TT – Từ cuộc chạy đua để được chọn làm ứng cử viên chính thức của Đảng Dân chủ hay Đảng Cộng hòa cho đến chiến dịch vận động cuối cùng trước ngày bầu cử 8-11, mọi thứ đều cần phải chi đậm.

Democratic U.S. presidential candidate Senator Bernie Sanders speaks as former Secretary of State Hillary Clinton listens at the PBS NewsHour Democratic presidential candidates debate in Milwaukee, Wisconsin, February 11, 2016. REUTERS/Jim Young

Báo Le Figaro của Pháp ghi nhận ngân quỹ vận động tranh cử của các ứng viên tổng thống Mỹ được tích góp từ nhiều nguồn, bao gồm các nhà tài trợ lớn, các nhà tài trợ nhỏ (dưới 200 USD), tiền cá nhân và các nguồn khác, trong đó có nguồn tiền từ các ủy ban hành động chính trị (PAC).

Ai được tài trợ 
nhiều nhất?

Tính đến ngày 7-3, bà Hillary Clinton (Đảng Dân chủ) chiếm ưu thế với 188,2 triệu USD ngân quỹ thu được.

Kế đến lần lượt là Ted Cruz (Đảng Cộng hòa) với 101,4 triệu USD, Bernie Sanders (Đảng Dân chủ) 96,4 triệu USD, Marco Rubio (Đảng Cộng hòa) 69 triệu USD, Donald Trump (Đảng Cộng hòa) 27,4 triệu USD và John Kasich (Đảng Cộng hòa) 15,4 triệu USD.

Một nguồn tiền tài trợ chủ yếu của cựu ngoại trưởng Hillary Clinton có được từ các bài diễn thuyết của phu quân Bill Clinton.

Trước khi chính thức tuyên bố ra tranh cử tổng thống hồi năm ngoái, ngân quỹ của bà đã thu được trên 15 triệu USD từ hơn 135.000 người tài trợ. Công lớn nhờ tổ chức “Sẵn sàng vì Hillary” (Ready For Hillary).

Tổ chức này xoay xở đủ thứ để kiếm tiền quyên góp, từ tổ chức sự kiện có bán vé (giá vé 20,16 USD) trong và ngoài nước cho đến bán trên mạng đủ thứ hàng lưu niệm có in ảnh bà Hillary như mũ, áo thun, ốp lưng điện thoại, vòng cổ cho mèo, miếng dán trên xe hay trên máy tính.

Đến lúc bà Hillary thông báo ra tranh cử thì chỉ riêng miếng dán đã bán được hơn 1,2 triệu miếng. Nói chung về cách kiếm tiền tài trợ, PAC của bà hoạt động chẳng khác gì câu lạc bộ cổ động viên bóng đá.

Tỉ phú Donald Trump chỉ kiếm được số tiền bọt bèo 27,4 triệu USD tài trợ. 78% trong ngân quỹ tranh cử của ông là tiền túi bỏ ra.

Với giá trị tài sản 4,5 tỉ USD của ông thì khoản này cũng chưa thấm vào đâu! Với nghị sĩ Bernie Sanders, đối thủ của bà Hillary Clinton trong Đảng Dân chủ, 70% trong ngân quỹ tranh cử 96,4 triệu USD có được từ tiền đóng góp của các nhà tài trợ nhỏ với số tiền đóng góp bình quân 27 USD.

Tiền đến từ đâu?

Ở Mỹ có hai cách kiếm tiền tài trợ vận động tranh cử là tiền của các nhà tài trợ tư nhân và quỹ công. Thông thường các ứng viên rất ít khi tìm nguồn tài trợ từ quỹ công vì phải cam kết thực hiện nhiều điều kiện ràng buộc nghiêm ngặt.

Như vậy, nguồn thu ngân quỹ vận động chủ yếu từ các nhà tài trợ tư, các doanh nghiệp, các tổ chức vận động hành lang và ngay cả tiền từ các nghiệp đoàn thông qua PAC.

Trong hệ thống chính trị Mỹ, các ứng viên tổng thống được phép huy động nguồn tài trợ cho chiến dịch tranh cử. Quy trình kêu gọi tài trợ và cách thức chi tiêu đều được pháp luật quy định rất nghiêm ngặt.

Mỗi ứng viên tổng thống phải thành lập PAC. Về lý thuyết, PAC là các nhóm ủng hộ độc lập với các đảng và các ứng viên, phụ trách thu thập tiền tài trợ để đầu tư cho các chiến dịch quảng cáo, các sự kiện nhằm ủng hộ hay không ủng hộ ứng viên nào đó.

PAC phải có thủ quỹ và phải đăng ký với Ủy ban Bầu cử liên bang (FEC). FEC giám sát và bảo đảm thi hành luật về huy động tài trợ và chi tiêu cho chiến dịch tranh cử.

Giới tài chính chi mạnh

Đến nay ngành tài chính đã đóng góp cho bà Hillary Clinton 34,7 triệu USD, nhiều nhất so với các ứng viên khác. Theo số liệu từ Trung tâm Phản hồi chính trị, tỉ phú Georges Soros cũng đã chi 7 triệu USD cho PAC ủng hộ bà. Đảng Cộng hòa cũng không ngoại lệ.

Ông Lawrence Ellison, chủ Tập đoàn công nghệ Oracle, đã đóng góp 3 triệu USD ủng hộ nghị sĩ Marco Rubio. Trong khi đó anh em nhà Wilks, đại gia dầu mỏ ở bang Texas, chi đẹp ủng hộ nghị sĩ Ted Cruz 15 triệu USD.

Hoàng Duy

Cuộc đời này vốn dĩ là vô thường.

Posted by khaihuy

:

Cuộc đời này vốn dĩ là vô thường.