Một nông gia đang nói chuyện với một công nhân tại Firebaugh, California. (Justin Sullivan/ Getty Images)
FRESNO, California – Cách mấy ngày sau khi ông Donald Trump đắc cử tổng thống, người đã thề hứa sẽ trục xuất hàng triệu người sống bất hợp pháp tại Hoa Kỳ, và sẽ củng cố biên giới Mỹ-Mexico, ông Kevin Herman, một nông gia ở California, đặt mua các dụng cụ mới với giá gần $600,000, và cắt giảm số lượng công nhân mà ông sẽ cần, để bắt đầu mùa thu hoạch sắp tới.
Ông Herman trồng sung, hồng vàng, và hạnh nhân, trong tiểu bang có sản lượng nông nghiệp cao nhất nước Mỹ. Ông nói rằng những lời ông Trump nói đã thúc đẩy ông mua những thứ ấy, với số lượng lớn hơn nếu ông có những lời ấy.
Ông Herman nói với hãng thông tấn AP, “Lẽ ra tôi không chi ra nhiều như vậy, hoặc không mua máy móc nhiều đến thế như tôi đã làm.”
Những người khác trong ngành nông nghiệp ở California nói rằng những lời phát biểu cứng rắn của ông Trump, nhắm vào những di dân bất hợp pháp ở Mỹ, trong số đó có khá đông những người làm việc trong các nông trại, cũng đã thúc đẩy họ phải hành động.
Họ đang kêu gọi các dân biểu quốc hội nói cho tân tổng thống biết về lực lượng lao động cần thiết để nuôi sống đất nước. Họ cũng bảo đảm với các công nhân rằng họ sẽ bảo vệ những người làm việc cho họ.
Joe Del Bosque, một nông dân ở San Joaquin Valley, mới đây tập hợp khoảng 20 công nhân làm việc quanh năm, tại một tiệm ăn beefsteak ở Los Banos, để dùng bữa trưa vào dịp nghỉ lễ hàng năm của họ.
Tiệc này thay vì vui như mọi lần, lại bắt đầu bằng một giọng nghiêm túc. Đề tài về nhập cư chiếm một phần lớn hơn của cuộc trò chuyện năm nay vì ông Trump, theo ông Bosque cho biết.
Del Bosque nói với nhóm công nhân của ông rằng ông sẽ làm mọi cách để cho chính phủ mới biết vai trò quan trọng của họ trong ngành nông nghiệp. Đó là một thông điệp mà Del Bosque muốn các quản đốc của ông truyền đạt cho thêm 300 người làm việc theo mùa, được cần đến vào lúc cao điểm của mùa thu hoạch.
Trong một cuộc phỏng vấn, Leticia Alfaro, một giám sát viên an toàn thực phẩm tại nông trại, nói rằng trong số những người bạn của bà làm việc ngoài đồng, có nhiều người không có giấy tờ hợp lệ giống như bà, và họ có thái độ nghiêm túc đối với những lời đe dọa của ông Trump.
Bà Alfaro, 53 tuổi, nói bằng tiếng Tây Ban Nha, “Những lời ông ấy nói làm cho họ khiếp sợ. Bà cho biết họ sợ bị trục xuất, và bị tách ra khỏi con cái được sinh ra ở đây. Sau khi ông Trump nhậm chức, họ tự hỏi liệu một chuyến đi đơn giản đến tiệm tạp hóa có phải là an toàn hay không để làm. Lý do là vì họ sợ các trạm kiểm soát, nơi mà họ sẽ bị chặn lại và phải xuất trình giấy tờ.
Những lời ông Trump nói đều được cảm nhận một cách mạnh mẽ ở California. Tiểu bang này sản xuất gần một nửa trong tổng số trái cây, rau củ, và các loại hạt nut của nước Mỹ, có trị giá $47 tỷ mỗi năm. Các chuyên gia nói rằng những lời ông nói gây được tiếng vang trên toàn quốc.
Texas, Florida và Georgia là những ví dụ của các quốc gia có những cộng đồng di dân lớn chiếm ưu thế trong những ngành như xây nhà, chăm sóc ý tế, dịch vụ thực phẩm. David Zonderman, một chuyên gia về lịch sử lao động tại đại học North Carolina State University nói như vậy.
Nỗi sợ hãi bắt nguồn từ những cuộc mít tinh vận động tranh cử của ông Trump. Ở đó ông nhận được một phản ứng nồng nhiệt, mỗi khi ông thề hứa trục xuất những người đang ở trong nước Mỹ một cách bất hợp pháp. Số lượng đó lên tới 11 triệu người. Lập trường ấy dịu bớt lại sau khi ông Trump thắng cử, khi ông nói rằng ông muốn bắt đầu với 3 triệu người có hồ sơ hình sự.
Một số nông dân lưu ý rằng sự thay đổi sau ngày bầu cử của ông Trump là một dấu hiệu cho thấy rằng lời lẽ đao to búa lớn trong cuộc vận động tranh cử của ông sẽ không trở thành hiện thực. Họ nói rằng ông cũng là một nhà kinh doanh giống như họ. Nhưng những người khác tin rằng sự thay đổi này làm nổi bật bản chất không thể đoán trước được của vị tổng thống đắc cử.

 

binhthanh

binhthanh

Posted by binhthanh

: