết sự bất bình đẳng trong kinh tế. Đại đa số người Mỹ đang làm việc nhiều hơn nhưng thu nhập thì thấp.
Ông Obama đã từng hùng hồn trong một bài phát biểu: “Một cô bé được sinh ra trong cảnh nghèo đói ảm đảm cũng có cơ hội như bao người khác để đạt được thành công.” Thế nhưng câu nói này của ông đã nhanh chóng trở thành lời sáo rỗng khi mà tất cả người dân Mỹ để biết rằng hoàn cảnh kinh tế của cô gái đó vẫn không tốt hơn là bao nhiêu. Thậm chí là trở nên tồi tệ hơn.
Dấu hiệu cho thấy rõ rệt sự thất bại của ông Obama chính là khoảng cách trong thu nhập quốc dân. Một nghiên cứu của nhà kinh tế học Emmanuel Saez Berkeley cho thấy kể từ năm 2008, thu nhập của nhóm 1% người dân (giới giàu có) tăng lên 31% trong khi 99% dân số còn lại tăng lên với một mức ít ỏi 0.4%
Điều này có nghĩa rằng người giàu thì giàu lên còn người nghèo thì ngày càng gặp nhiều khó khăn hơn để bắt kịp với những gì họ đã có năm năm trước đây.
Cuộc đại suy thoái năm 2008 đã xoá sổ tất cả những lợi ích thu nhập được thực hiện bởi 99% dân số kể từ năm 2002, trong khi 1% còn lại không chỉ giữ lại hầu hết những lợi ích của họ mà còn tăng lên đáng kể.
Tăng mức thuế đánh vào người giàu là một trong những cách để lấy lại thăng bằng cho tầng lớp thấp và trung bình. Tuy nhiên, một thực tế trớ trêu là những người giàu có vẫn chỉ phải trả mức thuế thấp hơn so với những quản gia, đầu bếp và nhân viên dọn vệ sinh của họ.
Mức lương tối thiểu của liên bang đã không hề nhúc nhích trong nhiều năm liền, vẫn là con số 7.27 Mỹ Kim/ giờ. Một người được trả mức lương tối thiểu của liên bang và làm việc full – time chỉ kiếm được 15,080 Mỹ Kim/năm, dưới mức nghèo khổ của một hộ gia đình. Đạo luật tiền lương tối thiểu 10.10 Mỹ Kim/ giờ của ông Obama vẫn chưa được đưa lên đến thượng viện.
Vào hồi tháng trước, trong một cuộc họp với các nhà tài trợ giàu có ở Los Angeles, ông đổ lỗi cho sự thiếu tiến bộ trong đảng Cộng Hoà đã kiểm soát Hạ viện: “Rào cản lớn nhất và trở ngại nhất mà chúng ta có hiện nay là Quốc hội, và đặc biệt là Hạ Viện.”
Sự phân chia giữa đảng Dân Chủ và đảng Cộng Hoà dường như đã quá lớn, đến nỗi sẽ không thể kết nối hai đảng này bằng đàm phán.