Kể từ khi được tìm thấy – khoảng 3.000 năm trước Công nguyên, viên kim cương Koh-i-Noor từng một thời giữ ngôi vị “lớn nhất thế giới” luôn trở thành tâm điểm chú ý.
Kooh-i-Noor kim cương của Nữ hoàng Elizabeth I Ảnh: Reuters
Tiếng nói từ Pakistan
Tòa án Tối cao Ấn Độ cho biết họ chưa đưa ra bất kỳ phán quyết nào có thể gây tổn hại đến nỗ lực mang viên kim cương này cũng như các vật quý từng thuộc sở hữu của Ấn Độ về nước trong tương lai. Họ đưa ra thời hạn 6 tuần để chính phủ xem xét lại trước khi tòa quyết định có nên bác bỏ đơn kiện này hay không.
Trong khi đó, tại nước láng giềng Pakistan, vào tháng 2 vừa rồi, tòa án ở đây đã chấp nhận đơn thỉnh cầu từ luật sư Javed Iqbal Jaffry yêu cầu Nữ hoàng Anh trao viên kim cương này lại cho Pakistan. Phải đến lần này nỗ lực của vị luật sư từng được đào tạo ở Anh mới thành công (trước đó vài tháng, Tòa án Tối cao Lahore đã bác đơn này vì lý do giấy tờ chưa đầy đủ).
Đối với vị luật sư này, đây là nhiệm vụ cả đời của ông bởi ông từng viết 786 lá thư để gửi đến Nữ hoàng Anh và các quan chức Pakistan trước khi khởi kiện. Ông Jaffry gọi đích danh Nữ hoàng Anh và Cao ủy Anh ở Islamabad là bị đơn nhưng ông khẳng định ông chỉ muốn nhắm đến chuyện buộc chính phủ Pakistan ép nước Anh trả lại viên kim cương. “Koh-i-Noor phải được lấy một cách hợp pháp. Tước đoạt và giật lấy nó là một hành động trái luật, mang tính cá nhân, không thể được bào chữa bằng bất kỳ luật pháp hay chuẩn mực đạo đức nào. Một việc sai là một việc sai. Nó không thể trở nên chính đáng hay đúng đắn theo thời gian hoặc ngay cả bằng sự phục tùng”, ông này viết trong đơn.
Ông lập luận: “Koh-i-Noor bị tước đoạt từ người cai trị Punjab chỉ mới 14 tuổi, từ Lahore bởi Công ty East India của Anh. Rồi nó được dùng làm quà tặng cho Nữ hoàng Victoria nhưng bà ấy không bao giờ sử dụng đến trên vương miện của bà. Công ty East India đã từng nắm quyền Punjab, nhưng vấn đề là làm sao mà một công ty có thể là nhà cai trị một vùng đó. Vậy xin hỏi bạn làm thế nào để biện hộ cho hành động này”.
Pubjab từng là vùng đất bị phân chia giữa Ấn Độ và Pakistan khi đế chế Ấn Độ Anh được phân chia thành hai chủ thể quốc gia: Liên bang Ấn Độ (sau này là Cộng hòa Ấn Độ) và Dominion Pakistan (sau này là Cộng hòa Hồi giáo Pakistan) năm 1947.
Năm 1976, Thủ tướng Pakistan lúc đó là Zulfikar Ali Bhutto cũng đã viết thư cho Thủ tướng Anh James Callaghan, yêu cầu hoàn trả lại viên kim cương này bởi nó “mang một giá trị tinh thần to lớn” đối với Pakistan.
Và đất nước chia sẻ đường biên giới phía nam và đông với Pakistan là Afghanistan cũng muốn giành lại Koh-i-Noor. Năm 2000, lực lượng nổi dậy Taliban đã yêu cầu Nữ hoàng Anh trả lại viên kim cương bởi đó là “tài sản hợp pháp của Afghanistan”, họ lấy lại để trưng bày tại một bảo tàng ở Kabul. “Lịch sử của viên kim cương này cho thấy nó bị chuyển từ đất nước chúng tôi qua Ấn Độ rồi từ đó lại đi tiếp đến Anh. Chúng tôi có quyền hơn cả người Ấn” – báo AnhThe Guardian trích dẫn lời người phát ngôn của Taliban năm đó.
Bởi cuộc tranh giành chưa có hồi kết nên cho đến nay, Koh-i-Noor vẫn tại vị ở Tower of London (Pháo đài tháp London) sau một hành trình dài qua tay các hoàng tử xứ Mughal, các chiến binh Iran, các nhà cai trị Afghanistan và những ông vua của Pubja. Vua Nadir Shah của Iran đã đặt tên cho viên kim cương là Koh-i-Noor (tiếng Ba Tư nghĩa là Ngọn núi của ánh sáng) nhưng Koh-i-Noor được cho là không mang lại may mắn cho những người đàn ông nếu họ mang nó.
Viên kim cương được tìm thấy ở vùng mỏ Golconda (hiện nay thuộc bang Andhra Pradesh, Ấn Độ) từng tỏa sáng khi ngự trên vương miện của Nữ hoàng Elizabeth (Queen Mother, mẹ của Nữ hoàng Elizabeth II – chủ nhân hiện tại của cung điện Buckingham – PV) tại lễ đăng quang của vua George VI và rồi năm 2002 khi bà qua đời, Koh-i-Noor lại có mặt trên chiếc vương miện được đặt ở quan tài của bà.
Nguyệt Hàn
Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng!
:
Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng!