Bác sỹ Lê Ngọc Hòa Nhã, M.D. Ph.D, Professor Assistant, Gastroenterologist
nơi công tác là: Khoa Nội Tiêu Hóa, Phân Viện Tổng Quát 2, Bệnh viện ĐH Semmelweis, thủ đô Budapest, nước Cộng hòa Hungary đã lên tuyến đầu tham gia cuộc chiến phòng chống dịch bệnh COVID-19. Bác sỹ Nhã cho biết sẽ chia sẻ nhiều thông tin về phòng chống dịch bệnh COVID-19 hàng ngày cho cộng đồng người Việt ở Hungary và trên toàn thế giới. Click vào để xem thông tin chia sẻ của bác sỹ Nhã .

NHÓM NGƯỜI CÓ NGUY CƠ DIỄN TIẾN NẶNG CAO NẾU BỊ NHIỄM COVID-19

1. ĐỐI TƯỢNG NGƯỜI LỚN TUỔI (TRÊN 65 TUỔI)
Người lớn tuổi thường mang nhiều bệnh nền, các bệnh nền phổ biến nhất gồm có cao huyết áp, suy tim, bệnh lý liên quan đến gan thận, ung thư, tiểu đường, bệnh lý liên quan đến khớp, tai biến mạch máu não, v.v… Thời gian tính từ khi phát hiện triệu chứng đầu tiên liên quan đến Covid-19 đến thời điểm khó thở chỉ trong vòng từ 2-5 ngày.
Kế hoạch bảo vệ sức khỏe cho những người lớn tuổi hoặc những người chăm sóc sức khỏe cho các cá nhân lớn tuổi được chia làm 3 phần chính:
a. Bệnh sử:
– Liệt kê tất cả các bệnh mãn tính hoặc các bệnh đã được điều trị khỏi (đặc biệt là những bệnh đòi hỏi bệnh nhân phải nằm viện). Nếu có thể, mốc thời gian của từng bệnh lý cũng nên được ghi chú.
– Liệt kê các cuộc phẫu thuật lớn nhỏ đã thực hiện trong đời, đại phẫu hay tiểu phẫu.
– Lịch sử truyền máu: đã từng nhận máu chưa? Đã từng hiến máu chưa? Nếu biết được, người bệnh có nhóm máu nào?
– Có dị ứng với bất cứ loại thuốc nào không hoặc bất cứ thứ gì ko?
– Lập bảng cho những thuốc sử dụng hằng ngày bao gồm các chi tiết: tên thuốc, liều dùng, bao nhiêu lần dùng trong ngày.

b. Liên hệ:
– Ai là bác sĩ gia đình chịu trách nhiệm cho người bệnh? Hoặc ai là bác sĩ thường xuyên theo dõi bệnh tình của người bệnh? (Tên, cơ quan công tác, số điện thoại, địa chỉ email, v.v…)
– Ai là người cần liên lạc trong các trường khẩn cấp? (Tên, địa chỉ, điện thoại, email, mối quan hệ với người bệnh, v.v…)
– Ai là người chịu trách nhiệm chăm sóc sức khỏe cho người bệnh? (Tên, địa chỉ, điện thoại, địa chỉ email, v.v…) Nếu ở một mình thì cũng nên ghi chú.

c. Môi trường sống: người bệnh sống ở căn hộ chung cư hay nhà vườn, người bệnh sống với ai.

Lời khuyên dành cho nhóm người lớn tuổi trong tình hình dịch bệnh Covid-19 là hạn chế tiếp xúc, hạn chế việc thăm hỏi, hạn chế người chăm sóc và nâng cao ý thức của người chịu trách nhiệm chăm sóc. Theo con số thống kê thì 18% người dương tính với Covid-19 đòi hỏi điều trị nội trú tại bệnh viện, trong số này 14% phải được điều trị trong phòng hồi sức cấp cứu, và 4% phải can thiệp ECMO hoặc các thủ thuật khác.

2. ĐỐI TƯỢNG CÓ BỆNH HEN SUYỄN HOẶC LIÊN QUAN ĐẾN PHỔI (COPD, XƠ PHỔI, ĐÃ TỪNG ĐIỀU TRỊ THUYÊN TẮC PHỔI)
Covid-19 thường gây triệu chứng ở đường hô hấp trên trước, làm cơn hen trở nên nghiêm trọng hơn và dễ dẫn tới viêm phổi, suy hô hấp hơn. Việc cần làm của những đối tượng này là:
a. Bệnh sử
b. Trữ thức ăn, thuốc hen. Giữ khoảng cách an toàn, rửa tay thường xuyên, tránh đám đông và không nên đi đến những nơi có không gian kín.
c. Kế hoạch hành động nếu lên cơn hen:
– Nên lưu lại chi tiết và cá nhân ở đâu dễ tìm nhất cho người có mặt ở hiện trường với mình.
– Tác nhân gây hen của mình là gì: khói, lông thú cưng, nấm mốc, bụi, cây cỏ/phấn hoa, cảm lạnh, hoạt động thể thao, v.v…
– Cơn hen có đi theo khuôn mẫu nào không: theo mùa, theo tuần, tháng, năm?
– Khi lên cơn hen, triệu chứng có nặng không?
– Thuốc điều trị thường xuyên là gì? Khi cơn hen trở nặng vác các thuốc điều trị không phát huy tác dụng, người bệnh có được phép từ bác sĩ điều trị dùng các thuốc khác không?
– Liên hệ với ai nếu lên cơn hen nặng?

3. ĐỐI TƯỢNG CÓ CÁC BỆNH LÝ LIÊN QUAN ĐẾN HỆ TIM MẠCH (SUY TIM, VẤN ĐỀ VỀ VAN TIM, ĐÃ CÓ PHẪU THUẬT CAN THIỆP ĐẾN TIM)
Bệnh lý nền liên quan đến tim là một trong những nguyên nhân gây khó khăn trong việc điều trị cho bệnh nhân ở khu cấp cứu nặng vì người bệnh tim thường đáp ứng thuốc kém và rất kém thuốc. Ngoài ra, đối với những cá nhân này, phác đồ điều trị thường rất phức tạp và mang nguy cơ tử vong cao.

4. ĐỐI TƯỢNG CÓ CÁC BỆNH LÝ LIÊN QUAN ĐẾN HỆ MIỄN DỊCH
Các đối tượng này gồm có các bệnh nhân đang trong quá trình điều trị ung thư (hóa trị, xạ trị, hậu phẫu cắt bỏ khối u), các cá nhân hút thuốc lá lâu năm, các bệnh nhân ghép tạng (uống thuốc ức chế miễn dịch suốt đời), suy hệ miễn dịch, bệnh tự miễn, các bệnh nhân bắt buộc phải dụng steroid trong các phác đồ điều trị khác nhau.

5. ĐỐI TƯỢNG BỊ BÉO PHÌ (BMI TRÊN 40)

6. ĐỐI TƯỢNG CÓ BỆNH LÝ TIỂU ĐƯỜNG
Hễ miễn dịch của những người bị bệnh tiểu đường rất kém, khả năng lành thương hở cũng rất lâu. Biến chứng tiểu đường thường liên quan tới tim, gan, thận. Dưới đây là lời khuyên dành cho những đối tượng này:
a. Bệnh sử:
– Người bệnh nên biết mình tiểu đường típ nào và mốc thời gian khi phát hiện ra bệnh là khi nào.
– Có sử dụng insulin tiêm hay không hay chỉ dừng lại ở thuốc uống?
– Nếu có sử dụng tiêm insulin, loại insulin đang dùng là gì? (Insulin nhanh, vừa, nền hay 24 giờ?) Tiêm bao nhiêu đơn vị cho mỗi lần tiêm?
– Người bệnh nên ghi chú lượng đường trong máu theo hướng dẫn sau:
* Tiểu đường nặng (tổng cộng 8 lần trong ngày): 3:00 sáng, trước và sau ăn sáng, trước và sau ăn trưa, trước và sau ăn tối, 22:00 giờ.
* Tiểu đường vừa (tổng cộng 4 lần trong ngày): trước ăn sáng, trước ăn trưa, trước ăn tối, 22:00 giờ.
* Tiểu đường nhẹ (tổng cộng 3 lần trong ngày): sau ăn sáng, sau ăn trưa, sau ăn tối.
– Nếu người bệnh thuộc tiểu đường típ 1, có đang sử dụng bơm insulin không?

7. ĐỐI TƯỢNG CÓ BỆNH LÝ SUY THẬN
Suy thận khiến cho chức năng lọc chất độc không tốt. Đa số các phác đồ điều trị đều phát huy khi chức năng thận tốt, tác dụng phụ của các thuốc này làm nặng thêm bệnh lý suy thận.

8. ĐỐI TƯỢNG CÓ BỆNH LÝ SUY GAN
Gan là nơi sản sinh một số thành phần quan trọng của hệ miễn dịch. Do đó, người suy gan sẽ có hệ miễn dịch kém. Ngoài ra còn có rất nhiều vấn đề khác liên quan đến thải độc, chống đông máu, dinh dưỡng, v.v… mà người bệnh phải đối mặt khi bị suy gan.

Nguồn FB : Nhã Lê

vietditru

vietditru

Posted by vietditru

: