Bộ Trưởng Giáo Dục Hoa Kỳ Betsy DeVos hôm Thứ Ba nói rằng bong bóng nợ học đã gây ra một “cuộc khủng hoảng trong đại học,” và rằng con đường truyền thống tới đại học có thể không phải là chọn lựa tốt nhất đối với tất cả các học sinh.

Bộ Trưởng DeVos đưa ra bình luận như trên tại Atlanta tại hội nghị huấn luyện đối với phân bộ Trợ Giúp Học Sinh Liên Bang của Bộ Giáo Dục, xem xét các món vay mươn của sinh viên được trao tặng bởi chính phủ liên bang. Bộ đã công bố bản văn phát biểu của bà bộ trưởng.

“Hệ thống giáo dục đại học của chúng ta là sự thèm muốn của thế giới, nhưng nếu chúng ta không tạo ra chính sách quan trọng thay đổi trong cách mà chúng ta phân phát, điều hành và quản trị các món cho vay tiền học liên bang, thì chương trình mà nhiều sinh viên dựa vào sẽ nguy hiểm nghiêm trọng,” theo bà bộ trưởng phát biểu.

DeVos cho biết chính phủ liên bang giữ 1.5 ngàn tỉ đô la tiền vay mượn học chưa trả, là gia tăng gấp ba lần từ năm 2007 và 500 tỉ đôla gia tăng từ năm 2013. Bà nói rằng hồ sơ cho vay của Quỹ Trợ Giúp Sinh Viên Liên Bang (FSA) hiện chiếm gần 10% nợ quốc gia của Mỹ.

Bà đổi lỗi chính phủ Obama và việc lấy lại các món cho vay tiền học liên bang năm 2010, đã đình chỉ các ngân hàng tư nhân trong việc phân phát các món cho vay tiền học được tài trợ từ liên bang. DeVos nói rằng quyết định này khuyến khích các đại học gia tăng học phí của họ.

“Khi chính phủ liên bang cho vay tiền của người thọ thuế nhiều hơn, thì các trường gia tăng học phí,” bà cho biết tiếp. “Các trương mục tài chánh của Quỹ Trợ Giúp Sinh Viên Liên Bang chiếm 80% thu nhập tiền học phí và lệ phí thực sự nhận được bởi các trường.”

Bà cho biết hầu hết sự cho vay gia tăng từ năm 2010 liên hệ với các cá nhân gánh thêm nợ, hơn là gia tăng số lượng sinh viên vay tiền học. Bà cũng cho biết 70% sự gia tăng liên kết với sự gia tăng nợ cá nhân, trong khi 30% là gia tăng số người vay mượn.

Bà DeVos nói rằng chính phủ liên bang phải trở thành nhà cho vay “có trách nhiệm nhiều hơn,” nhưng cũng nhấn mạnh rằng các trường học và gia đình nên gánh trách nhiệm lớn hơn khi quốc gia giải quyết khủng hoảng nợ học sinh.

vietditru

vietditru

Posted by vietditru

: