JỚI-THIỆU
Tất cả những đoạn thơ Việt trích ra trong bài này đều đến từ kí-ức của tôi khi tôi còn là học-sinh Trung-học Đệ Nhất Cấp cho nên không thể tránh khỏi có những lỗi-lầm. Tôi xin cảm ơn một vài đồng-ngiệp đã đọc và chỉnh lại những chỗ nhớ sai. Đó đây có thể vẫn còn vài lỗi, tôi xin chịu trách-nhiệm về những thiếu-sót này.
Ngoài ra, trong chuyên-luận này (fần một), tôi triệt-để khai-thác hai tác-fẩm quan-trọng của Nietzsche là Geburst der Tragödie (Sự ra đời của Bi-kịch Hi-lạp) và Die Fröhliche Wissenschaft (Đạo-vui Trên Đời). Hai tác-fẩm này liên-hệ vời nhau và bổ-túc cho nhau về quan-niệm ngệ-thuật Nhạc-kịch của Richard Wagner. NQ.
Chiêu-quân nếu mãi người Cung-Hán;
Thi-tứ tìm đâu nét tủi hờn?
Hồ Zếnh
ZÀN-BÀI
A. Cảm-thức
B. Cái-đẹp đến từ Quan-năng
C. Cái-đẹp trong Ngệ-thuật: Trường-hợp Nhạc-kịch của Wagner
D. Từ Đối-tượng Đẹp đến Í-niệm Đẹp trong Nghê-thuật
E. Nietzsche bàn về Cái-đẹp trong Nhạc-kịch của Wagner và Thẩm-mĩ thời Lãng-man Đức (German Romanticism)
F. Mấy ví-zụ về Cái-đẹp Bi-thảm trong thơ Việt
A. CẢM-THỨC
Trong cuốn Die Fröhlich Wissenschaft, Nietzsche có đăng một số thơ, trong đó có bài tên là Hoàng-tử Tung Cánh-Chim (Prinz Vogelfrei). “Vogel” có ngĩa là “chim”, và “frei” có ngĩa là “tự-zo”. Người Việt thường nói “như cánh chim trời”, tức là “fóng-túng, tự-zo”. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Zu cũng miêu-tả Từ-Hải là con-chim tự-zo và có chí cao.:
Cánh Hồng bay bổng tuyệt vời
Cũng trong tác-fẩm trên Nietzche có một bài thơ tên là Tặng Luồng Jó Bắc thổi Sông Rhône (An den Mistral) và fụ-thêm Môt Bài Ca cho Khiêu-vũ (Ein Tnazlied), như sau:
Tanzen wir tausend Weisen
Tôi fỏng-zịch là:
Vũ đi, vũ đến vô-cùng.
Tôi tự hỏi có lẽ vũ-điệu ấy fải tuyệt vời lắm, và vũ-công cũng fải tài-tình lắm, thêm vào say mê cuồng nhiệt biểu-ziễn cái đẹp của nó, cho nên mới “điên lên” như vậy. Đúng thế, có người mê vũ-điệu này, người khác mê vũ điệu khác. Tôi thích nhìn vũ Flamenco và Múa Bụng.
Nếu chuyển câu thơ Đức trên sang Anh-ngữ, tôi sẽ viết là:
Dance for thousands of different ways.
Nhưng Walter Kaufmann đã zịch là:
Dance on myriad backs a season
Là một học-jả lẫy lừng nhất về Triết-học của Nietzsche, Kaufmann tới Hoa-kì trong tuổi thiếu-niên và trở thành Jáo-sư Triết-học tại Princeton University, ông nắm vững cả hai ngôn-ngữ Đức-Anh cho nên chúng ta fải kính-trọng ông. Zịch văn-thơ là một việc làm khó tả. Các nhà zịch-thuật lừng zanh thường xác-định rằng “zịch-văn luôn luôn là một suy-ziễn để làm sáng-tỏ tư-tưởng của tác-jả, chứ không fải zịch từng chữ, từng câu.” Tuy-nhiên, nhận-định này chỉ cho fép những người chuyên-môn và rất tài ba, chứ không fải ai cũng làm được.
Sau đây là vấn-đề của tôi. Thuật-ngữ “die Weisen” là zanh-từ số-nhiều của “Weise” có ngĩa là nhiều cách, không cách này thì cách kia. Câu “Dance on myroad backs a season” của Kaufmann chắc chắn rất thuận-tai Anh-Mĩ. Hơn nữa những bản zịch từ Đức-ngữ sang Anh-ngữ của Kaufmann đã được một vài đồng-ngiệp lỗi-lạc như Kevin Ashley và Siegwart Lindenberg nhuận sắc. Zo lẽ ấy já-trị của câu tiếng Anh không chỉ hay về ngữ-fáp mà không ngịch với nguyên-bản tiếng Đức. Nếu so sánh việc làm của tôi với việc làm của Kaufmann thì chắc-chắn Kaufmann hơn tôi qúa xa.
Tuy-nhiên, nhìn vào nguyên-bản chúng-ta không thấy có chữ “Jahrestzeit” hay “Saison”. Như vậy, zo đâu Kaufmann suy chữ “seasons” ra từ “Weisen”? Thế là chúng-ta đã lạc bước vào cái-đẹp fức-tạp của ngôn-ngữ, tư-tưởng và ngệ-thuật.
Hai trong số những nét thông-minh của con người là khả-năng nhìn ra cái-đẹp và sáng-tạo ra cái-đẹp trong Ngệ-thuật cũng như trong Khoa-học. Cả hai khả-năng này loé ra từ uyên-nguyên (Idea), nhưnng chỉ cụ-thể và fong-fú qua kinh-ngiệm và thức-tỉnh ở mỗi cá-nhân, đặc biệt nơi những người jầu cảm-thức và sáng-tạo. Vì vai-trò của văn-hóa và xã-hội có ảnh-hưởng tới sự fát-triển của trí thông-mình, cho nên Thẩm-mĩ có tính chung (Universality) và tính riêng (Particularity).
Như vậy, chúng ta sẽ không định-ngĩa “Đẹp là jì?” và “Thế nào là Đẹp?” để tránh những hiểu-lầm là những định-ngĩa ấy đền từ í-niệm tổng-quát (Ideas), chứ không fải đến từ kinh-nghiệm (concepts) cá-nhân. Ngay cả kinh-ngiệm thẩm-mĩ (concepts) đã fần nào trở thành nguyên-lí vẩn chưa fải là “khuôn-vàng, thước-ngọc”. Chỉ có đối-tượng thẩm-mĩ khiến cho quan-năng và trí-tuệ của mỗi người trong chúng-ta suy-ngẫm mà thôi. Bởi thế, chúng ta sẽ không bàn tới cái đẹp theo Luận-lí Căn-bản Deductive hay Inductive bởi vì sẽ có câu hỏi thế nào là theo lẽ tự-nhiên (a priori). Cái-đẹp là í-niệm trong khoảnh-khắc hay trong vĩnh-cửu? Ngay tại đây, câu trả lời là “Cái đẹp đến trong khoảnh-khắc”, và ít nhiều là ảo-tưởng (illusions). Nếu một Cái-đẹp, ví-zụ trong âm-nhạc, quá lôi cuốn đến độ khiến thính-jả nhẩy tưng tưng và la hét “như cha chết mẹ chết”, thì Nietzsche gọi hiện-tượng này là ảo-tưởng tâm-tình Dionysus (Nietzsche, Geburst der Tragödie, [21] p. 139). Chính ảo-tưởng tâm-tình Dionysus có sức thuyết-fục người nge nhạc đi tìm niềm-vui vĩnh-cửu trong cuộc đời. Theo Nietzsche, chúng-ta không tìm “vĩnh-cửu” này trong hiện-tượng, vì “vĩnh-cửu” nằm ở fía sau hiện-tượng (Nietzsche, Geburst der Tragödie, [17], p. 104). Tìm niềm-vui vĩnh-cửu bằng cách nào? Cả hai Schopenhauer và Nietzsche đề ngị rằng chúng-ta tìm bằng fương-fáp “trầm-tư trong iên-lặng” (principium individuationis).
Ảo-tưởng của của Cái-đẹp hay Thẩm-mĩ thuộc về thế-jới mộng-mơ, tức là nằm trong sáng-tạo ngệ-thuật. Ở đây Nietzsche nhấn mạnh vào ngệ-thuật điêu-khắc cổ của Hi-lạp và thơ. Trong mơ chúng-ta chỉ để í đến hình-ảnh. Ở lúc gay cấn nhất của hình-ảnh chúng ta thấy Cái-đẹp ấy chẳng qua cũng chỉ là hiện-tượng mà thôi. Đó là kinh-ngiệm riêng của Nietzsche ( Nietzsche, Geburst der Tragödie, [1], p. 34).
Có thể nói ai mà chả thích Cái-đẹp, zù là có ít nhiều chủ-quan. Nhưng khi Cái-đẹp liên-quan tới “thánh-thiện” thì câu hỏi sẽ là “Já-trị nào cho chúng-ta biết rõ thế nào là Đẹp thánh-thiện”? Í-niệm về “thánh-thiện” có tính uyên-nguyên (Idea) hay đến từ khái-niệm luân-lí của văn-hóa? Zo lẽ trên không mấy người thích những câu-hỏi đến từ Triết-học. Nhưng có đúng là “mọi người đều thích “thánh-thiện” hay không, như trong câu “La philosophie ne suffit pas au grand nombre. Il lui faut la sainteté”, mà Nietzsche đã trưng ra trong cuốn Geburst der Tragödie. 1
Chúng-ta sống với hiện-tượng. Hiện-tượng hay cái-đẹp làm cho chúng-ta mê-hoặc, rồi từ mê-hoặc hay “mù-loà” chúng-ta say sưa với cái-đẹp. Tức là chúng ta sống trong ảo-tưởng (illusions). Mọi người cùng đứng trước một vẻ đẹp, nhưng mỗi-người có cảm-thụ khác nhau, cho zù nói chung, mọi người đều công nhận đối tượng “đẹp” hiển-nhiên là đẹp, nhưng ảo-tưởng sẽ cho mỗi người thấy vẻ riêng-tư của đối-tượng “đẹp”. Zo đó cái-đẹp đúng là trong mắt của người nhìn.
Trên thực-tế, khi chúng-ta ngắm một bông hoa, thì zường như mọi vẻ của bông hoa ấy tiếp tục mở ra. Trên thực thế chúng-ta đang kinh-ngiệm hay “khám-fá” những vẻ của bông hoa, từng khoảnh khắc. Sự khám fá ra “vẻ” của bông hoa qua thị-jác tạm gọi là “tiếp-cận hình-tượng” (visualization). Một bông hoa “A” được chúng ta chăm chú (visualize), và mỗi khoảnh-khắc chăm-chú chúng-ta khám fá ra một vẻ khác cho nên chúng ta tạm gọi khoảnh-khắc ấy bằng một điểm. Như vậy bông hoa “A” có vô số điểm được khám fá. Nều điểm 1 của “A” vừa được khám-fá, thì điểm 2 của “A” lại được nhận-ziện. Khi ấy điểm 1 hay visualization 1 như biến đi nhưởng chỗ cho điểm 2 của bông hoa. Thế thì, sự tiếp-cận hình-tượng của “A” sẽ được mường-tượng ra thế này: A = 1, 2,…n hay ad Infinitum. Nếu theo cách ziễn-jải về số-học, tức là Luận-lí căn-bản của Wittgenstein, chúng-ta gọi bông-hoa A là một thực-thể, không ăn-nhằm jì tới suy-ziễn bên-ngoài, tức người ngắm bông-hoa A. Cách nhìn này rất fù-hợp với í-niệm “Ding an sich” của Kant. Chúng-ta có thể zựa trên cuốn Remarks on the Foundations of Mathematics Wittgenstein để ziễn-tả trường-hợp của bông-hoa A na ná như sau. Nếu gọi bông-hoa A bằng con số 72, chúng ta sẽ suy-ziễn như sau:
72 = 8 x 9 .Theo đó, 8 x 9 là cách ziễn-tả vận-hành của 72
Hoặc 72 = 12 x 6 . Theo đó, 12 x 6 là cách ziễn-tả vân-hành của 72.
Cả hai trường-hợp trên cũng cho chúng-ta thấy, “A” không hề đổi thay còn cách tính là suy-ziễn luôn luôn có jới-hạn. Trên thực-tế, chúng ta không biết trước được đâu là điểm jới-hạn của suy-ziễn. Chúng-ta cũng fải khẳng-định rằng tuy cách suy-ziễn của Toán-học rất sắc bén nhưng những con-số ziễn-tả vận-hành lại không cho chúng-ta thấy đời sống của tâm-lí, một điều rất hiển-nhiên trong Thẩm-mĩ. Chúng-ta nói: “Tôi thấy bông-hoa A đẹp” có ngĩa “Tôi cảm-thấy bông-hoa A đẹp.” Chứ không thế nói “Tôi biết bông-hoa A đẹp”.
Trong trường-hợp trên, động-từ “Thấy” chỉ vào cảm-quan, chứ không tương-đương với động-từ “biết”, một tình-trạng của nhận-thức (cognition). Zo lẽ đó, những con-số suy-ziễn hay vận-hành 8,9,12, và 6 chỉ áp-zụng vào số-học rất an-toàn, nhưng không cho chính người cảm-xúc thấy được chiều sâu của cảm-thụ trong không-jan-thời-jan và vận-chuyển. Để thông-cảm với những đức-tính này, chúng ta fải ziễn-tả ra, ví-zụ trị-số đúng của nhận-thức và tình-cảm trong không-jan và thời-jan ở những con số 8,9,12, và 6. Nhưng việc này không những qúa khó mà con vớ-vẩn.
Như vậy, con số 72 là thực-tại của Toán-học không thể đổi-thay zù cho những con số vận-hành bên tay mặt có đủ minh-chứng của nhận-thức tình-cảm. Chính vì thế Wittgenstein đã hoàn toàn có lí khi ông nhận-định rằng “Luận-lí của Toán-học làm méo mó tư-tưởng của nhà Toán-học và của Triết-ja.” 2
Đúng như đã bàn ở trên, trong khi chúng-ta đang kinh-ngiệm A2, chúng ta không thề trở về kinh ngiêm A1. I như trường hợp ngắm mái tóc đẹp của người iêu, chúng ta không còn ấn-tượng đội mắt đẹp của người iêu nữa., Đôi mắt đẹp kia thuộc về khoảnh-khắc chiêm-ngưỡng trước. Xin gi nhận là chúng-ta đang chiêm-ngưỡng vẻ đẹp hay đang có kinh-ngiệm về vẻ đẹp ấy, và vẻ đẹp hiện ra trong mắt chúng-ta chỉ là hiện-tượng. Muốn hiểu rõ vấn-đề này chúng ta hãy thử hỏi: “Cái đẹp thực-sự (Ding an sich) của đôi mắt ấy là thế nào?” Chưa chắc chúng ta đã trả lời được. Có chăng miêu-tả của chúng-ta về đôi mắt đẹp ấy. Nhưng miêu-tả như thế sẽ bị tình-cảm hay tâm-lí chi-fối.
Hai chữ “Hiện-tượng” ở đây rất khác với quan-niệm Đông-fương. Trong nhận-thức của quan-niệm Đông-fương “Hiện-tượng” đồng-ngĩa với “Ảo-tưởng”. Trong quan-niệm nhận-thức của văn-hóa Tây-fương, hiện-tượng có thực ở trần-jan. Không có vẻ đep A ở trần-jan tức là không có đối-tượng A để ngắm nhìn. Chúng ta sống với hiện-tượng của thực-tại chứ chúng-ta không nắm trọn được thực-tại. Điều này rất tự-nhiên. Chúng-ta ôm người iêu trong tay và chúng-ta fải thành thực thú-nhận với người iêu rằng “chúng-ta chỉ làm vừa lòng người iêu, chứ chúng ta không hiểu người iêu.” Thôi thì chúng ta cứ việc “hót” lên: “Iêu là iêu không bờ bến rồi!” để thỏa-mãn khát-vọng và tránh fiền-nhiễu, Hiển nhiên, “IÊU là một cái ĐẸP” không sao định-ngĩa được và iêu-đương là khía-cạnh tích-cực của hiện-tượng. Yêu vừa có đối-tượng và cũng rất chủ-quan.
Người Tây-fương cũng thừa hiểu là hiện-tượng mang í-ngĩa fù-zu. Nhưng người Tây-fương không đi tìm já-trị Vĩnh-cửu. Nếu như có nguyên-lí về já-tri vĩnh-cửu, chúng ta chỉ cần mang nguyên-lí Vĩnh-cửu ấy ra để làm căn-bản xét mọi já-trị ở trần-jan. Thật là jản-zị. Nếu chúng-ta tin rắng “Có Khởi có Tàn” là một nguyên-lí vĩnh-cửu thì chúng ta fải hiểu rõ hai thực-tại “KHỞI” và “TÀN”. Chúng-ta sẽ viết thế này : KHỞI ᵙ TÀN. Đó là chuyện của nguyên-tắc lí-luận Deductive. Tuy-nhiên, trên thực-tế, vì nguyên-tắc chỉ là cái khung , ví-zụ có p ắt có q là một cái khung lí-luận. Nhưng khi đem zữ-kiện bỏ vào “khung” lí-luận, chúng-ta sẽ có thể có kết-qủa hoàn-toàn vô-ngĩa..
“KHỞI” và “TÀN” đúng là í-niệm về “NHÂN” và “QỦA”. Theo Nietzsche, jiải thích “NHÂN QỦA” chỉ là một lối nói qúa xưa về “hiểu-biết và khoa-học”. Chúng-ta khám-fá ra rất nhiều thứ mà con-người ngây-thơ thủa xưa fân-tích về NHÂN QỦA nhưng chẳng đi đến đâu hết. Ngay cả khi chúng-ta ngiệm từ cái này ra từ cái khác, khả-năng ngiệm ra ấy chẳng có jì gọi là hiểu-biết đích-thực. 3
Nhưng KHỞI và TÀN jống như hai biểu-ượng p ᵙ q, không hề có nội-zung rõ rệt. Sự-thực chúng ta đâu có biết jì về vĩnh-cửu. Ngay cả nguyên-lí “Có Khởi có Tàn” đâu có cho chúng-ta biết rõ cấu-trúc và căn-cơ của KHỞI và TÀN, ngoại trừ hiện-tượng. Zo đó chỉ có một vài nguyên-lí vĩnh-cửu mà thôi. Ví-zụ Tứ ziệu Đế (SINH, LÃO, BỆNH, TỬ) là vĩnh-cửu. Tỉ-lệ vàng 1.618 là vĩnh-cửu, và tỉ-lệ 60 trong hệ-thống Toán-học của Babylon là vĩnh-cửu. 4
Vậy thì, những já-trị khác ở trần-jan đâu có vĩnh-cửu. Fải nói rằng “mọi já-trị đều ở trong lẽ tương-đối và tuỳ thời”. Thế nên, chúng ta sống trong hiện-tượng, với hiện-tượng, và vui cùng hiện-tượng. Hiện-tượng cho chúng-ta thấy nhiều vẻ đẹp não nùng, từ một fụ-nữ đẹp, cho tới fong-cảnh đẹp, từ những công-trình xây-zựng đẹp cho tới cái đep hoảng-hồn của vũ-trụ (astronomical images), hình-ảnh xoáy vòng và mầu sắc rực rỡ của những galaxies xa-xôi mà Khoa-học về vũ-trụ ngày nay đang ngiên-cứu zưới đề-án gọi là Thẩm-Mĩ và Vũ-trụ Học. (Aesthetics and Astronomy). 5
Cứ cho là cái-đẹp có tính hiển-nhiên (a priori) và zo đó chúng ta có thể luận-bàn CÁI-ĐẸP theo lẽ ĐÚNG/SAI, tức ĐẸP và XẤU, thì zường như cái đẹp tuân theo lẽ tất-định (Deterministic), vậy thì tỉ-lệ nào sẽ được zùng để bàn về lẽ tất-định trong cái đẹp? Chúng-ta cũng thấy có những cái đẹp nằm trong lẽ Bất-định (Indeterministic) ở ngay trong thế-jới của cảm-xúc và của trí-tuệ. Và đây là một zịp để chúng-ta bàn về sự khó-lường của cái đẹp trong thế-jan của Lưỡng-tử (Quantum).
Bàn về cái-đẹp của Khoa-học có tính bất-định, chúng ta có thể tạm chọn bài “Visualization Lost and Regained: The Genesis of the Quantum Theory in the Period of 1913-27” của Arthur I. Miller, 6. Trong bài này chúng-ta viết tắt luận-cương trên là VLR. Theo Miller: “Tầm mức quan-trọng của suy-tư sáng-tạo ở chỗ Ngệ-thuật và Khoa-học gặp nhau và được bàn đến kĩ-càng bởi các nhà Khoa-học-Triết-ja trong thế-kỉ Hai-mươi, đó là Bohr, Einstein, và Poincaré. Trong những bài ngiên-cứu của mấy vị này chúng-ta thấy ranh-jới jữa các bộ môn biến mất vì chúng không theo suy-luận deductive hay inductive của khoa Luận-lí Căn-bản, hoàn-toàn zựa vào kinh-ngiệm, mà chúng đi theo suy-tư hữu-hình và suy-tư Thẩm-mĩ.”
B. CÁI ĐẸP ĐỀN TỪ CẢM-QUAN
Thông-thường Cảm-quan (senses) và cái jì gợi-cảm (the sensible) fản chiếu trực tiếp những hiện-tượng trong cuộc đời. Nếu những hiện-tượng ấy đẹp thì theo lẽ tự nhiên (a priori) chúng đẹp. Trầm-trồ khen ngợi cái đẹp là những tán-thán về cái jì gợi-cảm zo quan năng mang lại. Suy ngĩ về cái đẹp là fần của Lí-trí fân tích nhận-thức (Cognition) zo Cảm-quan thu hoạch được. Lúc ấy Cảm-quan và Lí-trí bắt tay nhau “tri-kỉ” như khi Apollo bắt tay Dionysus. (Xin đọc Nietzsche, Geburt der Tragödie/The Birth of Tragedy)
Theo Nietzsche, “tinh-thần Appolo, trong sáng như âm-nhạc, đưa chúng-ta ra khỏi tinh-thần nồng-nàn ở lúc ban-đầu của tâm-tình Dionysus trong truyền-thống Hi-lạp, để chúng-ta thưởng-thức từng vẻ đẹp riêng. Tinh-thần Appolo júp chúng-ta cảm-nhận sâu xa những vẻ đẹp riêng biệt này. Chính những vẻ đẹp này thoả-mãn cảm-quan thẩm-mĩ của chúng-ta và júp chúng-ta vưon-tới những vóc-záng vĩ-đại tuyệt vời. Tinh-thần Apollo cho chúng ta thấy rõ hình-ảnh của cuộc-đời. Với ảnh-hưởng bao la của hình-ảnh, của í-niệm, của đạo-đức và của tình-thương, tinh-thần Apollo lôi con-người ra khỏi sự vong-thân thác-loạn của Dionysus lúc ban đầu, rồi mới đưa con-người trở lại hoạt-động của tinh-thần Dionysus về sau. Có trong Cái-đẹp đam-mê ấy con-người mới thấy mình có một thê-jan riêng, chẳng hạn như thế-jan trong chuyện-tình của Tristan và Isolde. Như thế, chúng-ta tự hỏi, có fải âm-nhạc mới đúng là ngệ-thuật trong tinh-thần Apollo hay không?” .7 Sau này Nietzsche viết một bài ngắn tự xét lại một vài suy-ngĩ sai lầm của ông. Chúng-ta sẽ có zịp bàn đến điểm này.
Ai đã thấy minh-tinh Thẩm Thuý-Hằng và ai đã thấy hình của nữ tài-tử này đều công nhận rằng theo lẽ tuơng-đối cô ta đep trong con mắt người nhìn. Còn những jì đẹp nơi cô zo quần-chúng và ngệ-thuật tạo nên là những vẻ tuy hấp-zẫn nhưng cũng rất mờ tối mà chúng-ta không sao biết được. Khác với ví-zụ này chúng-ta thường nói đến cái-đẹp của Tây-thi, gái nước Việt. Nhưng vì không ai biết mặt mũi Tây-thi ra sao, nên vẻ-đẹp của Tây-thi là Cái-đẹp của Í-niệm Uyên-nguyên, ở một thời điểm qúa xa-xôi, như trong huyền-thoại nên đã trở thành ẩn-zụ, chẳng hạn có jai-thọai đồn rẳng Tây-thi “càng đau bụng càng đep”. Thế thì, cái-đẹp gọi là “ngiêng nước ngiêng thành” mãi mãi chẳng zính-záng jì tới thực-tại, nhưng lại là Í-niệm uyên-nguyên jống như một bóng-ma trong lịch-sử. Bởi vậy, thay vì nói “Đẹp qúa” chúng-ta có thể nói: “Đẹp tới mức gây ra tang-thương binh-lửa”.
C. CÁI ĐẸP TRONG NGỆ-THUẬT:
TRƯỜNG-HỢP NHẠC-KỊCH CỦA WAGNER
Trên thực-tế, một đôi khi đọc lại cuốn Sư Ra-đời của Bi-kịch Hi-lạp sẽ júp chúng-ta thấy rõ já-trị í-niệm Thẩm-mĩ của Nietzsche. Í-niệm này zựa trên Triết-học cổ Hi-lạp về thể-loại Bi-kịch. Bi-kịch của Hi-lạp, trong thờị-đại Hellenism, tạm gọi là Thời Hoa-lệ (400 BC) chủ iếu gồm hai thể chính: Apollo và Dionysus. Apollo nguyên-thủy là Thần Ánh-sáng hay Lí-trí hoá thân trong ngệ-thuật Điêu-khắc của cổ Hi-lạp, với zụng ngữ “Plastic”. Xin gi-nhận, “Art Plastique” zo người Fáp zùng cho Hội-họa và Điêu-khắc là một nhận-định sai-lầm. Tuy nhiên, khi chuyển “Art Plastique” sang Việt-ngữ, vì người Việt học từ Fáp – cho nên “Art Plastique” được fiên-thành “Ngệ-thuật Tạo-hình” . Lạ thay, trong trường-hợp Việt-ngữ, thì ngĩa “Plastique” chuyển sang “Tạo-hình” rất chỉnh, mặc zù người Fáp hiểu sai chữ “Plastique”. Ngày nay người Fáp không còn zùng chữ “Art Plastique” cho hội-họa và điêu-khắc nữa. Họ theo Anh-Mĩ gọi Hội-họa và Điêu-khắc là “Visual Art/ Art visuel”. Còn tinh-thần Dionysus tiêu biểu cho Âm-nhạc, theo ngĩa của Nietzsche, ở vào thời điểm khích-động ban-đầu của tình-cảm. Chúng-ta sẽ bàn kĩ hơn nữa trong fần kết-luận của chuyên-luận này.
Đóng-góp đáng-kể của Nietzsche không ở nơi ông ta jải-thích hai loại ngệ-thuật: Điêu-khắc và Âm-nhạc, mà chính là cảm-quan về cái-đẹp mà chúng-ta thường kinh-ngiệm được trong hai thể: Sung-sướng hạnh-fúc và bi-đát thảm-sầu. Cả hai loại cảm-quan về cái đẹp này không chỉ ziễn ra trên sân-khấu mà ngay trong cuộc-sống của con-người. Chúng-ta băn-khoăn không hiểu vì sao con-người thích ngắm ngắm cảnh hay đọc truyện “tang-thương binh-lửa”. Đây là những thứ đã được lí-tưởng hóa cho thỏa lòng khao-khát của con người. Thế là những chiến-trường đẫm-máu có thật đã trở thành “ảo-tưởng” (illusions). Sắp có chiến-tranh vì ngoại bang đã ở biên-thuỳ và khổ-đau chắc không tránh khỏi, thế mà trong thi-ca khổ đau không thấy, chỉ thấy cái đẹp mà thôi:
Trống Trường-thành lung-lay bóng nguyệt,
Khói Cam-tuyền mờ mịt thức mây,
Chín-tầng gươm báu chống tay,
Nửa đêm truyền-hịch, định ngày xuất-chinh.
Cảnh chiến-trường là những bức-tranh tuyệt-mĩ:
Tên reo đầu ngựa, záo lan mặt thành.
Cảnh chiến-trường đâu fải là chuyện vui, thế nhưng đọc những câu sau, chúng-ta xúc động vì Cái-đẹp, hơn là vì Đau-thương. Nếu đau-tương ziễn ra đúng như sự thật thì không ai chịu nổi. Nhưng zùng ngệ-thuật miêu-tả Đau-thương thì ai cũng khoái. Có thể nói “khóái vì ngệ-thuật và cũng khoái thấy sức tàn-fá gây cảnh đau-thương,”
Hồn tử-sĩ jó ù ù thổi,
Mặt chinh-fu trăng zõi zõi soi
Chinh-fu tử-sĩ mấy người,
Nào ai vạc mặt, nào ai gọi hồn
Ngày nay quần-chúng thích xem ngững fim đâm-chém chính là một hiện-tượng đáng cho chúng-ta tìm-hiểu. Có fải tính-người khát-máu nên khoái xem Cái-đẹp ziễn-tả đau-thương, mặc zù không fải quần-chúng nào cũng có máu sát-nhân?
Điều này đã được Nietzsche bàn tới như sau: Theo Socrates thì con mắt của quái-vật Cyclops tiêu-biểu cho “Bi-thảm” cho nên chúng-ta đừng để tình-cảm của Dinosyus làm chúng-ta điên-zại nhìn vào con mắt đó. Nhưng, theo Plato, chúng-ta chỉ khoái-tỉ nhìn vào con mắt đó khi con mắt đó khi con mắt của qủi được ziễn-tả tuyệt vời trong Bi-kịch mà thôi. 8
Để kết-luận nhận xét này, chúng-ta nên triển lời Kant. Theo Kant: “Cảnh thiên-nhiên trong bão-tố trông rất tuyệt-vời, nếu chúng ta nhìn nó từ một chỗ đứng an-toàn.” Đó là nhận xét của quan-niệm Thức-tỉnh (Enlightenment), mà người Việt zịch theo từ-điển là “Rực-sáng” hay “Ngời-sáng”. Chúng-ta nên-đọc nội-zung tư-tưởng chứ không nên đọc “chữ”, nhất là những “chữ-ngĩa vô-hồn”. Để tránh hiểu lầm chúng-ta fải hiểu Triết-học ấy là jì và ngĩa chữ “Ánh-sáng” là jì.
Chúng-ta cần fân-biệt rõ Cái-đẹp của thực-tại và Cái-đẹp của thực-tại ziễn qua ngệ-thuật.
Những ai đã đến thôn Vĩ-zạ và thấy tận mắt Cái-đẹp của thôn ấy chắc sẽ thấy Cái-đẹp của thôn Vĩ-zạ trong thực-tế khác với Cái-đẹp của thôn Vĩ-zạ trong thơ Hàn Mặc-Tử. Cái-đẹp chúng-ta bàn đến ở đây là í-niệm (concept) đền từ kinh-ngiệm bản-thân. Chúng-ta cứ mãi mãi mông-lung so sánh “Cái-Đep” của thôn Vĩ-Zạ với Cái-đẹp của thôn ấy trong thơ.
Chắc chắn là tôi sẽ không thấy Cái-đẹp của thôn ấy như ngôn-ngữ của Hàn Mặc-Tử và nguợc lại. Nhưng tôi có vấn-đề. Nếu biết chắc rằng Hàn Mặc-Tử đã đến thôn Vĩ-Zạ thì những nét đẹp của thôn ấy đã hoàn-toàn biến-thể để trở thành Cái-đẹp trong ngôn-ngữ thi-ca. Theo nhận xét của Kant, cường-độ cảm-quan về cái đẹp (amplification) trước hết đi từ thực-tại rồi ra ngoài thực-tại. Thay vì đi theo một chiều của nhận-thức về Cái-đẹp ngiệm ra từ Lí-trí, í-niệm “đẹp” về thôn Vĩ-Zạ của Hàn Mặc-Tử đã “hoá-thân” và bay bổng lung-tung.
Tính “sublimation” và “mông-lung” trong bài Thôn Vĩ-Zạ của Hàn Mặc-Tử ở những câu sau đây. Chỗ nào tác-jả nhớ sai, xin được chỉ-zẫn.
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên.
Vườn ai mướt qúa xanh như ngọc.
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Jó theo lối jó, mây đường mây,
Zòng nước buồn thiu, hoa bắp lay.
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?
Mơ khách đường xa, khách đường xa,
Áo em trắng qúa nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân-ảnh
Ai biết tình ai có đậm-đà?
Chỉ trong Thẩm-mĩ chúng-ta mới có cảm-jác “mông-lung”. Có Cái-đẹp nào mà không khiến chúng ta suy ngĩ “mông-lung”? Ngay cả một món ăn ngon cũng để lại trong chúng-ta một cảm-jác rồi trong suy-tưởng (judgment) của chúng ta cảm-jác “ngon” ấy trở nên mông-lung. Chẳng hạn chúng ta “muốn ăn món ngon ấy thêm một lần nữa”.
D. TỪ ĐỐI-TƯỢNG ĐẸP ĐẾN Í-NIỆM ĐẸP TRONG NGỆ-THUẬT
Chúng ta nge một nhận-định (remark) đã trở thành í-niệm (concept) trong hai câu sau đây:
Học trò xứ Quảng ra thi,
Thấy cô gái Huế chân đi không đành.
Mặc zù biết hai câu trên là í-niệm (concept), nhưng tôi vẫn thắc mắc: (a) “Chả nhẽ ở xứ Quảng không có người đẹp?” và (b) “Chả nhẽ cô gái Huế nào cũng đẹp?” Nếu trường hợp (b) không fải cô gái Huế nào cũng đẹp, thì chắn chắn fải có nét jì đặc biệt ở các cô gái Huế đẹp. Vì cảm-nhận về Cái-đẹp cho fép chúng-ta tưởng-tượng, cho nên chúng-ta cần fán-đoán (judgment). Fán-đoán là một khả-năng của Lí-trí, để júp chúng ta biết khi nào chúng-ta qúa “chủ-quan” về Cái-đẹp, và khi nào chúng-ta cố í nâng í-niệm về Cái- đẹp mà chúng ta kinh-ngiệm được lên một kích-thước lí-tưởng tuyệt-vời (sublimation), người Việt thường gọi hiện-tượng này là “bốc lên”, “tôn-vinh”, hay “thần-thánh hóa”.
Chúng ta nên hỏi: “Nét jì gọi là đặc biệt có tính chung cho hầu hết những người đẹp ở một vùng? Ở đây chúng ta có thể tạm zùng fương-fáp “Inductive” mặc zù fương-fáp này không những chỉ tương-đối mà ở một vài trường-hợp không thể áp zụng được, khi một hiện-tượng đẹp lạ xuất hiện khiến chúng-ta fải thay đổi fương-fáp hay cách nhìn Thẩm-mĩ. Tại sao? Tại vì thực-tại có sức quyến-rũ và khuất-fục đến độ mọi kinh-ngiệm của chúng-ta có thể bị đảo lộn. Lúc ấy, chúng-ta có thể thấy rằng kinh-ngiệm của chúng-ta đã có thể bị suy-ziễn sai lầm. Từ sai lầm về suy-ziễn đi đến sai lầm về kết-luận.
Theo nhận xét chung nhưng có thể rất thiển-cận, thì nam jới ở Việtnam thường cho rằng: (1) Người đẹp ở Bắc Việt có nét kiêu-sa; (2) Người đẹp ở Nam Việt như những bức-tượng tuyệt vời, và (3) Người đẹp ở Huế có cái jì huyền-bí khiến người nam trông thấy cứ suy-ngĩa mông lung. Có fải đây là trường-hợp nhận-thức của trai xứ Quảng hay không?
Tuy nhiên, xin thú-thật, đây cũng chỉ là kinh-ngiệm riêng của tôi. Tôi có một vài cô bạn Huế, lối nói, záng đi, cử chỉ và ánh mắt của họ cứ làm tôi suy-ngĩ. Tình cờ, trời cho tôi có một người iêu xứ Huế, tôi càng vẽ chân-zung của cô ấy tôi càng thấy “cái jì làm tôi suy-ngĩ” thêm đậm nét. Tuy nhiên, tôi không thể cho fép tôi đi đến một kết luận nào khác hơn là “hôn cô ấy”. Thế là, tôi vẫn “mù-tịt” về Cái-đẹp”. Quả thế, nếu tôi biết Cái-đẹp và định-ngĩa được Cái-đẹp thì sức lôi-cuốn kì-bí của Thẩm-mĩ không còn nữa.
Câu hỏi về nét đẹp vừa fức-tạp lại vừa mờ-tối bởi vì, theo lẽ tự-nhiên (a priori) cái jì đẹp hiển-hiện rõ ràng. Cho nên chúng ta nói: “Cô ấy đẹp” là đủ.” Nhưng nếu chúng ta nói: “Cô ấy đẹp huyền-bí!” thì xét theo ngữ-học, chúng-ta hiểu thế này: “Cô ấy đẹp” là một cụm-từ, tương-đương với “Her beauty” trong Anh-ngữ; và “huyền-bí” (epithet) tương-đuơng với “essentially a myth” (predicate). Cấu trúc của tiếng Anh và tiếng Việt khác nhau như thế này:
(1) Her beauty is essentially a myth [tiếng Anh đòi hỏi động-từ “IS” để nối “essentially a myth” và “Her beautity” lại với nhau.]
(2) Trong tiếng Việt, “Cô ấy đẹp …….huyền-bí” [tiếng Việt không cần động-từ để nối “Cô ấy đẹp” và “huyền-bí” lại với nhau.] Trong câu này, “đẹp” là tính-từ còn “huyến-bí” là trạng-từ, tương tự như chữ “essentially” trong Anh-ngữ. Bởi vậy để cho một nhận-xét không fải là một định ngĩa, thì câu “Cô ấy đẹp huyền-bí” nên hiểu là “Cô ấy đẹp một cách huyền-bí” (predicate). Thế là chúng-ta đã thay cách nói “xác-định” (epithet) bằng “jả-thiết” (predicate) tức là: “một cách huyền-bí” (predicate) chứ không fải “huyền-bí” (epithet). Như vậy, “epithet” không còn nữa bởi vì câu “Cô ấy đẹp một cách huyền-bí” là một ziễn-tả (description hay predicate)
Thế nhưng, tuy thêm predicate vào để nêu lên í-niệm (concept), xem ra rất tự-nhiên trong ngôn-ngữ và tình-cảm của con người về một đối-tượng đẹp, nhưng “predicate” lại làm cho đối-tượng đẹp trở nên ám ảnh và trừu-tượng vô cùng. Những í-niệm như “Kiêu-sa”, “bức tượng tuyệt-vời”, và “huyền-bí mông-lung” có đúng là những mô-tả rõ ràng về người đẹp không? Không! Những í-niệm ấy chỉ là hình-ảnh trong mắt người nhìn mà thôi. Chúng hoàn-toàn là “ảo-tưởng” (illusions).
Fải chấp-nhận thế này: Tình-iêu là một thực-thể zính liền với đời-sống. Thế thì nếu “trăm-năm” chỉ là fù-zu, thì tình-iêu không bền-bỉ, không chỉ trong í-ngĩa tâm-lí hay thể-xác, mà chính cuộc đời lắng xuống từ từ mang theo tình-iêu. Có thuốc nào chữa được không? Chúng-ta hãy tạm trả lời bằng cách thử noi theo Nietzsche. Trong Geburst der Tragödie, Nietzsche nêu lên vai trò của tinh-thần Dionysus, tức là hiện-tương vui-sống đến-độ ngất-ngư mờ ảo để đạt tới niềm vui không thể nào bị hủy-ziệt. Nói một cách khác là sống với cái vĩnh-cửu của iêu-đương ngay lúc này. Thế nào là “vĩnh-cửu iêu-đương?” Lại ảo-tưởng rồi! Khoan đã. Trong iêu-đương người iêu không sợ ảo-tưởng, tựa như khi Nietzsche noí: “Đừng sợ hãi và cũng đừng mang cảm-jác bi-thương, hãy hợp-thể với nhau để tạo-thành lẽ sống, với niềm vui luôn luôn sáng-tạo bên nhau. Nói theo quan-niệm ngày nay ở Tây-fương thì hai người iêu nhau là cùng nhau liên-tục hoá-thân (to invent) để vươn lên vóc-thể con-người cao-hơn (becoming). Đó là điều tôi muốn thủ thỉ vào tai người tôi iêu. Và đó chính là hi-vọng sống vượt qua ảo-tưởng.
Vấn-đề là, cũng lại theo Nietzsche, chúng-ta tự hỏi trong thế-kỉ 19, người Hi-lạp nặng tinh-thần Dionysus có còn ưu-tư jì với cỗi-nguồn Bi-kịch hay không? Câu hỏi này liên-quan đến những í-niệm khát-khao về Cái-đẹp và nhiều thú-vui khác có căn cơ từ ưu-tư cô-quạnh buồn đau, có ngay trong những bài điếu-tang tuyệt-vời của Pericles. Tất cả những thứ kể trên cho chúng-ta thấy tinh-thần bi-quan hay là ảo-jác (hallucinations) của người Hi-lạp xưa, ưu-tư với ám-ảnh thảm-sầu (the tragic myth) và những hình-ảnh miêu-tả cuộc-đời xấu-xa, hãi-hùng, khó-hiểu, chết-chóc, và tang-thương. Để thoát khỏi tâm-trạng bi-đát có thể thành “bệnh-hoạn” kể trên, chỉ còn một cách là người Hi-lạp ngày nay fải có suy-ngĩ lạc-quan mà Nietzsche đề ngị là người Hi-lạp fải suy-ngĩ theo tinh-thần luận-lí, nhìn thế-jan rõ-ràng “vui-tươi” và “khoa-học”. (Nietzsche, Geburst der Tragödie, [4], p. 20-21)
Tôi biết người iêu xứ Huế của tôi rất thông-minh – là một jáo-chức có bằng Tiến-sĩ Văn-chương, cho nên cô ấy sẽ đồng í với tôi là “tôi iêu cô ấy đúng là cô ấy, chứ không fải iêu “ảo-tưởng”. Có thiếu-nữ sẽ ngĩ khác cho rằng càng jăng “thiên-la, địa-võng”, ở đây có ngĩa là “ảo-tưởng”, càng làm cho “mấy cha” mê-mệt đến chết thì thôi.
Vì có chuyện “predicate” đi với cái đẹp, cho nên một í-niệm về cái đẹp đã ra đời, bởi thế chúng ta cần fán-đoán (judgment) hay fê-bình về ba í-niệm đẹp kể trên. Wittgenstein đã nhận xét thế này: Nhận xét rằng “Hiểu một câu nói về Toán-học là một í-niệm rất mơ-hồ.” 9 Cũng vậy thấy Cái-đẹp như Cái-đẹp như “kiêu-sa”, “như bức-tượng tuyệt-vời” và “huyền-bí” là những í-niệm đẹp rất mơ-hồ hay chỉ là “ảo-tuởng”.
Như trên, chúng-ta đã đi từ hiện-tượng của thực-tại (Cái-đẹp) đến suy-ziễn chủ-quan zo sự hâm-mộ Cái-đẹp mà ra. Trong trường-hợp này, Cái-đẹp gắn liền với sở-thích (tastes). Thế thì, rất zễ hiểu, khi sở-thích không còn, ví-zụ vì một lí zo nào đó khiến cho A hết iêu B, í-niệm Cái-đẹp về B không còn nữa. Thêm một điểm nữa là liên-hệ (attachment) nơi người thưởng-ngoạn Cái-đẹp và đối tượng đẹp. Liên-hệ này gọi là “quyến-luyến” (attachment).
Tính mơ-hồ của í-niệm không chỉ có trong Cái-đẹp và ngệ-thuật, nó có mặt trong cả Toán-học, i như Wittgenstein đã nhận xét: “Toán-học không fải là một í-niệm có ranh jới rõ-ràng.” 10 Ông còn nhận xét rõ hơn là Luận-lí Toán-học có hại cho suy-tư của nhà Toán-học và suy-tư của Triết-ja.11 Cách sử-zụng kí-hiệu trong Toán-học chỉ là một sự-kiện chẳng đặng đừng vì chúng-ta cần kí-hiệu để làm sáng-tỏ lối viết thông-thường. Ziễn-tả một bài-toán theo lối viết thông-thường không những chỉ mờ tối mà còn không fải là ngôn-ngữ của Toán-học. Ngôn-ngữ của Toán-học chính là cách Lí-luận của Toán-học bằng kí-hiệu.
E. NIEZSCHE BÀN VỀ CÁI-ĐẸP TRONG NHẠC-KỊCH CÙA WAGNER
VÀ THẨM-MĨ THỜI LÃNG-MẠN ĐỨC (GERMAN ROMANTICISM)
Trước khi bàn đến quan-niệm của Nietzsche về âm-nhạc và nhạc-kịch của Wagner, chúng ta nên thưởng-thức tài thơ của Nietszche. Trong fần Khai-từ của tác-fẩm Die Fröhliche Wissenschaft/ Đạo Vui trên-đời, Nietzsche có những câu thơ mở đầu và kết-luận không những rất zễ-thương mà còn khiến chúng-ta nhớ tới Ôn-như Nguyễn Ja-Thiều, nhất là trong bài đề tặng Goethe. Xin xem cách chuyển-ngữ của tôi trong fần chú-jải. Bản zịch Anh-ngữ kèm đây của Walter Kaufmann sẽ júp đọc-jả thấy cách suy-ziễn (interpretation) của tôi và của Kaufmann rất khác nhau.
Dichter-Eitelkeit Cái fiêu-zu lãng-đãng của nhà thơ 12
Gebt mir Leim nur – den zum Leime Cho ta chút hồ
Find’ ich selber mir shon Holz! Lúc hứng, ta tìm ra gỗ
Sinn in vier unsinn’ge Reime Với vài í-ngĩa
Legen – ist kein kleiner Stolz! Vần-thơ vớ-vẩn
Thế mà ai cũng fải khen hay.
Poet’s Vanity
Give me glue and in good time
I’ll find wood myself. To crowd
Sense into four silly rhymes
Is enough to make one proud.
An Goethe Tặng Goethe
Das Unvergängliche Vĩnh-cửu
Ist nur dein Gleichnis! Chỉ là lời ẩn-zụ
Gott der Verfängliche Con-tạo đành-hanh
Ist Dichter-Erschleichnis … Như í Thi-nhân …
Welt-rad, das rollende Bánh xe trần-thế
Streift Ziel und Ziel: Tan nát mộng-mơ
Not – nennt’s der Grollende, Càng gay gắt điệu,
Der Narr nennt’s – Spiel … Càng tê-tái lòng. 13
[Lò-cừ nung-nấu sự-đời,
Bức-tranh vân-cẩu vẽ người tang-thương,]
Welt-spiel. Das herrische, Trò-đời khắc-ngiệt
Mischt Sein und Schein: – Chân-Jả như nhau
Das Ewig-Närrichische Cuốn chúng ta vào
Mischt uns – hinein! … Hư-hão vô-cùng! …
To Goethe
The indestructible
Is but your invention,
God, the ineluctable,
Poetic pretension.
World wheel, while rolling on,
skims aim on aim:
Fate, says the sullen one,
fools call it a game. .
World game, the ruling force,
blends false and true:
the eternally fooling force
blends us in too. .
Trong chuyên-luận này khi viết mấy chữ Khuynh-hướng Lãng-mạn tôi gi thêm “Romanticism” để fân-biệt với từ-ngữ lãng-mạn thường thấy trong thơ-fú ở Vietnam. Romanticism là một fong-trào rất lớn ở Âu-châu bao gồm nhiều tính đam-mê khác nhau. Ví-zụ ở Đức khuynh-hướng Romanticism có tính bi-quan vì khoái-cảm ngắm ngía “Đau-thương” và đồng-thời cũng có-ngĩa “tinh-thần” hay “đam-mê” cách-mạng.
Nietzsche rất tin-tưởng vào sức mạnh của Triết-học trong thời-đại Lãng-mạn (Romantcism) và đồng-thời ông cũng fân-tích rõ tính vĩ-đại và sự nguy-hiểm của tinh-thần Lãng-man, nếu tinh-thần Lãng-mạn qúa buông-thả ví zụ trong âm-nhạc,theo tinh-thần ngất-ngây mờ ảo Dionysus rồi đi tới “đau-thương”. Nước Đức lúc đó cần một tinh-thần cách-mạng cho tương-lai. Lạ lùng thay, thiên-tài Wagner đã xuất-hiện với hai bộ-mặt rất khác nhau, tức là “cách-mạng lành-mạnh” và “băng-hoại của fù-zu”.
Thật là khó khi con người đã có í-thức thảm-sầu. Cho nên, trong Die Fröhliche Wissenschaft, Nietzsche đã nhận-định rằng “có lẽ không có cách nào tách con người hay thời-đại ra khỏi í-thức về “thảm-sầu”. Zù là cái đau của tinh-thần hay cái đau của thề-xác. Cái đau thể xác còn có nhiều fương-thức chữa chạy. Nhưng cái đau đớn tinh-thần hay tâm-hồn thì rất khác. Con-người không thể bàn đến cái bi-thương của tâm-hồn cho nên con-người coi cuộc-sống chẳng qua là một lối suy-ngĩ ngĩ về cái đau không sao chịu nổi đến độ fải chống lại cuộc đời. Đó là lí-zo có những thứ Triết-lí bi-quan. Nhưng trên thực tế chẳng có Triết-lí bi-quan nào biết về cái đau-thương khủng-khiếp. (Nietzsche, Die Fröhliche Wissenschaft, [48], p. 112).
Nước Đức lúc đó cần fải sáng-sủa để quyết-định, hoặc là theo con đường trí-tuệ, trầm-tĩnh và qủa-quyết như một Schopenhauer (sic?) hay hùng-vĩ như một Homer, hoặc là zại zột nhào vào zục-vọng tang-hoang fi luân như trong nhạc-kịch của Wagner.
Bàn như thế hóa ra từa tựa như nhận xét của Wittgenstein trong cuốn Tractatus. Theo Wittgenstein, “Đạo-đức và Thẩm-mĩ là một”. (6.424) Nhưng chúng-ta nên cẩn-thận ở chỗ nào và lúc nào Đạo-đức và Thẩm-mĩ là một. Nhiều ngệ-sĩ và học-jả không chấp-nhận tiền-đề ấy. Ngay cả í-niệm “Trở thành một Bản-ngã cao-hơn” mà Nietzsche mới nêu lên trong tác-fẩm Die Fröhliche Wissenschaft cũng đòi-hỏi rất nhiều công-fu để xác-định khi nào “Đao-đức và Thẩm-mĩ là một”. Lí-tưởng này chỉ xảy ra trong Cái-đẹp lành-mạnh và tự-nhiên. Chúng-ta luôn luôn hồ-ngi về í-thức của con-người cho nên trong thực-hành, Đạo-đức và Thẩm-mĩ fải thật uyển-chuyển vì chúng còn có nhiều điều-kiện và cần fải được fán-xét kĩ-càng.
Chúng-ta không thể bàn đến Cái-đẹp của ngệ-thuật trong í-ngĩa tổng-quát. Bởi vì ngệ-thuật rất đa zạng, trong hình-thể, nội-zung và bút-fáp, quá fức-tạp cho nên Cái-đẹp đòi hỏi nhiều công-fu tìm tòi và suy-ngẫm của chúng-ta. Ở đây chúng ta tạm bàn đến trường-hợp âm-nhạc, đặc biệt là thể nhạc-kịch của Wagner zưới cái nhìn của Nietzsche.
Trong cuốn Geburst der Tragödie/ Cỗi-nguồn của Thể Bi-kịch Hi-lạp, Nietzsche đã nhận định thế này: “Tinh-thần Apollo biểu tượng cho sức-mạnh và thăng-hoa cao vút của âm-nhạc, [sau khi đã hóa-độ Dionysus]. Trước hết, Tinh-thần Apollo đưa con nguời ra khỏi sự xúc-động nông-nổi vẫn thường thấy chung chung ở tinh-thần Dionysus, tức ở lúc ban-đầu. Đưa con người ra để con người cảm được từng khía-cạnh tuyệt vời của ngệ-thuật. Cuối cùng tinh-thần Apollo làm cho con người bị mê-hoặc đến độ mù-loà không còn biết jì cá. Khi đó Tinh-thần Apollo mới đưa con-người tới một thế-jan đặc-biệt, ví-zụ thế-jan của Tristan và Isolde. Đó là thế-jan ngất-ngây và cuồng-zại của Dionysus. Nói khác-đi, theo Nietzsche, tình cảm ngất-ngây của tinh-thần Dionysus chẳng qua chỉ là công-cụ cho tinh-thần sáng-tạo tuyệt vời của âm-nhạc được thể hiện trong tinh-thần Appolo mà ví-zụ cụ thể chính là tình-sử Tristan và Isolde, 14 theo lối biên-soạn của Wagner.
Thế rồi chúng-ta thấy một câu-hỏi quan-trọng ở thế-kỉ 19 và ngày nay về cái gọi là “một thế-jới chỉ zành riêng” cho Tristan và Isolde. Ở fần kết-thúc của Bi-kịch, Wagner cho ngưng đàn hát. Trên sân-khấu hoàn toàn iên-lặng. Tristan và Isolde nằm đó, trong vô-thức, tinh-thần và thể-xác. Họ năm iên trong jấc-ngủ tới bao jờ? Không ai biết được vì họ không ngủ trong í-niệm của không-jan và thời-jan – để trở thành bất-tử trong thế-jới riêng của ho. Thế-kỉ 19 coi thứ nhạc-kịch của Wagner như thế là mơ-hồ và fi-lí. Nhưng ngày nay xét lại, chúng-ta thấy lối trình-bày ấy rất hiện-đại. Fải chăng, Wagner đã đi trước thời-đại.
Hơn nữa, khi tiếng nhạc ngừng, không có ngĩa là âm-nhạc không còn nữa. Người nge vẩn còn sống trong zư-hưởng và một đôi khi lắng đợi zư-hưởng ấy bùng lên, như khi chúng-ta nge Hoà-tấu Khúc hay Zư-hưởng Khúc. Thay vì được nge đàn-ca và vũ-điệu, khán-jả chỉ thấy Tristan và Isolde nằm trên sân-khấu rất lâu. Ngay lúc ấy, hay sau này có khán-jả sẽ thấy được thế-jới của Tristan và Isolde. Chính đó là í-niệm về âm-nhạc của Wagner.
F. MẤY VÍ-ZỤ VỀ CÁI ĐẸP BI-THẢM TRONG THƠ VIỆT.
Bài thơ Nguyệt-cầm của Xuân-Ziệu có nhiều chất zư-hưởng cho nên sự zãn-nở của tiếng đàn khiến người nge mường-tượng. Trong mường-tượng không có tiếng-đàn mà chỉ có hồi-tưởng về tiếng-đàn. Trong mường-tượng người nge như sống trong một thứ không-jan trong vắt và qúa bao la khiến cho thời-jan zường như ngừng lại, để trong đêm iên-lặng đó người nge ngậm-ngùi về một chút “thương đau”.
Trăng nhập vào jây-cung Nguyệt-lạnh.
Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần.
Đàn buồn, đàn chậm ôi đàn lạnh
Mấy tiếng rơi tàn như lệ ngân.
Mây vắng trời trong đêm thủy-tinh
Lung-linh ánh-sáng bỗng rung mình
Vì nge nương-tử trong câu hát,
Đã chết đêm rằm theo nước xanh.
Trăng lạnh càng thêm nguyệt tỏ ngời
Đàn gê như nước lạnh, trời ơi!
Lung-linh tiếng sỏi, vang vang hận.
Trăng nhớ Tầm-zương, nhạc nhớ người
…………………………………….
Nge hồn âm-nhạc tới sao Khuê.
Câu cuối cùng là một nốt-nhạc ngân-zài, và đó chính là “zư-hưởng”.
Để cho Tristan và Isolde nằm ngủ rất lâu trên sân-khấu, Wagner muốn khán thính-jả chìm vào trong sự iên lặng của hai người, rồi cảm nhận ra đối-thoại trong mối tình “bi-thảm”:
Vì sao em không bảo anh?
Anh không hiểu được bảo anh làm jì?
Cảm nhận ra “bi-thảm”, chứ không fải nhờ tiếng-đàn zẫn lối vào “bi-thảm”. Như vậy, sự iên-lặng của “bi-thảm” không những là ngệ-thuật mà còn là cảm-xúc tự nhiên của con-người. Người Việt có câu: “Ngẫm đi, ngẫm lại, thấm-thía vô-cùng.”
Sau khi Tristan và Isolde nằm xuống để ngủ vì qúa mệt mỏi, Tristan cẩn-thận đặt thanh gươm của mình ở jữa hai người. Làm như thế, Tristan đã fục-hồi zanh-đức của Isolde. Nhưng, Nietzsche và những người fản-đối nhạc-kịch của Wagner cho rằng hành-động fục-hồi zanh-đức cho fụ-nữ như thế khiến cho người nam muôn kiếp là một kẻ hèn đứng trước Nữ-tính Vĩnh-cưủ. 15 Cho nên Nietzsche bảo Wagner là “con-người của fụ-nữ” để rồi fụ-nữ fụng-sự Wagner. Thế rồi, Nietzsche nêu lên câu hỏi trong Geburst der Tragödy: “Có fải fục-hồi zanh-đức bằng cả hai: tinh-thần tự-zo và hành-động vô-luân hay không?” 16 Chúng ta sẽ ngĩ jì về Cái-đẹp trong hai trường-hợp này?
Trong Truyện Kiều, Kim-trọng fục-hồi zanh-đức của kiều, bằng những câu:
Bấy lâu đáy bể mò kim,
Là điều vàng-đá fải tìm trăng-hoa.
Ai ngờ lại họp một nhà,
Lọ là chăn-gối mới ra sắt cầm.
Nhờ cách nhìn “vượt ra ngoài Tốt-Xấu” kể trên của Kim-trọng, Kiều thực sự cảm thấy được fục-hồi zanh-đức, cho nên Kiều đã:
Nge lời sửa áo, cài trâm,
Khấu đầu lạy tạ cao thâm ngìn-trùng.
Thân tàn gạn đục, khơi trong,
Là nhờ quân-tử khác lòng người ta.
Mấy lời tâm-fúc ruột rà,
Tương-tri zường ấy mới là tương-tri.
Chở che zùm bọc thiếu jì,
Trăm năm zanh-tiết cũng vì đêm nay.
Không ai ngĩ lối fục-hồi zanh-đức trong Truyện Kiều như thế là một điều hổ thẹn cho nam-nhi vì đó là một nét Đẹp. Trong Chinh-Fụ Ngâm-Khúc, người vợ fục-hồi zanh-đức cho người chồng trong ngưỡng-mộ, trong nhớ-nhung, trong cô-quạnh nhưng vẫn nhiều hi-vọng:
Chàng tuổi trẻ vốn jòng hào-kiệt
Xếp bút ngiên theo ngiệp đao-cung
Thành liền mong tiến bệ-rồng
Thước gươm này quyết chẳng zong jặc Trời.
Chí làm trai zặm ngìn za ngựa
Coi Thái-sơn nhẹ tựa hồng mao
Zã nhà đeo bức chiến-bào
Thét roi Kiều-vị, ào ào jó thu.
………………………………..
Jở khăn-lệ chàng xem từng tấm
Ngâm thơ sầu chàng thấm từng câu
……………………………….
Cho bõ lúc xa sầu, cách nhớ,
Jữ jìn nhau trong thủa thanh-bình.
Ngâm-nga mong gửi chút tình,
Nhường này âu hẳn tài lành trượng-fu.
Có lẽ “đau-thương” là tính bẩm-tính trở thành “cái thú tự-nhiên” của con-người. Thật là qúai-đản, vì thú đau-thương ấy kích-thích con-người tưởng-tượng ra “đau-thương” như là Cái đẹp.
Trong Geburst der Tragödie, Nietzsche bàn về tính người ưa thích đau-thương như sau: “Cái thú tự-nhiên có tính siêu-hình là cái thú “thảm-sầu”. Ziễn ra theo tinh-thần Dionysus ở lúc vô-thức và rất tự-nhiên (a priori). Chúng-ta thấy hiện ra hình-ảnh người hùng, biểu-trưng cho í-chí cao nhất của thú “thảm-sầu”. Tại sao? Vì người hùng là một hiện-tượng zính-liền với đời-sống vĩnh-cúu của í-chí nên người hùng không thể chết.
Nietzsche tiếp lời: Bi-kịch cho chúng-ta thấy rằng chúng-ta tin vào cuộc-đời vĩnh-cửu ziễn ra qua âm-nhạc. Trong khi đó điêu-khắc (plastic art) trưng ra tinh-thần Apollo là tinh-thần chiến-thắng đau-thương khi vinh-quang chính là sự bất-tử của fù-zu. (Nietzsche, Geburst der Tragödie. P. 104). Chúng ta sẽ fải trở lại nhiều lần đế bàn về Bi-kịch hay âm-nhạc vì í-niệm này ziẽn-tả đúng bản-chất của người Hi-lạp.
Nếu Thẩm-mĩ và Ngệ-thuật là tấm-gương fản chiếu thực-tại khi thực-tại là đau-thương của thân-fận con người, thì Thẩm-mĩ hay Ngệ-thuật ấy đúng là i-niệm “đau-thương”. Nhạc-kịch cổ-điển của Hi-lạp fản-chiếu tâm-trạng bi-quan của người Hi-lạp.
Trong thế-kỉ 20, Hồ-zếnh có câu thơ sau đây cho thấy vì có con người bi-thảm nên “bi-thảm” ấy là suối-nguồn của ngệ-thuật:
Chiêu-quân nếu mãi ngưởi Cung-Hán,
Thi-tứ tìm đâu nét tủi-hờn?
Làm sao một thiếu-niên như Huy-cận chưa chắc đã có kinh-ngiệm “đau-thương” trong cuộc-đời lại cảm nhận “đau-thương” thật là sâu sắc để viết ra những lời thơ đẹp, rất trữ-tình trong bài Ngậm-ngùi. Rất khác với không-jan hư-hão trong bài Nguyệt-Cầm của Xuân-Ziệu, Ngậm-ngùi là một fong-cảnh rất thực, từ ánh-sáng đến chuyển-động. Từ chuyển-động đến âm-thanh. Rồi từ hoang-vắng, tĩnh-mặc hé mở chút đau-thương:
Nắng chia nửa bãi chiều rồi,
Vườn-hoang Trinh-nữ xếp đôi lá sầu.
Sợi buồn con nhện jăng mau
Em ơi hảy ngủ, anh hầu quạt đây.
Lòng anh mở với quạt này
Trăm con chim mộng về bay đầu jường.
Ngủ đi em, mộng bình-thường,
Ru em sẵn tiếng thùy-zương mấy bờ.
Cây zài bóng xế ngẩn-ngơ,
Hồn em đã chin mấy mùa buồn đau!
Tay anh em hãy tựa đầu,
Cho anh nge nặng trái sầu rụng rơi.
Fải công nhận rằng lòng thương-xót (pathos) cho thân-fận con-người nơi Huy-cận rất nhạy bén và sâu sắc, như trong bài Nhạc Sầu: (Nếu có chỗ gi sai xin được chỉ bảo) Tôi chủ í không chép toàn bài thơ, và có chỗ tách ra để ziễn-tả “zư-hưởng” trong tâm-tư người đọc. “Zư-hưởng” là cách khêu gợi suy-ngĩ mông lung của người đọc, một í-niệm của Schopenhauer, gọi là “principium indivuationes”.
………………………………………..
Ai chết đó? Trục xoay và bánh đẩy,
Xe tang đi về tận thế-jới nào?
Chiều đông tàn, lạnh xuống tự trời cao
Không lửa ấm, chắc hồn buồn lắm đó
Thê-lương vậy, mà ai đành lìa bỏ?
Trần-jan sao? Đây thành-fố đang quen!
………………………………………..
Và ngựa ơi đi nhịp đầm chớ nhẩy
Kẻo thân đau chưa quên nệm jường đời!
Ai đi đưa, xin đưa tận cuối trời
Chớ quay lại nửa đường mà làm tủi.
Người đã chết. Một vài ba đầu cúi,
Zăm bảy lòng thương xót đến bên mồ
Để cho hồn khi sắp xuống hư-vô,
Còn được thấy trên mặt người ấm áp.
Hình záng cuộc-đời từ nay xa tắp
Xe tang đi, xin đường chớ gập-gềnh.
Không-jan ơi, xin hẹp bớt mông-mênh
Ảo-não qúa, trời buổi chiều vĩnh-biệt.!
Và ngươi nữa, tiếng jó buồn thế-thiết
Xin lặng zùm cho nhẹ bớt cô-đơn.
Hàng cờ đen là bóng qụa chập-chờn,
Báo tin xấu, zẫu hồn người đã xế…
Ai chết đó? Nhạc buồn chi lắm thế!
Kèn đám ma hay ấy tiếng kêu-thương?
Của cuộc-đời? Ai rút tự trong xương!
…………………………….
Tuyệt-vọng qúa đã trở thành Cái-đẹp của bi-thảm, như trong thơ Hàn Mặc-tử:
Trời hỡi bao jờ tôi chết đi,
Bao jờ tôi hết được iêu vì.
Bao jờ nhật nguyệt tan thành máu
Và cõi lòng tôi cứng tựa si!
Năm 16 hay 17 tuổi, tôi tình cờ đọc bài thơ Như-Băng Trường-tình của Quách-Thọai. Tuy không nhớ hết và có thể ở vài chỗ nhớ sai bài thơ đó, nhưng tôi không bao jờ quên bài thơ bất-hủ này, nhất là Cái-đẹp lạ-lùng, trong sáng, thông-minh và sa-thoát của Như-Băng khiến tôi liên-tưởng tới Venus trong tranh của Bottichelli. Tôi gi lại đây vài zòng, nếu có chỗ sai, xin được chỉ bảo.
Ta ngạt thở bởi mùi-hương xa-vắng.
Hương Thiên-đường vừa tỏa xuống Trần-jan!
…………….
Bởi vì đâu hỡi loài hoa tôn-qúi,
Mà hoa thơm còn mãi lại ngàn sau.
Nở chi đây fô sắc thắm nhiệm mầu,
Đất sắp sửa sẽ nứt mình fun lửa,
Như-Băng – một chiều thoi thóp lửa,
Là một chiều tận-thế của tương-lai!
Biết chăng em? Tan nát cả hình-hài!
Mà Như-Băng hỡi! Môi em tươi,
Mắt em ngó nhiệm mầu là thế ấy.
Jữa nơi đây niềm tin rào rạt zậy,
Vừng trán em fảng-fất bóng uy-linh
Em hát lên cho ta bớt jật mình,
Em cầu nguyện để ta còn tin-tưởng.
………………
Nét đẹp về Cái-chết trong thơ Bùi-Jáng, đi từ hóa-thân cổ-điển như trong bài Chào Nguyên Xuân:
…………………………….
Xin chào ở jữa làn môi,
Có hồng tàn lệ khóc đời chưa cam
Thưa rằng bạc-mệnh xin kham,
Jờ vui bất-tận xin làm cỏ cây!
………………………..
Sang tới ám-ảnh zục-tình, zù thực-sự là khát-khao đã biến thành ảo-jác hay cốt để độc-jả hốt-hoảng vì sự sáng-tạo rất táo-bạo của nhà-thơ. Zẫu sao, chúng-ta thấy những câu sau đây rất tuyệt-vọng, lạ-lùng và có thể điên-zại như tình cảm của Dinosyus.
Hãy đưa tôi tới nhãn-tiền,
Cho tôi chết jữa người thuyền-quyên kia!
Hãy đưa tôi tới mép rìa
Jiết tôi jữa lúc mép rìa bốc hơi!
…………………………………
Một ngày kia có lẽ chúng-ta nên bàn đến “Lãng-mạn về Cái-chết” để biết một ảo-tưởng về Cái-đẹp rất lạ-lùng ám-ảnh con-người. Như chúng-ta đã biết, khát-khao về cái đẹp trong Bi-kịch của người Hi-lạp là âm-nhạc và khát-vọng của người Đức trong Fong-trào Lãng-mạn (Romanticism) là khía-cạnh bi-quan. Í-niệm này đến từ Schopenhauer trong tư-tưởng gọi là Principium individualionis, tạm zịch là “Nguyên-lí Hướng về Cô-độc”. Để làm jì? Cô-độc để trầm tư júp cho mỗi cá-nhân biết rõ thế nào là cái fi-lí của lòng thương-cảm, đâu là nguồn-mạch của luân-lí, và vì sao có í-niệm “chết mới thực là mục-đích ở đời” vì chết là lẽ tự-nhiên (a priori). Wagner là một trong những người tin vào tư-tưởng iềm-thế của Schopenhauer. (Nietzsche, Die Fröhliche Wissenschaft, p, 153).
Nhưng ba trăm năm về trước Nguyễn Ja-Thiều đã zùng tiếng Việt rất tài-tình trong cách miêu tả cái “đau-thương”, rất khắc-ngiệt như sau:
Càng đàn, càng địch càng mê, (a)
Càng gay gắt điệu, càng tê-tái hồn. (b)
(a). Câu một
LỜI: Càng đàn, càng địch, càng mê,
Chúng-ta tạm fân-tích thế này: Chữ “càng” là quán-ngữ và cũng là trạng-từ chỉ một cường-độ tăng hơn. Chữ “càng” có ngĩa là “nữa”, rất thộng-zụng hằng ngày. Zo đó rất bình-zân và tự nó trở thành một “colloquial”. Đứng đầu bất cứ chữ nào “càng” tạo nên tính-đẹp của lời nói. “Tính-đẹp” ở đây là tính “trong-suốt” và tự-nhiên của ngôn-ngữ.
í: Cường-độ của âm-nhạc (đàn, sáo) đưa tới sực xúc-động lò ng-người. Đây chính là khích-động thẩm-mĩ ở jai-đọan thứ nhất cùa tinh-thần Dionysus ‘
Càng gay gắt điệu, càng tê-tái-hồn.
(b). Câu hai.
LỜI: Càng gay-gắt điệu, càng tê-tái-hồn.
Ở câu trên, chữ “càng” chỉ cường độ, đứng trước hai tính-từ “gay-gắt” và “tệ-.tái”. Cả hai tính-từ này nằm trong ngôn-ngữ fổ-thông.
Í: “Gay-gắt” miêu-tả trình-độ thôi-thúc fức-tạp của âm-nhạc (đàn, sáo). “Tê-tái” miêu-tả cảm-xúc sầu-thảm (tragedy) của người nge. Câu (a) chình là tâm-tình Apollo. Tại sao? Trong-khi ngệ-thuặt xúc-động con người (Dionysus), tâm-tình Apollo zùng lí-trí tăng cường-độ của Thẩm-mĩ, khiến người nge đàn thoát khỏi mọi í-niệm và xúc-động thông-thường. Thoát khỏi để cho tâm-tư trở nên “trống-rỗng” tới độ như không biết jì hết (mù-loà) để đón nhận cảm-jác về cái đẹp cao hơn. Cao hơn ở chỗ nào? Cao hơn ở chỗ không còn xúc-động theo lẽ hời hợt bình-thường, mà người Việt thường gọi là “cải-lương” hay “thấp”. Đến lúc này tâm-tình Apollo thấy con-người đã “say” bèn “ném” con-người trở lại tâm-tình Dionysus, tức là cho cuờng-độ “say-sưa” đến “điên-khùng, rồ zại”. Để làm jì? Để đạt tới đỉnh cao nhất của jai-tằng Thẩm-mĩ. Trong Bi-kịch đây là jai-đoạn “hoàn toàn tan rã” jống như một người tới đỉnh cao nhất của hoan-lạc và “bắn vãi tứ-tung”.
Câu (b) của Nguyễn Ja-Thiều rất tuyệt-vời về Thẩm-mĩ:
Càng gay gắt điệu, càng tê-tái hồn.
Ở trong một trường-hợp khác, cảm-xúc “tê-tái hơn” tương đương với ngĩa ziễn-tả thông-thường: “Sướng muốn chết” hoặc “rồ-zại mất rối!”
Thẩm-mĩ trong Fong-trào Lãng-mạn (Romanticism) có hại cho chúng-ta không? Cái jì là nền-tảng hay cơ-cấu ở trong hệ-thống Thẩm-mĩ ấy? Liệu chúng-ta có thể vừa tìm tòi lại vừa sáng-tạo ra í-niệm Đẹp trong khi trước mặt chúng-ta có một đường-lối chỉ-đạo về Thẩm-mĩ với fê-fán đúng sai? Liệu chúng-ta có zễ-zàng chấp-nhận những câu trả-lời cho những câu hỏi ở trên không? Chúng-ta biết rằng chúng-ta bất-đồng không fải chỉ vì chúng-ta có những ï-niệm về cái-đẹp khác nhau, mà thực ra chúng-ta rất khác nhau khi đi tìm kinh-ngiệm ngây-ngất nhất trong Cái-đẹp. Cái đẹp trong Bi-kịch mà chính Nietzsche đã bàn đến một cách say sưa hướng về đạo-đức và tiến-bộ có cho fép chúng ta liều mạng fá thể hay không? Chúng-ta có bắt-buộc fải tuân theo fép suy-luận cựu-truyền về lẽ ‘Đúng/Sai” hay không?
Trong Triết-học chúng-ta không quan-tâm đến đời-tư của tác-jả vì chúng-ta coi tư-tưởng của tác-jả là fần quan-trọng nhất. Ngoài những nét kì-quái và “bắt bẻ qúa-đáng” trong đời-sống của Wagner, chúng ta không thể làm ngơ trước những công-trình vĩ-đại của ông. Có táo-bạo như thế Wagner mới đạt đến đến những điều mà nhiều học-jả trong ngành gọi là: “sức thu-hút”, sức “quyến-rũ”, và “ma-lực” trong kịch Opera của Wagner bằng cách đẩy các ca-sĩ vào mức trình-ziễn cao tới độ ngất ngư hầu như quên cả cuộc-đời. Tác-jả bài này chỉ nge chứ không thể bàn tới điều mà Nicholas Spice đã nhận-định rằng Wagner đã đưa lời, kịch-tính và âm-nhạc vào trong một thể hoa-mĩ sống-động không ngừng. (Spice, “Is Wagner bad for us?” LRB, 2013)
Í-niệm thúc-đẩy Thẩm-mĩ Opera lên cao tới tột độ của Wagner có thể hòa-nhịp với í-niệm âm-nhạc zựa trên tinh-thần Apollo và Dionysus mà Nietzsche đã bàn đến trong cuốn Geburst der Tragödie. Những thành-công và thất-bại, ca-ngợi và lên-án trong trường-hợp của Wagner là chuyện thường trong đời-sống và ngệ-thuật. đặc biệt như khi Spice đã nhắc nhở chúng-ta nên nhớ rằng “ Wagner thẳng-thấn muốn thay đổi í-thức nge nhạc-kịch của thính-jả.” Làm như thế là một xúc-động mạnh trong hiện-tượng Thẩm-mĩ. Cho nên, chúng ta không ngạc nhiên thủa đó có những người nguyền-rủa Wagner. (Spice, “Is Wagner Bad for us”, London Review of Books, Vol. 35, No. 7, pp. 3 – 8, 11 April 2013)
Trong bài “The Sorrows and the Grandeur of Richard Wagner” Thomas Mann nhận xét rằng Fong-trào Lãng-man (Romanticism) không để í đến “the pathos of distance”, tạm zịch là “cảm-xúc ở xa hơn”. Ngĩa là jì? Thomas Mann nhận xét rằng ngay đầu thế-kỉ 19 nhiều sọan-nhạc ja fát-triển tính kích-động của âm-nhạc, chẳng hạn những tiếng-vang nhức-tai nhưng lại tuyệt-vời. Điều này khiến cho jàn-nhạc có kích-thước lớn hơn và mạnh-hơn để khám-fá ra những jai-độ cùng-cực của thanh-âm (acoustic extremes). Zo đó theo Thomas Mann, Wagner đã đưa những í-niêm hiểu biết nửa vời lên thước-tấc của thiên-tài”. (Spice, “Is Wagner Bad for us”, London Review of Books, Vol. 35, No. 7, pp. 3 – 8, 11 April 2013). Nhưng theo Spice thì Wagner không thích “the pathos of distance”. (p.5) 17 Đó cũng là điều Nietzsche khám-fá ra ở Wagner một con người cách-mạng đáng-kể qua tác-fẩm lừng-zanh Siegfried. (Nietzsche, Geburst der Tragödie, [4], p. 163]
Làm sao để cho một tác-fẩm có hoà-hài khổ-độc (dissonance) trở thành sức-mạnh sáng-tạo trong Thẩm-mĩ thì chỉ có khách thưởng-ngoạn sành-điệu mới cảm được, và zĩ nhiên chỉ có những ngệ-sĩ tài-zanh mới thấy cái-đẹp sâu xa của hoà-hài khổ-độc (dissonance). Thông-thường quần chúng chỉ có cảm-tình với bố-cục trầm-bổng zu-zương.
Mặc zù kinh-ngiệm Thẩm-mĩ liên-quan tới nhiều sở-thích khác nhau, fán-đoán về Thẩm-mĩ có thể lệch-lạc sinh ra những hậu qủa tốt hoặc xấu. Có lần chính Nietzsche đã thú-nhận ông hiểu lầm Âm-nhạc có khuynh-hướng Lãng-mạn của Wagner 18 để rồi ông ngĩ rằng âm-nhạc của tác-jả Tristan und Isolde là âm-nhạc của tương-lai. Nếu đúng thế thì cách đánh já-tri Thẩm-mĩ lúc thế này, lúc thế kia có fải là một fát-hiện sâu-sắc hay zo sốc-nổi mà ra? Hay là zo cả hai hiện-tượng? 19
Theo Nietzsche, trong một vở nhạc-kịch, ví zụ của Wagner, zù một người có thể nhớ chữ hay nhạc, nhưng khi nge trình-ziễn trên sân-khấu người đó không thể nhận ra chữ hoặc âm 20 . Chúng-ta có thể thấy hiện-tượng này trong Hát-Bội (Bộ) ở Việtnam mà theo người Tây-fương, Hát-Bội mới đúng là Opera, nhưng nhiều người Việtnam lại khinh-bỉ bộ-môn này, vì không hiểu jì cả. Đúng là một hiện-tượng vong-thân.
Vậy thì, chỉ có trong Ngệ-thuật chúng-ta mới hiểu Ngệ-thuật, và chỉ có trong Cái-đẹp chúng-ta mới ngiệm ra Thẩm-mĩ. Chính vì vậy, Nietzsche đã đi đến kết-luận là ông rất tâm-đắc với Wagner như ông đã nói: “Wagner là người hiểu “đau-thương” sâu-sắc nhất. Điều này khiến Wagner bỏ xa các nhạc-sĩ khác. Tôi thật tình cảm-fục Wagner khi Wagner trầm-mình vào âm-nhạc.” (Nietzsche, Die Fröhliche Wisenschaft, [87], p. 143. Xem footnote 31)
Nietzsche fê-bình nhạc-kịch của Wagner hoàn toàn zựa trên sự khó chịu đến ngẹt thở, một fản-ứng tự-nhiên của cơ-thể khiến ông không thoải-mái. Nhưng chính điều này lại júp chúng ta hiểu lí-thuyết nhạc-kịch của Wagner. Theo Wagner sự “ngưng-ngỉ” như trong trường-hợp vở nhạc-kịch Tristan und Isolde, chính là hồi kết-thúc và đó cũng chính là nền-tảng của kịch-tính. Bởi thế, theo Wagner, âm-nhạc chỉ là công-cụ truyền-ziễn í-niệm bi-kịch mà thôi. Chính Nietzsche cũng tâm-đắc vơí Wagner là “một nhạc-sĩ có thể sáng-tạo riêng cho mình một cuộc-đời khiến người nge cảm thấy chướng tai bực-nình, nhưng nhạc-sĩ không bao jờ để í đến sự bực-mình của thính-jả,” 21
Con người có những ám-ảnh lạ-lùng, chẳng-hạn “bi-thảm” và “bất-hạnh”. là điều không ai muốn có trong cuộc đời. Nhưng “bi-thảm” và “bất-hạnh” được ziễn-tả trong Ngệ-thuật lại là một nét Thẩm-mĩ khêu gợi lạ lùng. Thúy-Kiều đã nhận định về cung-đàn “bạc-mệnh” đúng như ở lòng người mà ra.
Tẻ vui thôi cũng tính trời biết sao!
Ngay cả lúc Kim-Kiều tái-hợp, nhiều ẩn-zụ trong tiếng đàn vẫn là “bất-hạnh”:
Ấy hồn Thục-Đế hay Tình Đỗ-quyên?
Cũng như Kim-trọng có lẽ chúng-ta không thể có câu trả lời cho câu hỏi sau đây, ngay cả nếu chúng ta tin vào “Định-mệnh”:
Tẻ vui bởi tại lòng này
Hay là khổ-tận đến ngày cam-lai?
Nhưng Thúy-Kiều hiểu rõ “bi-thảm” là Cái-đẹp của “định-mệnh” rất tự-nhiên ở chính lòng cô, vì cô mê Thẩm-mĩ đau-thương ấy từ lúc còn ngây-thơ, trong trắng. Đúng vậy không? Đây là câu trả lời của Thúy-Kiều:
Thưa rằng bạc-mệnh khúc này,
Fổ nào, đàn ấy – những ngày còn thơ.
Cung-cầm lựa những ngày xưa,
Mà gương bạc-mệnh bây jờ là đây.
Định-mệnh không xảy ra trước khi con người có cuộc-đời. Cho nên, “cuộc đời” và “định-mệnh” chỉ là một mà thôi. Chúng ta có câu “Sinh-ngề, Tử-ngiệp” bởi vậy “khao-khát” và “chọn-lựa” có thề ví như một nét đẹp “nồng-nàn” quyến-rũ chúng-ta, từ từ đi vào “say-khướt”, đi vào “u-mê” đi vào “tang-thương” và có khi ở đỉnh cao nhất của định-mệnh chính là cuộc đời, một cuộc đời “tan-tành sí-oắt” trong í ngĩa “tới qúa rồi”.
Nàng rằng vì chút ngề-chơi,
Đọạn-trường tiếng ấy hại người bấy lâu!
Rồi Kiều quyết-định không zạo đàn nữa, vì sợ vận vào mình.
Một fen tri-kỉ cùng nhau,
Cuốn zây từ đó về sau cũng chừa.
Đâu có zễ, chứng nào vẫn tật đó, Kiều vẫn gẩy đàn như câu sau đây. Và lạ thay theo câu chuyện kể từ đoạn này đời Kiều chỉ vui đâu có buồn.
Chẳng trong chăn-gối cũng ngoài cầm thi.
Hay là Nguyễn Zu vốn là một thi-nhân, như nhận-định của Nietzsche trong bài Cái fiêu-zu lãng-đãng của nhà thơ/ Dichter-Eitelkeit, cứ hứng lên thì nhả ra thơ, chẳng biết mình đã làm ji và đang làm jì. Chúng ta có thể ngĩ rằng thường thường nhà thơ chí biết sang-tạo mà thôi. Nhưng làm sao qủa quyết là nhà thơ không cân-nhắc.
Nhưng Nguyễn Zu ngĩ khác. Sau đây là cách Nguyễn Zu fân-tích í-niệm “bi-thảm” trong Truyện Kiều, và đặc biệt cũng là câu trả lời cho Thúy-Kiều và Kim-trọng:
Ngẫm hay muôn sự tại Trời,
Trời kia đã bắt làm người có thân.
Bắt fong-trần, fải fong-trần,
Cho thanh-cao mới được fần thanh-cao..
Nhưng xét đi, xét lại, chính Nguyễn Zu, cũng như tất cả chúng-ta, không thể trả lời được câu hỏi về “định-mệnh” và í-niệm về “bi-thảm”, bởi vì ngay sau đó Nguyễn Zu lại đổ tất cả trách-nhiệm cho con-người, bằng cách quay qua Fật-học:
Đã mang lấy Ngiệp vào thân,
Cũng đừng trách lẫn Trời gần Trời xa.
Thiện-căn ở tại lòng ta,
Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài
Zựa vào Fật là một ảo-tưởng. Đây chỉ là một cách chữa chạy tâm-thần mà thôi. Con người hoặc là chạy trốn thực-tại vì không jải-quyết được vấn-đề hoạc là mong được cứu rổi nên mới tìm vào cảnh Fật. Fật đâu có júp được ai.
Fải công-nhận rằng bài Văn Tế Thập Loại Chúng-sinh của Nguyễn Zu là một tác-fẩm tuyệt vời, và xúc-động lòng người. Nhưng, cũng như Wagner, Nguyễn-Zu đã gây ra một ảo-jác (hallucination) cho chính ông. Tại sao? Tại vì Fật không júp được con-người. Chính ngôn-ngữ của Nguyễn-Zu đã có ảnh-hưởng tới con-ngưởi. Nguyễn Zu không í thức ra điều đó, cho nên ông mới viết:
Fật hữu-tình từ bi fổ độ,
Có chữ rằng vạn có, jai không.
Ai ơi lầy Fật làm lòng,
Tự-nhiên siêu-thoát khỏi trong luân-hồi.
Nếu chữ “Fật” ở đây là “Fật-tính” thì chúng ta chấp nhận vì đó là tính-thiện.
Nếu chữ “Fật” ở đây là “Thích-ca” thì chúng ta đã u mê.
Xưa nay, ai cũng muốn luân-hồi, nhất là những người may mắn như tác-jả bài này.
Nhưng trên thực-tế, luân hồi là một í-niệm hoàn-toàn trống rỗng. Nếu “luân-hồi” là Thiên-cơ thì chúng-ta đâu có ai biết được việc của Trời!
Hơn nữa, “thiện-tâm” của người Việt không thể sống gần Tầu, một zân-tộc man-rợ và khát-máu. Chúng ta có câu: “Cây muốn lặng, jó chẳng muốn đừng”, cho nên “Thiện-Tâm” rất tốt cho mình, nhưng không thể sống được ở thế-jan.
Có lẽ, Sư-cô Tam-hợp có lí khi bà kết-thúc rằng Số-trời và Ngiệp của mỗi người là gốc của “bi-thảm”:
Sư rằng: “Fúc-Họa tại Trời,
Cỗi-nguồn cũng ở lòng-người mà ra.”
Trong Truyện Kiều có vài chỗ lí-luận không đúng vì ngịch với câu chuyện. Ví zụ sư Tam-hợp nhận-đĩnh về Thuý-kiều như sau:
Ma đưa lối, qủi đưa đường,
Lại tìm những chốn đoạn-trường mà đi.
Sai! Đã bảo rằng “ma quỉ đưa đường” thì đâu fải là í của Kiều. Kiều cố-gắng thoát khỏi “đoạn-trường” chứ không fải tìm “đoạn-trường”. Chính sư Jác-zuyên đã ngớ-ngẩn đưa Kiều vào tay Bạc Bà rồi lại ngớ-ngẩn nhận “ngìn-vàng” tạ-ơn của Kiều.
Chữ “Hiếu” trong Truyện Kiều cũng vớ-vẩn. Một người con gái đã bán mình chuộc cha, vậy mà chung-cuộc cha vẫn đòi chữ “Hiếu”:
Tình kia, hiếu nọ ai đền cho đây?
Thực ra Vương Ông fải xin Kiều về nhà để ông được ngưỡng mộ và đền đáp tâm-hồn cao-thượng của Kiều, chứ ai lại nhẫn-tâm đòi thêm “Hiếu”. Zo đó, Cái-đẹp của Đạo-hiếu trong Tuyện Kiều đã bị ô-nhiễm.
Í-niệm “bi-thảm” trong Truyện Kiều rất khác với i-niệm “bi-thảm” của fong-trào Lãng-mạn (Romanticism) ở Đức. Í-niệm “bi-thảm” được nêu lên ở Đức vì vấn-đề đạo-đức. Đạo-đức chất vấn khuynh hướng Lãng-mạn (Romanticism) vì con-người Romaniticist nắm vai trò chủ-động cho nên người ấy có trách-nhiệm nếu đi qúa trớn làm sụp đổ luân-thường trong xã-hội. Quan-niệm “bi-thảm” ở Đông-fương không fải là một quan-niệm “lãng-mạn” theo kiểu Romanticism mà chúng-ta vừa bàn ở trên, vì Đông-fương không tích-cực nhìn vào cỗi-rể và cường-độ của “bi-thảm” qua Triết-học và sáng-tạo của cá-nhân. Thân-fận con-người zo Tạo-hóa an-bài, như trong kiệt-tác của Nguyễn Zu, đã có mặt hơn một trăm năm trước, khi Nguyễn Ja-Thiều khẳng-định rằng:
Trẻ Tạo-hóa đành-hanh qúa ngán,
Chết đuối người trên cạn mà chơi.
Lò-cừ nung nấu sự-đời,
Bức tranh vân-cẩu vẽ người tang-thương.
Cái-đẹp “bi-thảm” chỉ trở thành “í-niệm đẹp” khi có một fọng-trào như thế được bàn cãi trong tinh-thần Triết-học, và được khai-thác cho tới tận cùng bằng Sáng-tạo Ngệ-thuật.
Mặc zù toàn thể Truyện Kiều bàn tới í-ngĩa “bi-thảm” nhưng chỉ trong những đoạn thơ miêu-tả độc-tấu đàn-trăng của Thúy-kiểu mới thật đầy đủ í-ngĩa “bi-thảm”. Chúng-ta hãy tạm nge Ngệ-thuật miêu-tả “đau-thương” như sau:
Khúc đâu Tư-Mã Fượng-cầu,
Nge ra như oán, như sầu fải chăng?
Bốn jây đổ máu năm đầu ngón tay,
Ve ngâm, vượn hót nào tày?
Ấy hồn Thục-đế hay tình Đỗ-Quyên?
Rõ ràng Sáng-tạo Ngệ-thuật là fương-tiện chuyên-chở í-thức hệ của con người. Wagner bắt âm-nhạc và tiếng hát fải ngừng để làm jì? Ngừng để trả lại cho Tristan và Isolde một không-jan iên-lặng, vô-thức, và li bì. Jấc-ngủ của Tristan và Isolde đã trở thành ngệ-thuật. Trong Zư-hưởng Khúc và Hòa-tấu Khúc của âm-nhạc cổ-điển Tây-fương, những lúc ngưng ngỉ rất ám-ảnh lòng người. Hóa ra iên-lặng không luôn luôn trái ngược với âm-thanh mà là “zư-hưởng” của âm-thanh, khiến người nge khao-khát âm-thanh.
Trong ngệ-thuật, để đạt tới í-ngĩa “bi-thảm” và để trưng ra Cái-đẹp của “bi-thảm” chúng ta cần fải có ngôn-ngữ và bút-fáp fù-hợp với “bi-thương”. Trong Cung-oán Ngâm-khúc, Nguyễn Ja-Thiều sử-zụng bút-fáp “khổ-độc”/”Dissonance” khiến cho ngôn-ngữ va-chạm nhau, có lúc rất mau khiến người đọc và người nge cảm thấy như “tắc ngẹn”, một thứ “Physiology” như trong bi-kĩch của Wagner đã được Nietzche hết mình miêu-tả trong Die Fröhliche Wissenschaft. Bố-cục khổ-độc (dissonance) cũng được Wagner khai-thác bởi vậy âm-nhạc của ông được gọi là “joyous chords dissonance” (Nietzsche, Geburst der Tragödie, [25], p. 143). Đây cũng chính là điểm đa-số người Việt không cảm được Cung-oán Ngâm-khúc, vì những chữ và âm sau đây, một fần vì tiếng cổ, một fần vì rất bình-zân đến độ có những người đọc lên nge rất lạ tai. Chỉ xin trưng ra một số câu. Những chữ sắc-cạnh được in ngiêng.
Càng gay-gắt điệu, càng tê-tái lòng.
Hoa-xuân nọ còn fong nộn-nhị
Ánh đào-kiểm đâm bông não-chúng
Bệnh Tề-Tuyên đã nổi lên đùng-đùng.
Lửa-cơ đốt ruột, zao-hàn cắt za
Ngĩ nguồn-cơn zờ-zói sao đang
Cái gương nhân-sự chiền chiền
Liệu thân này với cơ-fiền fải nao
Tay nguyệt-lão khờ sao có một
Đình trầm-hương khoá một cành mẫu-đơn
Lòng quân-vương chi-chút trên tay
Nước kia muốn đổ, thành này muốn long.
Chúng ta có thể nói linh-hồn tiếng Việt của Nguyễn Ja-Thiều trong thế-kỉ 18 còn Việt hơn tiếng Việt ngày nay. Tiếng Việt ngày nay có nhiều zụng ngữ rất nô-lệ Tầu. Viết tên người và tên địa-zanh sai bét. Nếu không thẳng-thắn nói là “ba-que, xỏ-lá”. Trong cái nhìn Thẩm-mĩ chúng-ta không thể gọi hiện-tượng này lá ĐẸP được bởi nó trưng ra sự iếu-kém, hoang-mang, và nô-lệ của một zân-tộc. Một zân-tộc có qúa nhiều anh-hùng mà lại tôn-sùng và khiếp sợ ngoại-nhân. Như vậy có fải là một “căn-bệnh Hèn” nằm trong xương-tủy hay không?
Bàn vế Cái-đẹp là đi tìm cái jì thực ở fía sau “hiên-tượng” và sau “ảo-tưởng” Một zân-tộc có ngôn-ngữ “ba-que” mà không biết nhìn ra “ba que”, thì trong thế-jan zân-tộc đó có qúa nhiều tính “fù-zu”, không xác-định được vị-trí của mình ngay trong mảnh-đất mình đang sống.
Sau đây là vài ví-zụ rất nhỏ về ngữ-học. Văn-fạm Tiếng Việt zạy ở trường cho các em học-sinh, về các loại-tự trong đó có “liên-tự”. Thế nhưng, cách viết không thấy đâu là “liên-tự” là những tiếng hay những chữ gép lại thành ngĩa. Những địa-zanh như HÀNỘI, SÀIGON, NHATRANG, ĐÀLẠT viết rất đúng nhưng tất cả địa-zanh còn lại đều rời rạc, vô hồn.
Tôi thường chê và khinh Tầu vì tính man-rợ trong tư-tưởng và văn-hóa Tầu. Nhưng Tầu viết rất đúng về địa-zanh. Chẳng hạn, viết và đọc theo cổ-tự, thiên về hình-tượng thì Tầu đọc và viết là Bắc Kinh, Động Đình Hồ. Nhưng khi viết theo mẫu-tự La-tinh, Tầu viết là Beijing và Dongting Hu, vì hai chữ này là “liên đại-zanh từ”, Viết theo lối Việt sẽ fải là Bắc-kinh hay Bằckinh, và Động-đình Hồ hay Độngdình Hồ. Người Đại Hàn viết cũng rất đúng, ví zụ Bình Ngưỡng viết là P’yougyang, sang tiếng Việt fãi là Bình-Ngưỡng hay Bìnhngưỡng. Còn rất nhiều cách gi-âm rất sai trong tiếng Việt.
Bàn tới đây chúng ta mới hiểu vì sao người Đức đã bỏ ra qúa nhiều thì jờ tìm tòi và fê-fán cái hay cũng như cái zở cùa thẩm-mĩ Romanticism, vì người Đức không muốn nước Đưc có một tương-lai mờ tối.
April 3, 2013
(còn tiếp nhiều kì cho đến hết)
CHÚ-JẢI
1. Nietzsche, F. Geburst der Tragödie, p. 161. Random House, 1987.
2. Wittgenstein, Remarks on the Foundations of Mathematics. p. 199. The MIT 1978.
3. Nietzsche, F. Die Fröhliche Wissenschaft, [112], p. 122, Random House, 1974.
4. G. H. Hardy, A Mathematician’s Apology, p. 80, 1993, Cambridge University Press.
5. Hardvard–Smithsonian Center for Astrophysics in Cambridge, Mass.
6. Bài này đăng trong On Aesthetics in Science, trong Bộ Design Science Collection, Chủ-biên Judith Wechsler, MIT,1988, và Birkhäuser, Boston – Basel. Từ trang 73 tới trang 97.
7. Nietzsche, F. The Birth of Tragedy, p. 126, Random House, 1967.
8. Nietzsche, F. Ibid., p. 89.
9. Wittgenstein, L., Remarks on the Foundations of Mathematics, [46], p. 299. The MIT, 1978.
10. Wittgenstein, L., Ibid. P. 298.
11. Nietzsche, F. Die Fröhliche Wissenschaft, p. [56], p. 64, Random House, 1974
12. Nietzsche, F.Ibid., P. 350.
Xin xem Die Fröhliche Wissenschaft/The Gay Sience, 1974, Random House. Bản Anh-ngữ của Walter Kaufmann (Nguyên-tác Die Fröhliche Wissenschaft, 1887). Trong bài Dichter-Eitelket, chữ “Eitelkeit” có ngĩa là “fù-fiếm”. Tuy rằng chữ “Eitelkeit/Fù-fiếm” được Nietzsche nêu rõ là “thi-nhân sáng-tạo nhưng không luôn luôn í-thức việc làm của mình, nhưng vì chữ “fù-fiếm” có nhiều ngĩa bóng, cho nên tôi đã ngĩ tới những chữ khác hợp với tâm-hồn “tiêu-sái” của nhà-thơ. Bởi vậy, tôi đã chọn những chữ như “fiêu-zu” và “lãng-đãng”.
Đây là fiên-zịch (version) chứ không fải zịch (translation) theo lối học ở trường. Fiên-zịch cốt lấy í chình rồi fiên thành khúc mới cho hơp tiếng thơ và ngôn-ngữ của mỗi zân-tộc. Bản Anh-ngữ của Walter Kaufmann đã chứng tỏ rằng chỉ có fiên-zịch mới có linh-hồn và sáng-tạo cho độc-jả Anh/Mĩ cảm được mà thôi.
Lấy í trong Cung-oán Ngâm-khúc của Nguyễn Ja-Thiều, với những câu sau đây:
Càng đàn, càng địch, càng mê,
Càng gay gắt điệu, càng tê-tái long.
Trong nguyên-tác bài Tặng Goethe, Nietzsche zùng chữ “Narr”. Der Narr có ngĩa là “kẻ điên-khùng”.và cũng có ngĩa là “thằng-hề trên sân-khấu” hay “thằng hề trong các cuộc vui”. Tiếp theo đó là chữ “Spiel” tức là “Trò chơi” hay “Trò đùa”
Jáo-sư Tiến-sĩ Hubert Hohl chuyển hai câu sau:
Càng đàn, càng đĩch, càng mê,
Càng gay gắt điệu, càng tê-tái lòng.
sang tiếng Đức rất sát ngĩa, như sau:
Je länger
dieses Konzert währte,
und so mehr betäubte es mich;
der Rytmus des Verlangens
rührte mein trauriges Herz.
Trong nguyên-tác bài Tặng Goethe, Nietzsche zùng chữ “Narr”. Der Narr có ngĩa là “kẻ điên-khùng”.và cũng có ngĩa là “thằng-hề trên sân-khấu” hay “thằng hề trong các cuộc vui”. Tiếp theo đó là chữ “Spiel” tức là “Trò chơi” hay “Trò đùa”
Tiện đây khi đọc bốn câu sau trong Cung-oán Ngâm-khúc, chúng ta có thể thắc-mắc về hai chữ “đan-trì”
Tiếng thánh thót cung-đàn thúy-zịch,
Jọng nỉ-non ngọn địch đan-trì.
Càng đàn, càng địch, càng mê,
Càng gay găt điệu, càng tê-tái lòng.
Tiến-sĩ Hubert Hohl zịch đan-trì là der Markise tương đương với chữ Anh awning, tức là màn ở mái-hiên che nắng mưa. Nhưng trong Dictionaire Vietnamien – Chinois – Francais của Eugène Gouin (Sagon, 1957) thì “đan-trì” là cung-điện. Theo một đồng-ngiệp cho biết thì “đan-trì” là cái-sân xưa kia thường thấy nơi các nhà quyền-qúi ở Thăng-long. Như vậy, “đan-trì” đúng là cái sân thường có mái che trong zinh-thự hay cung-điện để mọi người ngồi chơi. Ở Tây-fương, “đan-trì” là “lodger” chứ không fải là “awing” hay màn che ngoài hiên như Tiến-sĩ Hohl đã hiểu. Zo đó câu:
Jọng nỉ-non ngọn địch đan-trì,
Có ngĩa là:
Jọng nỉ-non ngon địch ngoài sân.
13. Nietzsche, F. Ở đây Nietzsche muốn nói đến vở bi-nhạc kịch Tristan và Isolde zo Wagner biên soạn, zựa trên nguồn gốc tình-sử đẹp và bi-thảm (Xin xem chú-thich số 6).
14. Nietzsche, F. The Birth of Tragedy, p. 161. Random House, 1967.
15. Nietzsche, F. Ibid., p. 160
16. Spice, Nicholas, “Is Wagner bad for us?” London Review of Books, Vol 35, No. 7- 11 April 2013. Pages 3-8.
17. Niezsche, F. The Birth of Tragedy, [369], p.326, Random House, 1967.
18. Nietzsche, F. Ibid., [32], p. 103.
19. Nietzsche, F. Ibid., [80], p. 135.
20. Nietzsche, F. Ibid., [87], p. 143.
21. Nietzsche, F., Die Fröhliche Wissenschaft, [368],p. 324 và [369] p. 326.