Chuyện Đức phải bồi thường cho Hy Lạp về những thiệt hại trên mọi phương diện mà Đức quốc xã gây ra cách đây hơn 70 năm là một thực tế lịch sử, đã từng được xử lý nhưng đồng thời vẫn tồn tại dai dẳng. Đây là chuyện cũ nhưng đã trở thành chuyện mới trong bối cảnh hiện tại ở Hy Lạp và trong quan hệ đang không yên hòa giữa hai nước.

1-1-hy-lap-reuters-500_lols_knzoThủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras (trái) và Thủ tướng Đức Angela Merkel trong một cuộc họp báo ở thủ đô Berlin, Đức – Ảnh: Reuters 

Năm 1960, chính phủ Tây Đức với tư cách là nhà nước kế thừa Đức quốc xã đã dựa trên Hiệp ước London về xử lý nợ liên quan đến Thế chiến 2 để bồi thường cho Hy Lạp 115 triệu mác Đức (DM). Chính quyền Athens hiện cho rằng mức bồi thường phải lớn hơn thế rất nhiều, cụ thể là 278,7 tỉ euro. Yêu sách này đã bị Phó thủ tướng, Bộ trưởng Kinh tế Đức Guenter Gabriell bác bỏ thẳng thừng.
Bên nào cũng có cái lý riêng của mình. Chuyện cũ được thời sự hóa bởi giữa Hy Lạp và Đức nói riêng cũng như giữa Hy Lạp với EU, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) nói chung đang có cuộc chơi gây áp lực lẫn nhau. Hy Lạp cần tiền từ bên ngoài để thoát nguy cơ vỡ nợ trong thời gian tới nhưng không muốn bị “bảo gì nghe nấy”. EU, ECB và IMF thì sẵn sàng cứu trợ Hy Lạp nhưng đi kèm nhiều điều kiện. Hy Lạp dùng chuyện cũ để làm găng với Đức vì Đức là thành viên EU có quan điểm cứng rắn nhất và có tiếng nói quyết định nhất trong vấn đề cứu trợ. Vì thế, chuyện cũ được đặt ra để làm công cụ mặc cả và gây áp lực trong cuộc chơi mới.

Thảo Nguyên

khahan

Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng!

khahan

Posted by khahan

:

Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng!