Nhập tịch Mỹ-Lối vào “Giấc mơ Mỹ” Phần 1 &2.

Phần 1:

Nhập quốc tịch Mỹ là ước mơ của nhiều người di dân đến Mỹ để được hưởng những quyền lợi. và đặc ân dành cho công dân Mỹ. Để có thể xin nhập tịch Mỹ, các di dân phải hội tụ một số điều kiện nhất định mới có thể biến giấc mơ trở thành công dân Mỹ thành hiện thực.

A. CÁC ĐIỀU KIỆN NHẬP QUỐC TỊCH MỸ

Phải là Thường trú nhân tại Mỹ ít nhất 5 năm, nếu có vợ (chồng) là công dân Mỹ thì chỉ cần 3 năm.
Có mặt tại Mỹ ít nhất 30 tháng trong 5 năm vừa qua, hoặc 18 tháng trong 3 năm vừa qua nếu kết hôn và chung sống với một công dân Mỹ.
Sống ở 1 tiểu bang hay đặc khu do Sở Di trú và Nhập tịch Mỹ – USCIS quản lý ít nhất 3 tháng trước khi nộp đơn xin nhập quốc tịch Mỹ.
Có nhân cách đạo đức tốt (không vi phạm luật hình sự như khai gian, trộm cắp, bị trục xuất, dùng giấy tờ giả, buôn bán chất cấm…), hiểu biết, và chấp nhận các nguyên tắc của Hiến pháp Hoa Kỳ.
Không vi phạm bất cứ luật di trú nào.
Có khả năng nói, đọc, viết, hiểu tiếng Anh đơn giản khi được phỏng vấn, trừ trường hợp bạn có những suy yếu về thể xác, hoặc trí tuệ. Bạn có thể miễn kiểm tra tiếng Anh nếu trên 50 tuổi, và có thẻ xanh trên 20 năm.
Phải trả lời được những câu hỏi về lịch sử, và chính quyền nước Mỹ. Bạn có thể được miễn nếu trên 65 tuổi, và có thẻ xanh trên 20 năm.

B. TIẾN TRÌNH XIN NHẬP QUỐC TỊCH MỸ

1. Nộp đơn

Điền mẫu đơn N-400.
Chụp 2 tấm hình.
Gửi đơn N-400, tài liệu mà Sở Di trú yêu cầu, và lệ phí tới 1 trong 4 USCIS Service Center, tùy theo nơi đương đơn sinh sống.

2. Lăn tay

Sau khi nộp đơn, Sở Di trú sẽ gửi thư thông báo ngày giờ địa điểm lăn tay cho đương đơn, có thể sau vài ngày nộp đơn, nhiều khi là vài tháng.
Khi đi lăn tay, nhớ mang theo thư thông báo của Sở Di trú, thẻ xanh, các giấy tờ yêu cầu.
Người trên 75 tuổi nộp đơn thì không cần phải lăn tay. Nếu đương đơn sống ngoài nước Mỹ thì có thể tới Lãnh sự quán Mỹ tại nước mình đang sống để xin lăn tay. Sau đó, Sở Di trú sẽ gửi thư thông báo ngày giờ, địa điểm phỏng vấn cho đương đơn.

3. Phỏng vấn thi quốc tịch Mỹ

Nếu đương đơn thay đổi địa chỉ sau khi nộp đơn N-400, nhớ thông báo cho Sở Di trú biết. Nếu vì lý do nào đó đương đơn không thể tới phỏng vấn thi quốc tịch Mỹ, thì phải viết thư thông báo cho Sở Di trú biết về sự thay đổi này.

Trong buổi phỏng vấn, nhân viên phỏng vấn sẽ hỏi lại những câu hỏi trong mẫu đơn N-400 đương đơn đã trả lời. Thêm vào đó, đương đơn sẽ được hỏi về lịch sử, và tổ chức công quyền Hoa Kỳ trong 100 câu hỏi đã học trước đó, và kiểm tra khả năng nghe, nói, đọc, hiểu tiếng Anh.

4. Tuyên thệ

Sau khi vượt qua cuộc phỏng vấn, các cơ quan công quyền Mỹ sẽ thẩm định, điều tra lý lịch của đương đơn. Nếu trong quá khứ đương đơn không có tiền án, và chứng minh là người dân lương thiện, thì hồ sơ xin nhập quốc tịch Mỹ sẽ được Sở Di trú thông qua, và sắp xếp cho tuyên thệ.

nhap-tich-my-loi-vao-giac-mo-mu-p-1-1Sau khi tuyên thệ, bạn đã trở thành công dân Hoa Kỳ

Đương đơn sẽ nhận được thư mời đến Tòa án Liên bang Hoa Kỳ để tuyên thệ nhập tịch. Nếu có quá nhiều người tuyên thệ, Tòa án không đủ chỗ ngồi thì sẽ tổ chức một cuộc tuyên thệ ở nơi công cộng.

Nếu quá 30 ngày vì lý do nào đó mà Tòa án không thể tổ chức tuyên thệ được, Tòa sẽ chỉ định cho Sở Di trú cho đương đơn tuyên thệ ngay tại trụ sở của Sở Di trú. Bên cạnh đó, có nhiều người vừa vượt qua cuộc phỏng vấn, nếu hồ sơ của đương đơn đã có kết quả an ninh, vị giám khảo có thể cho đương đơn tuyên thệ tại chỗ mà không phải đợi đến ngày tuyên thệ tại Tòa án.

Đường link hướng dẫn nội dung

Phần 2

THI QUỐC TỊCH MỸ CÓ KHÓ KHÔNG?

Kỳ thi quốc tịch Mỹ là một trong những thủ tục rất quan trọng trong hành trình trở thành công dân Mỹ, và cuộc phỏng vấn này khiến nhiều người thấy căng thẳng, lo lắng. Vì thế, ứng viên hãy chuẩn bị thật tốt phần kiến thức về lịch sử, chính quyền nước Mỹ, tiếng Anh, và tâm lý thoải mái để vượt qua kỳ thi này một cách tốt nhất.

Thông thường, kỳ thi quốc tịch Mỹ gồm có 5 phần, thứ tự các phần có thể thay đổi tùy thuộc vào văn phòng Sở Di trú USCIS bạn đăng ký thi. Nếu thí sinh thi trượt lần thứ nhất, nộp đơn thi lại lần thứ hai trong vòng 90 ngày sau đó.

Trước khi bắt đầu cuộc phỏng vấn, nhân viên phỏng vấn sẽ yêu cầu ứng viên thề phải nói thật trong cuộc phỏng vấn.

Xem xét lại hồ sơ N-400: Nhân viên phỏng vấn sẽ xem xét lại những câu trả lời ứng viên đã điền trong mẫu đơn N-400, và yêu cầu trả lời những câu hỏi như các nước bạn đã đến, đã sống, tổ chức bạn tham gia…

Kiểm tra tiếng Anh: Nhân viên sẽ đánh giá kỹ năng nói tiếng Anh của ứng viên trong cuộc phỏng vấn và cũng kiểm tra khả năng đọc, hiểu, viết tiếng Anh.

Kiểm tra hiểu biết về lịch sử, chính quyền Mỹ: Ứng viên sẽ được hỏi 10 trong 100 câu về lịch sử, chính quyền Hoa Kỳ, và phải trả lời đúng 6 câu.

Một số trường hợp được miễn thi bằng tiếng Anh (đương đơn vẫn phải thi bằng tiếng Việt):

Người từ 50 tuổi trở lên, và là Thường trú nhân tại Mỹ ít nhất 20 năm.
Người từ 55 tuổi trở lên, và là Thường trú nhân ít nhất 15 năm.
Người từ 65 tuổi trở lên, và là Thường trú nhân ít nhất 20 năm sẽ được xem xét đặc biệt khi thi về lịch sử, và chính quyền Mỹ.
Nếu được miễn thi tiếng Anh, đương đơn phải nhờ một người đi cùng để thông dịch phần kiểm tra kiến thức về lịch sử, và chính quyền Mỹ. Với những trường hợp bị khuyết tật không thể đến nơi phỏng vấn, thì có thể được sắp xếp một cuộc phỏng vấn đặc biệt.

Với phần kiểm tra tiếng Anh: Nhân viên USCIS không đòi hỏi ứng viên phải có kỹ năng ngữ pháp hoàn hảo, phát âm thật chuẩn, hay vốn từ vựng phong phú. Họ chỉ muốn biết ứng viên có thể nói, và hiểu tiếng Anh cơ bản, đủ để sinh sống tốt trong xã hội Mỹ. Để nâng cao trình độ tiếng Anh, ứng viên có thể đọc báo, xem ti vi, nghe đài hay trò chuyện bằng tiếng Anh với mọi người.

Với phần thi về lịch sử, và chính quyền Mỹ: Ứng viên cũng không cần phải là một chuyên gia biết tất cả các sự kiện lịch sử, và chính quyền Mỹ. Nhân viên phỏng vấn chỉ muốn chắc chắn rằng ứng viên hiểu biết cơ bản về lịch sử, và các sự kiện quan trọng của đất nước mà họ sắp trở thành công dân.

Quan trọng hết, Ứng viên hãy luôn thành thật khi trả lời phỏng vấn, và khi khai báo trong bộ đơn N-400. Nếu cơ quan USCIS phát hiện ứng viên nói dối, hoặc có những thông tin không thành thật trong bộ đơn N-400, họ sẽ từ chối hồ sơ của ứng viên, hoặc tước quốc tịch Mỹ của ứng viên ngay cả khi đã được cấp quốc tịch. Ứng viên phải khai tất cả những lần bị buộc tội về luật hình sự, dù chỉ là bị bắt nhưng chưa bị buộc tội, hay chỉ là tội tiểu hình, những hồ sơ đã được xóa cũng phải được khai báo.

Thi quốc tịch Mỹ không hề khó. Đương đơn hãy giữ tâm lý thoải mái khi tham gia kỳ thi quốc tịch Mỹ, vì kỳ thi này không hề quá khó hay căng thẳng như nhiều người nghĩ. Thực tế, khi ứng viên đã hoàn tất các thủ tục, giấy tờ cần thiết, và nhận được thư thông báo tới phỏng vấn tức là đã vượt qua phần khó khăn nhất trong cuộc hành trình trở thành công dân Mỹ.

Nếu chuẩn bị thật chu đáo về hồ sơ, và yếu tố con người cho buổi phỏng vấn xin nhập tịch Mỹ, ứng viên không cần lo lắng quá nhiều về nó; trái lại hãy thư giãn, và chờ đợi “bước ngoặc” quan trọng đang đợi mình phía trước. Một lối vào “Giấc mơ Mỹ” trong tầm tay.

Đường link hướng dẫn nội dung

USIS

khahan

Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng!

khahan

Posted by khahan

:

Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng!