1

Bà Suu Kyi sẽ bắt đầu chuyến thăm bốn ngày kể từ ngày thứ Tư, đảng Liên minh Dân tộc vì Dân chủ (NLD) của bà cho biết.

Theo dự kiến bà sẽ gặp Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường, theo NLD.

Quan hệ giữa hai nước bị nguội dần trong những năm qua, một phần do bạo động gần đường biên giới hai nước.

Myanmar đã và đang giao tranh với phiến quân tại vùng Kokang phía đông giáp danh với tỉnh Vân Nam của Trung Quốc.

Ít nhất năm người chết hồi tháng Ba khi một phi cơ của Myanmar ném một trái bom xuống một cánh đồng mía.

Trung Quốc sau đó điều quân đội tuần tiễu trong khu vực này.

Biên tập viên BBC tiếng Trung nhận định chuyến thăm này của bà Suu Kyi là ngoài sức tưởng tượng cách đây 5 năm xét về thực tế bà được xem là người tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền cũng như là người được trao giải Nobel Hòa bình.

Phóng viên Ngô Ngọc Văn nói giải thưởng này bị Trung Quốc xem là do “các nước phương Tây thù nghịch” bày đặt ra sau khi nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc Lưu Hiểu ba được trao giải này vào năm 2011.

Tổng thống Thein Sein của Myanmar đã và đang sát cánh hơn với Hoa Kỳ.

“Một số báo chí bằng tiếng Trung tại hải ngoại đưa tin có sự chia rẽ trong giới lãnh đạo Trung Quốc về việc liệu có nên để chuyến thăm này diễn ra hay không và ai là người nên mời bà Suu Kyi thăm Bắc Kinh.

“Rốt cùng thì lời mời đến từ Đảng Cộng sản Trung Quốc, thể hiện việc giao lưu giữa hai đảng, và Chủ tịch Tập Cận Bình có thể tiếp đón bà Suu Kyi mà không có khúc mắc gì về mặt thủ tục lễ tân,” bà Ngô Ngọc Văn cho biết.

Trong giai đoạn chính quyền quân nhân Myanmar bị phương Tây thanh trừng và bà Suu Kyi bị quản chế tại gia, Trung Quốc vẫn duy trì là đồng minh trung thành.

Nhưng kể từ khi có cải tổ được tiến hành vào năm 2011, chính phủ của Tổng thống Thein Sein đã sát cánh hơn với Hoa Kỳ, mặc dù Trung Quốc tiếp tục giúp làm các dự án hạ tầng chính tại Myanmar.

Là lãnh đạo NLD, bà Suu Kyi được trông đợi đóng môt vai trò chủ đạo trong kỳ bầu cử tổng thống tại Myanmar vào tháng 11 năm nay, mặc dù nhiều khả năng bà sẽ không thể ra tranh cử ghế tổng thống.

Bà đang tranh đấu nhằm thay đổi một điều khoản trong hiến pháp theo đó ngăn cản bà ra tranh với tư cách một ứng viên.

Mời bà Suu Kyi tới Bắc Kinh là việc Trung Quốc công nhận rằng sau kỳ tổng tuyển cử tại Miến Điện, bà sẽ là một nhân vật chính trị mà Trung Quốc không thể không để tâm tới, phóng viên BBC Jonah Fisher tại Yangon nhận xét.

binhthanh

binhthanh

Posted by binhthanh

: