(TNO) “Đông Nam Á quan sát chuyến thăm châu Á của Tổng thống Mỹ lần này với băn khoăn rằng Barack Obama giờ là ai sau cuộc bầu cử giữa kỳ, và muốn xem liệu ông có khả năng và nguồn lực chính trị để thực hiện các cam kết trước đó hay không”, ông Ernest Bower, cố vấn cấp cao về châu Á của CSIS nói.

fac67c00fab027ca2ba8d823d1bd38f80a3b6f8a_NEAWChủ tịch Trung QuốcTập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Obama – Ảnh: Reuters 

Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ lên đường sang Trung Quốc tham dự Hội nghị thượng đỉnh diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) hôm nay 9.11, mở đầu cho chuyến công du đầy khó khăn nhằm khẳng định chiến lược tái cân bằng ở khu vực này, theo AFP ngày 9.11.

Tổng thống Mỹ sang châu Á trong bối cảnh đảng Dân chủ vừa thất bại trong cuộc bầu cử giữa kỳ. Ông Ernest Bower, cố vấn cấp cao về châu Á tại trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS) nhận định “đây sẽ là một chuyến công du đầy khó khăn cho tổng thống”.

Ông Bower nói thêm: “Tôi nghĩ Đông Nam Á đang quan sát chuyến thăm này và khi ông ấy đến, họ sẽ băn khoăn rằng Barack Obama giờ là ai sau cuộc bầu cử giữa kỳ”, “họ sẽ muốn xem liệu ông ấy có còn khả năng và nguồn lực chính trị để thực hiện các cam kết trước đó hay không”.

Tuy nhiên, chuyến công du lần này cũng là cơ hội để ông Obama gắn kết với châu Á. Cố vấn An ninh quốc gia Susan Rice ngày 7.11 khẳng định: “Tổng thống vẫn cam kết với châu Á về chiến lược tái cân bằng và việc thực thi cam kết đó sẽ là ưu tiên hàng đầu trong suốt nhiệm kỳ 2”. “An ninh và sự thịnh vượng của Mỹ ngày càng gắn bó chặt chẽ với châu Á-Thái Bình Dương”, bà Rice nhấn mạnh thêm.

Ngoài việc tham dự hội nghị thương đỉnh kéo dài 2 ngày với lãnh đạo 21 thành viên APEC, khai mạc vào ngày 10.11 tại Bắc Kinh, ông Obama sẽ có các cuộc gặp riêng với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào hai ngày sau đó.

Những quan tâm hàng đầu của ông Obama trong các cuộc hội đàm với giới chức Trung Quốc xoay quanh vấn đề tội phạm mạng, căng thẳng lãnh thổ do các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông và vấn đề nhân quyền.

Bên cạnh đó, Tổng thống Mỹ sẽ có cuộc gặp với người đồng cấp Nga, ông Putin để bàn về tình hình bất ổn đang diễn ra tại Ukraine. Ngoài ra, ông Obama sẽ gặp lãnh đạo các đồng minh khu vực, trong đó có Thủ tướng Úc Tony Abbott, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, và có cuộc hội đàm đầu tiên với tân Tổng thống Indonesia Joko Widodo. Đây là dịp để Tổng thống Mỹ trực tiếp củng cố mối quan hệ với các đồng minh.

Sau đó nhà lãnh đạo Mỹ sẽ rời Bắc Kinh sang Myanmar để tham dự Hội nghị cấp cao Đông Á tại Naypyidaw. Đây là chuyến công du thứ 2 của ông Obama tới nước này.

Nhà lãnh đạo Mỹ sẽ gặp Tổng thống Thein Sein và lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi với nỗ lực bình thường hóa quan hệ với nước này, tiến tới dỡ bỏ hầu hết các biện pháp cấm vận của Mỹ vốn được áp dụng với chính quyền quân sự cũ. Tuy nhiên, Aung San Suu Kyi cho rằng tiến độ cải tổ đang rất chậm và Washington đã quá lạc quan về quá trình cải tổ ở đây.

Ngày 15-16.11, Tổng thống Obama sẽ tới Úc để tham gia hội nghị thượng đỉnh G20 tại thành phố Brisbane (bang Queensland, Úc) cùng với lãnh đạo các nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Trong bối cảnh các cuộc khủng hoảng vẫn đang tiếp diễn tại Iraq, Ukraine và Syria, chuyến công du của Tổng thống Mỹ được xem là nỗ lực tái cân bằng quan hệ với các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương, trụ cột trong chính sách đối ngoại của ông.

Ngọc Mai

khahan

Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng!

khahan

Posted by khahan

:

Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng!