Nguyễn Kim Loan được gặp cha là ông Donald Bayler lần đầu tiên trong đời tại phi trường quốc tế Spokane, tiểu bang Washington ngày 2 tháng 7, 2017. (Colin Mulvany /The Spokesman-Review)

SPOKANE – Tại phi trường quốc tế Spokane ở miền đông của tiểu bang Washington, Nguyễn Kim Loan cầm bó hoa hồng ép sát vào ngực. Cô quan sát dòng người đang bước qua cánh cửa từ một chuyến bay vừa đáp xuống. Mắt cô tìm kiếm một khuôn mặt của một người đàn ông lớn tuổi.

Đó là đoạn mở đầu của một bản tin đăng trên nhật báo Spokesman-Review mới đây, về buổi hội ngộ đầu tiên giữa một phụ nữ mang hai dòng máu Mỹ-Việt với cha ruột của cô. Người cha đã đáp một chuyến bay đến Spokane để gặp Loan.

Trong lúc ngóng cổ tìm kiếm một người trong đám đông rời phi cơ, cô Loan thỉnh thoảng phải thỉnh thoảng trả lời các câu hỏi bằng tiếng Việt từ mấy thân nhân đang đứng cạnh cô. “Có phải ông đó không?” “Không,” cô lắc đầu.

Đến khi thấy một người mà cô nhận ra, cả hai đều nở một nụ cười rộng giống nhau. Đến lúc đó Nguyễn Kim Loan bước tới và ôm chầm lấy người đàn ông lớn tuổi.

Đó là lần đầu tiên cô Loan, 46 tuổi, được gặp cha của cô.
Ông Donald Bayler, nói, “Tôi quá vui mừng.” Đứng bên cạnh Loan vào trưa Chủ Nhật, 2 tháng Bảy vừa qua là chồng và các con của LOan, tức là con rể và các cháu ngoại của ông Donald.
Đây là cuộc hội ngộ hiếm có trong gần năm thập niên, được xảy ra một phần lớn là nhờ công của ông Jimmy Miller, người sáng lập hội Amerasians Without Borders (Con Lai Mỹ Không Biên Giới). Hội phi vụ lợi này cung cấp thử nghiệm DNA miễn phí dành cho những người con lai gốc Việt Nam, nhằm giúp họ tìm ra cha ruột từ cuộc chiến kết thúc hơn bốp thập niên trước.

Đặc biệt hơn nữa, chính ông Jimmy Miller đã bảo trợ cho gia đình cô Nguyễn Kim Loan được đến Mỹ vào năm 2011 và định cư tại Spokane. Một thời gian sau ông cho thử nghiệm DNA của Loan để tìm xem có cựu chiến binh Hoa Kỳ nào có DNA phù hợp với cô.

Vào năm 2015, ông Jimmy và cô Loan cho nộp bản kết quả DNA đầu tiên vào danh sách quốc gia. Họ chờ đợi mà không thấy có kết quả phù hợp với ai. Đến tháng Hai năm nay, họ gởi lại một lần nữa, và họ vui mừng lẫn ngạc nhiên khi biết DNA của Loan đã phù hợp với một ông 68 tuổi đang sống ở miền nam nắng ấm Florida, trong thành phố Fort Lauderdale. Tình cờ là vào thời gian đó, ông Donald và vợ Pam Bayler đã thử tìm kiếm nguồn gốc gia phả của họ. Hai ông bà này cũng nộp DNA, và rồi khám phá gia phả có thêm những người mà họ không ngờ tới.

Cùng đến phi trường Spokane với chồng hôm Chủ Nhật vừa qua, bà Pam nói, “Chúng tôi thật tình không ngờ tìm được cô này.” Bà cười vui vẻ trong lúc ôm eo cô Loan.
“Quá bất ngờ với tôi,” ông Donald Bayler thốt lên.

Ông Donald Bayler từng phục vụ trong binh chủng Không Quân khi ông gặp mẹ của cô Loan. Ông từng thực hiện nhiều phi vụ tại Việt Nam.

Sau khi rời quân đội năm 1973, ông đến sống ở Florida, nơi ông gặp bà Pam Bayler. Họ có con và ba cháu nội ngoại. Với thêm ba đứa con của cô Loan thì giờ đây ông bà Bayler có tổng cộng sáu đứa cháu.
“Gia đình tôi nay tăng gấp đôi,” ông Donald Bayler nhận xét.

Ông Jimmy Miller cho biết hiện nay Việt Nam vẫn còn khoảng 400 người lai Mỹ. Cá nhân ông cũng là một người Mỹ lai Việt Nam. Ông dọn đến Spokane năm 1989, sau khi chính phủ Hoa Kỳ thông qua American Homecoming Act (Luật Đón Nhận Người Mỹ Về Nhà) năm 1987. Luật này cho phép Mỹ đón nhận những đứa trẻ con lai từ Việt Nam. Từ năm 2013, ông Jimmy Miller dành cuộc đời để kết nối những người như trong trường hợp của cô Nguyễn Kim Loan.

Nói về sự hội ngộ giữa Loan và cha, ông Jimmy cho biết, “Trường hợp này rất hiếm. Thỉnh thoảng chúng tôi tìm ra người cha của đứa con lai Mỹ, nhưng lúc đó thì người cha đã qua đời. Thỉnh thoảng chúng tôi có được trường hợp may mắn như của cô Loan đây.”

Loan cho biết mẹ của cô vẫn sống ở miền Nam Việt Nam. Tuy nhớ nhà, nhưng cô thích sống ở Mỹ. Cô nói lời kết trong bài viết của nhật báo Spokesman-Review, “Tôi luôn luôn mong được gặp cha của mình.

vietditru

vietditru

Posted by vietditru

: