20 bản đồ Hoàng Sa, 20 bản đồ cổ Trung Quốc và 2 sách atlas Trung Quốc được triển lãm tại Hội thảo quốc tế “Sự xung đột trong Biển Đông”, tổ chức tại ĐH Yale, Mỹ cuối tuần qua. Ðây là 40 bản đồ trong bộ sưu tập 150 bản đồ cổ Hoàng Sa và Trung Quốc, cùng 3 sách atlas Trung Quốc mà ông Trần Thắng, Việt kiều Mỹ, sưu tập từ giữa năm 2012. Những bản đồ này đã được ông Thắng gửi tặng cho Việt Nam và UBND huyện đảo Hoàng Sa, Đà Nẵng.

Người Việt thật quá tài năng!

Niềm tự hào của nước Việt trên đất Mỹ…
Thật đáng ngưỡng mộ!
Lần đầu tiên những bản đồ cổ giúp chứng minh chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa do Việt kiều Trần Thắng sưu tầm được trưng bày ở Mỹ.
Hoang Sa 1
Prevost Bellin, Đức, 1747, cho thấy lãnh thổ Trung Quốc chỉ dừng lại ở đảo Hải Nam. Ảnh: Trần Thắng.
Trao đổi với VDT, ông Trần Thắng, chủ tịch Viện văn hóa – giáo dục Việt Nam (IVCE), cho biết các học giả tham dự hội thảo đều cho rằng, hiện chưa có sách hoặc công trình nghiên cứu về Hoàng Sa và Trường Sa được viết bằng tiếng Anh được phát hành rộng rãi. Điều này khiến các học giả quốc tế than phiền rằng họ không có tài liệu để nghiên cứu.
“Việt Nam được một số học giả quốc tế tranh đấu bảo vệ lợi ích Biển Ðông. Chính phủ Việt Nam cũng cần lập ra quỹ về Biển Ðông để tạo mọi điều kiện phát triển thông tin về Biển Ðông. Từ nguồn ngân sách này, có thể dùng dịch sách, các công trình nghiên cứu, phim tài liệu và tài liệu về Biển Ðông sang tiếng Anh và tiếng Trung Quốc”, ông Thắng nói và cho rằng quỹ Biển Ðông cũng sẽ hỗ trợ cho các công trình nghiên cứu Biển Ðông.
The Atlas of The World, Johnsons Atlas, New York, 1869. cũng cho thấy chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa thuộc Việt Nam. Ảnh: Trần Thắng.
Hiện Trung Quốc và các nước trong khối Ðông Nam Á tăng cường phát triển quân sự, có nghĩa là phát triển “sức mạnh cứng”. Cái giá phát triển sức mạnh cứng là hàng tỷ tỷ USD, trong khi giá thành phát triển sức mạnh mềm như đầu tư nghiên cứu Biển Đông chỉ vài triệu USD. “Ðiều quan trọng của sức mạnh mềm là gìn giữ được hoà bình trong khu vực trong các cuộc xung đột về Biển Ðông”, ông Thắng nói.
“Tôi nghĩ Chính phủ cần phải công khai giải pháp cụ thể về Biển Đông. Ví dụ như trường hợp Philippines họ chọn giải pháp về môi trường biển và giá trị pháp lý về đường lưỡi bò để chống lại Trung Quốc tại tòa án quốc tế, và giải pháp này được công khai trong nước và cả thế giới”, ông cho biết thêm.
Ông Trần Thắng tốt nghiệp kỹ sư cơ khí tại University of Connecticut và làm việc cho công ty động cơ máy bay Pratt & Whitney từ năm 2000. Ông đồng thời là Chủ tịch Viện văn hóa – giáo dục Việt Nam (IVCE) tại New York, nhằm phát huy giáo dục Mỹ tại Việt Nam và giới thiệu văn hóa Việt Nam tại các ÐH Mỹ.
Năm 2012, ông Trần Thắng sưu tầm 150 bản đồ cổ Trung Hoa, bản đồ Hoàng Sa và 3 sách atlas Trung Hoa chứng minh chủ quyền biển đảo Việt Nam.
Theo VNE
VuNguyen

Vu Nguyen

VuNguyen

Posted by VuNguyen

: