Đình chỉ buổi diễn của ‘Bà Tưng’ tại quán bar ở Hà Nội
Ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở VHTT&DL Hà Nội cho biết, Sở đã yêu cầu đình chỉ buổi diễn diễn của “Bà Tưng” – Lê Thị Huyền Anh tại quán bar Max 3.
Những ngày gần đây, trên trang mạng xã hội của Max 3 xuất hiện các hình ảnh quảng cáo về đêm duy nhất biểu diễn và giao lưu của “Bà Tưng” tại bar này vào tối 27/7. Hơn nữa, bên ngoài quán bar còn xuất hiện những poster với hình ảnh hở hang của “Bà Tưng” nhằm quảng cáo cho chương trình.
Hình ảnh quảng cáo trái phép về đêm diễn “Bà Tưng” tại quán bar.
Theo ông Tô Văn Động, việc biểu diễn tại các quán bar không phải xin phép cơ quan chức năng như biểu diễn ở sân khấu chuyên nghiệp. Tuy nhiên, việc quảng cáo vẫn phải tuân thủ luật hiện hành. Quán bar treo poter quảng cáo mà không xin phép là sai luật. Hành vi này sẽ bị Thanh tra Sở xử lý. Tuy nhiên, Sở cũng yêu cầu quán bar này đình chỉ buổi biểu diễn của “Bà Tưng” vào tối 27/7.
“Hà Nội không thiếu các nghệ sĩ, ca sĩ tài năng mà phải mời nhân vật “Bà Tưng” biểu diễn trên địa bàn Thủ đô. Vì thế, chúng tôi đã yêu cầu không cho nhân vật này biểu diễn”, ông Tô Văn Động nhấn mạnh. Tuy nhiên, vì cô gái này không phải là người mẫu, ca sĩ… nên khó có thể áp dụng xử phạt theo các quy định về biểu diễn nghệ thuật.
Chia sẻ quan điểm riêng về các hành động và phát ngôn của “Bà Tưng” nhất là tuyên bố trên trang cá nhân mới đây là: “Ngày 27/7 (thương binh liệt sĩ) sẽ có một sự xuất hiện nhẹ tại Hà Nội”, ông Tô Văn Động cho rằng, đó là những hành vi phản cảm, một người bình thường không thể chấp nhận được.
Ngay sau yêu cầu của Sở VHTT&DL Hà Nội, quán bar đã gỡ bỏ poter quảng cáo có hình ảnh “Bà Tưng” Lê Thị Huyền Anh.
Theo Thể Thao Văn Hóa
*****************
Cháy tiệm vàng: Lời kể của nhân chứng
Như tin đã đưa, vào lúc 2 giờ sáng ngày 26/7, một vụ cháy kinh hoàng đã xảy ra tại tiệm vàng Đức Anh ở tổ 10, khu 3, phường Hòn Gai, thành phố Hạ Long (Quảng Ninh), làm 5 người chết và 5 người bị thương.
Sau đám cháy tiệm vàng xảy ra, đến sáng nay nhiều người dân sống gần khu vực đường 25/4, phường Hòn Gai vẫn chưa hết bàng hoàng. Đặc biệt, người chứng kiến đám cháy cũng không khỏi kinh hãi về giây phút chủ tiệm vàng ôm con nhảy từ tầng 3 xuống thoát thân.
Ông Nguyễn Đức Minh, bảo vệ ngân hàng VietinBank, người chứng kiến đám cháy cho biết, tối ngày 25/7, ông làm ca từ 22h đêm đến 6h sáng hôm sau. Khoảng gần 3h sáng ngày 26/7, khi ông đang ở trong phòng bảo vệ của toà nhà bỗng nghe tiếng hô có cháy lớn. Ông mở cửa nhà chạy ra thấy tiệm vàng Đức Anh ở bên kia đường phát hoả.
“Khi đó tôi thấy ngọn lửa cháy phừng phừng từ tấm biển quảng cáo bên ngoài tầng 1, khói toả ra mù mịt. Tôi cùng anh Hùng (bảo vệ cùng toà nhà) lao sang bên đường gọi cửa báo cho chủ nhà biết có đám cháy. Một lúc sau tôi thấy có một người đàn ông khoảng 50 tuổi chạy ra ngoài từ tầng 1”, ông Minh nhớ lại.
Anh Nguyễn Tiến Đức, chủ tiệm vàng nằm điều trị tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh
Khi thấy có đám cháy lớn, ông Minh đã cùng với ông Hùng cầm thang và một bình cứu hoả chạy sang dập lửa nhưng do ngọn lửa cháy quá lớn hai người đã không thể làm gì được.
“Tại thời điểm đó đã có hơn chục người dân ra hô hoán có đám cháy, người gọi cấp cứu, người gọi cảnh sát chữa cháy. Không khí lúc đó rất hỗn loạn”, ông Minh nhớ lại.
Sau khoảng 5 phút sau, đám cháy đã bất ngờ bùng lớn hơn và cháy lan lên tầng hai, tầng ba của ngôi nhà. Khi ông Minh đứng hô hào người dân ở bên cạnh toà nhà ra chữa cháy cùng thì bỗng thấy vợ chồng chủ tiệm vàng nhảy từ trên tầng 3 của ngôi nhà xuống thoát thân.
“Khi đó tôi đang đứng ở ven đường, bỗng thấy một phụ nữ từ tầng 2 lao xuống đất. Tôi nhìn xuống trước cửa nhà thì thấy vợ chủ tiệm vàng nằm xõng xoài trên nền đất. Chưa kịp định hình chuyện gì đang xảy ra, tôi lại nghe thấy một tiếng bộp tiếp. Nhìn sang nền đất kế bên, chủ tiệm vàng nằm co quắp bên nền, trên tay vẫn ôm chặt đứa con nhỏ”, ông Minh bàng hoảng kể lại.
Ông Minh cho biết thêm, sau khi anh Nguyễn Tiến Đức (chủ tiệm vàng) ôm đứa con nhỏ nhảy xuống đất, anh Đức vẫn còn tỉnh táo. Trên mình đứa con nhỏ có quấn một chiếc chăn mỏng. Cũng lúc đó, người dân lao vào đưa vợ chồng chủ nhà sang bên đường đồng thời chờ xe cấp cứu đến đưa vào viện.
Cùng chứng kiến đám cháy ở tiệm vàng Đức Anh, ông Sơn, bảo vệ ngân hàng Techcombank ở bên toà nhà đối diện cho hay, thời điểm xảy ra đám cháy ông đã thấy ngọn lửa bùng lên khá lớn, khi đó bên trong nhà phát ra những tiếng nổ lẹt đẹt.
Sau khoảng 15 phút, 2 xe cấp cứu và 2 xe cứu hoả đã tới hiện trường. Lực lượng cứu hoả đã chia làm hai mũi dập lửa đám cháy, một tốp phun nước từ trước mặt tiền, tốp khác lên tầng tum nhà bên cạnh phun nước sang.
Khi đám cháy được khống chế, lực lượng chữa cháy đã đưa 10 người trong ngôi nhà đi vào bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh cấp cứu.
Khoảng 20 phút sau, ngọn lửa ở tiệm vàng Đức Anh được khống chế hoàn toàn. Cơ quan chức năng cũng có mặt phong toả hiện trường.
Vào 2h ngày 26/7, tại tiệm vàng Đức Anh ở tổ 10, khu 3, phường Hòn Gai, TP.Hạ Long (Quảng Ninh) đã xảy ra vụ cháy, khiến 5 người thiệt mạng, 3 người bị thương. 3 cháu bé con của vợ chồng chủ tiệm vàng Đức Anh là Nguyễn Đức Tiến (SN 2002), Nguyễn Đông Vũ (SN 2005) và Nguyễn Tiến Minh (SN 2007) đều thiệt mạng trong vụ cháy. Mẹ vợ và cháu vợ của vợ chồng chủ tiệm cũng bị tử vong trong vụ cháy. 5 nạn nhân bị thương gồm: Hai vợ chồng chủ tiệm vàng Đức Anh là chị Mai Thị Anh (SN 1978) và anh Nguyễn Tiến Đức (SN 1979) đều bị thương nặng khi nhảy từ trên tầng cao xuống đất. Ngoài ra, bố vợ của chủ tiệm, người giúp việc cho gia đình và 1 trung sỹ cảnh sát cứu hỏa, cũng bị thương. Cùng ngày, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, bà Vũ Thị Thu Thủy đã có mặt tại hiện trường, đến thăm và động viên gia đình chủ tiệm vàng. UBND tỉnh đã hỗ trợ 6 triệu đồng/người cho mỗi nạn nhân bị tử vong và 03 triệu đồng/người cho mỗi người bị thương đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. |
Đức Nguyễn – Việt Anh (Khampha.vn)
*****************
Chuyện về “Thung lũng tiên” ở xứ Mường
Gọi là “thung lũng tiên” bởi mảnh đất “heo hút mây ngàn gió núi” nơi đây có tới hàng chục người già sống qua ba thế kỷ trong sự thanh thản của tâm hồn và… sống chậm.
Hơn 100 tuổi vẫn lao động
Lên Lũng Vân mùa nào cũng khó như lên trời vậy! Những con dốc dài, quanh co cứ thế nối tiếp nhau lên tới tận đỉnh núi. Hai bên sườn núi mây trắng lởn vởn ôm ấp lấy những tảng đá vôi nhấp nhô, chốc chốc lại theo gió bay lướt vào người đi đường khiến chúng tôi cữ ngỡ đây là chốn “bồng lai tiên cảnh”. Lũng Vân hiện ra trong văn vắt. Những ngôi nhà của người Mường len lẩn trong nắng vàng. Có lẽ vì địa thế hiểm trở mà bấy lâu nay mảnh đất Lũng Vân này vẫn được người ta coi là nghèo truyền kiếp. Nhiều gia đình vẫn còn chạy ăn từng bữa thế nhưng con người nơi đây lại có tuổi thọ sánh ngang trời đất.
Gió từ trên núi thổi xào xạc từng cơn qua những nương ngô, nương đậu, thốc mớ váy Mường của cụ Mỉ đang mải mắng trâu dưới thung lũng bay lơ phơ. Hỏi về “thói quen” sống lâu, sống thọ ở nơi được mệnh danh “cõi tiên trần thế”, “báu vật thượng đế đánh rơi” này cụ Mỉ (90 tuổi) cứ rỉ rả như đã quen thân chúng tôi tự lâu lắm: “Bà không nhớ được đâu, chắc cũng phải hàng chục người sống hơn trăm tuổi đấy”.
Nói đoạn bà cụ giơ hai bàn tay khô, ngoằn ngoèo lên lẩm bẩm: “Cụ Mí này, cụ Ón này, cụ Xuẩn này… Mỏi cái đầu quá, bà không nhớ được hết đâu, chắc tại già rồi đấy. Nếu muốn biết thì chú lên gặp cán bộ đi”. Sống đến cái tuổi đó đa phần phải bấu tường mà đi, mắt mờ chân chậm, vịn nhờ con cháu còn nói gì đến trí nhớ. Vậy mà cụ Mỉ ngày ngày vẫn bám đuôi trâu đi khắp thung lũng, thậm chí còn vượt qua cả những tảng đá tai mèo sắc lẹm tỉa ngô… âu cũng là chuyện phi thường!
Lũng Vân hay Thung Mây còn có tên gọi xa xưa là Mường Chậm. Cái tên Lũng Vân, có lẽ được bắt nguồn từ đặc trưng của một thung lũng với bốn bề là núi cao dựng đứng quanh năm được mây bao phủ, là một trong 4 Mường lớn nhất của tỉnh Hòa Bình. Biết chúng tôi đến tìm hiểu về những người sống trường thọ, ông Đinh Văn Dứng tự hào: “Chẳng nơi đâu mỗi độ tết đến, xuân về lại được chủ tịch nước tặng quà nhiều như ở Lũng Vân này cả”. Lật dở cuốn sổ ghi năm sinh của các cụ trong xã ông Dứng tiếp: “Xã này có tới 70 người trên 80 tuổi, trong đó có gần 20 người trên 100 tuổi. Đây là số liệu cũ, bây giờ chắc chắn còn nhiều cụ hơn 90 tuổi nữa. Người thọ nhất là cụ Đinh Thị Huệ, sinh năm 1897. Nhưng cụ đã mất vào năm 2011 rồi, trước đây cũng có 2 cụ ở xóm Chiềng mất lúc 112 tuổi”.
Theo lời chỉ dẫn, chúng tôi đến gia đình cụ Hà Thị Mỉ (xóm Bục, Lũng Vân) năm nay cụ Mỉ vừa bước qua tuổi 100. Nhà cụ Mỉ nằm xum xúp bên sườn núi, thỉnh thoảng là tiếng lợn cắn nhau, rồi chạy đập vào chân nhà sàn lịch kịch. Trong nhà tối như hũ nút. Ngay cả những người tinh mắt cũng phải cố căng ra mới định vị những đồ đạc trong nhà. Vậy mà cụ Mỉ vẫn ngồi khâu vá những tấm váy bị rách do gai rừng cào những ngày lên rẫy. Với giọng nói nhanh pha trộn giữa tiếng Kinh và Mường nhưng chúng tôi vẫn nhận ra đó là một lời mời uống nước của cụ Mỉ.
Người cháu đích tôn của cụ Mỉ năm nay đã hơn 40 tuổi vừa pha trà vừa nói: “Đây là chè của cụ tự lên rừng hái đó. Đã hơn 100 tuổi nhưng thỉnh thoảng cụ vẫn lên rừng hái chè rồi tự xao. Mà cây chè là những cây cổ thụ vài trăm năm, phải trèo lên mới hái được đấy”.
Ngày còn trẻ cụ Mỉ có tiếng là đẹp nhất vùng, đẹp như bông hoa rừng đang độ. Mà cũng chỉ biết là cụ đẹp thế, chứ có ai tưởng tượng được vì sao ở cái nơi “cùng trời cuối đất” quanh năm đói khổ, cụ lại đẹp nhường kia?
Nhắc đến thời trẻ, cụ Mỉ rực sáng đôi mắt: “Tôi lấy chồng lúc 15 tuổi, rồi sinh một mạch 7 người con cho ông ấy. Sau này cũng làm cán bộ. Năm 1975 tôi làm chi hội trưởng hội phụ nữ xóm, được cả giấy khen kia kìa”. Hỏi cụ có bao nhiêu cháu chắt cụ Mỉ chỉ biết cười rồi lắc đầu: “Không nhớ được đâu, đông lắm. Chỉ biết là ngày tết tất cả chúng nó tụ tập, trong nhà đứng không hết còn phải đứng ra sân. Thịt mấy con lợn ăn có 2 bữa là hết cả rồi”.
Anh Bùi Văn Thắng, bí thư đoàn xã Lũng Vân trong vai trò người phiên dịch đưa chúng tôi lên gặp cụ Hà Thị Xuẩm (99 tuổi). Tiếng than củi nổ lách tách, khói bếp nghi ngút khiến căn nhà vắng người của cụ trở nên ấm cúng. Bên ánh lửa bập bùng, người phụ nữ sống vắt qua hai thế kỷ như là chỗ dựa, biểu tượng tinh thần cho con cháu. Hì hụi chuẩn bị bữa cơm chiều cho cả nhà cụ Xuẩn nói: “Chúng nó lên nương, lên rẫy hết rồi. Bây giờ bà không lên nương nữa, chỉ loanh quanh ở nhà nấu cơm, nuôi lợn thôi. Già rồi chẳng làm được nữa đâu”.
Chiều đã chạng vạng, con cháu cụ Xuẩn cũng trở về nhà sau một ngày làm việc mệt mỏi. Con dâu cả của cụ cũng ngoài thất thập, mời chúng tôi chén nước được pha từ lá rừng, bà kể: “Mế tôi ham làm lắm, đã 100 tuổi rồi mà cứ đòi lên rẫy làm cùng con cháu. Mấy ngày trước đòi lên nhưng chúng tôi không cho, mế dỗi không ăn cơm đấy”. Ngày nào cụ Xuẩn cũng dậy sớm hơn con cháu để chuẩn bị cơm sáng cho cả nhà. Hàng ngày chẳng khi nào cụ ngồi yên, nấu cơm xong lại nấu cám, băm bèo cho lợn. Cụ Xuẩn bảo, không làm là tối không sao ngủ được, đau cái lưng, mỏi cái chân. Ở cái tuổi gần đất xa trời nhưng rất hiếm khi cụ phải dùng thuốc tây. Duy nhất có 1 lần phải uống thuốc tây đã cách đây 30 năm, ngày cụ bị đau dạ dày.
Bí quyết trường thọ
Đi khắp thung lũng trường thọ, trò chuyện với các già làng, gặp ai chúng tôi cũng đặt câu hỏi: Bí quyết trường thọ? Nhưng đều nhận được những nụ cười hiền hậu, mộc mạc và nói không có bí quyết gì cả, chỉ là “dậy sớm cùng ông mặt trời rồi đi làm nương, làm rẫy”. Lũng Vân là sự hòa hợp của ba con suối lớn: Suối Hượp, suối Trong và Suối Miêu. Người trong bản bao đời dùng nước đó sinh hoạt, tất cả đều từ núi, từ rừng.
Điều đặc biệt, người Lũng vân không bao giờ ăn gan động vật. Trà uống hàng ngày của người Lũng Vân đều là các vị thuốc được lấy trong rừng về phơi khô rồi đun lên. Loại nước này được người Lũng Vân dùng để chống chọi với thời tiết khắc nghiệt. Mùa hè uống sẽ hạ nhiệt nhanh chóng, cảm giác mát lạnh, mùa đông lại có thể giữ ấm cho cơ thể rất tốt trước cái lạnh khiến nước đóng băng (nhiệt độ của Lũng Vân luôn thấp hơn nhiệt độ vùng khác 7 độ C). Cuộc sống biệt lập với bên ngoài, gần như théo lối “tự cung tự cấp” nên ông nhiễm môi trường chưa bao giờ xuất hiện.
Cụ Hà Thị Mí sống hơn 100 tuổi, ở cái tuổi mà nhiều người phải sống bằng thuốc, dựa vào thuốc thì cụ chưa từng dùng 1 viên thuốc từ ngày sinh ra. Cụ kể: “Cả đời bà chưa bao giờ uống thuốc tây cả. Ốm đau cũng hiếm khi lắm, chắc ông giời cũng thương nên không bắt ốm. Nếu ốm thì lấy sức đâu mà nuôi con? Bà nhớ, cách đây cũng 30 năm rồi. Hồi đó bà bị trượt dốc ngã gãy tay, thế mà về nhà bó lá rồi cũng khỏi, chẳng phải lên trạm xá hay đi viện gì cả”.
Phải đặt chân đến Lũng Vân mới cảm nhận được cuộc sống nơi đây thật tinh khiết, không chút bụi bẩn. Với chúng tôi, ở Lũng Vân chẳng có liều thuốc thần tiên nào ngoài sự thanh thản về tâm hồn. Cụ Xuẩn, cụ Mí, cụ Ón… cũng như hầu hết những người dân sống trong cái thung lũng bình yên này, họ gần như tách biệt với cuộc sống hối hả ngoài kia. Dù vẫn đói khổ, vẫn còn lo ăn từng bữa nhưng họ vẫn lặng lẽ sinh ra, lặng lẽ lớn lên như cây rừng, cao mãi, cao mãi phủ bóng xuống lòng thung lũng.
Ông Hà Văn Tơ, Chủ tịch UBND xã Lũng Vân:
Tuy cả xã có hơn 400 hộ gia đình nhưng các cụ bách niên thì ngồi chốc lát không thể nhớ hết họ tên. Nam nào cũng vậy, cứ khi tết đến xuân về, chính quyền xã lại đi chúc thọ những cụ già. Ngoài phần lụa của chủ tịch nước thì xã cũng có quà riêng tới các cụ. Nếu đi hết các cụ trường thọ thì đi cả ngày cũng không hết vì các bản ở đây xa nhau lắm. Ở đây có rất nhiều cụ trường thọ, có lẽ là do sự ưu đãi của thiên nhiên. Các cụ hay đi rừng, uống nước suối, kiếm lá rừng làm cây thuốc. Ở đây rất ít khi có những người mắc bệnh nan y, gần như không phải dùng đến thuốc. Ông Đinh Văn Dứng, Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Lũng Vân: Cuộc sống ở đây vẫn còn rất khó khăn, các cụ chỉ ăn sắn ăn ngô nhưng vẫn rất khỏe mạnh. Xã Lũng Vân có đến 70 người trên 80 tuổi, trong đó gần 20 người trên 100 tuổi. Chúng tôi vẫn quan tâm đến tình hình sức khỏe của các cụ, thường xuyên đến động viên thăm hỏi các cụ. |
Theo Cảnh sát toàn cầu
****************
Hết “tín nhiệm” chó, cảnh sát dụng… ngỗng canh đồn
Dân Việt – Thông minh, tỉnh táo, thính giác bén nhạy và đặc biệt không dễ bị đầu độc như chó, những chú ngỗng hiện đang được cảnh sát Trung Quốc trọng dụng để làm nhiệm vụ canh gác về đêm.
Các sỹ quan cảnh sát ở khu tự trị Tân Cương, miền tây bắc Trung Quốc đã bắt đầu huy động “đội lính ngỗng” từ đầu năm nay. Lý do là vì, so với chó, ngỗng có thính giác bén nhạy hơn và phát ra âm thanh rõ ràng, mạnh bạo hơn khi có ai đó tới gần.
“Ngỗng có tinh thần cảnh giác khá cao. Thính giác của chúng cũng rất tuyệt vời. Khi có tiếng động, chúng sẽ kêu to. Những con ngỗng già khá dũng cảm. Khi gặp người lạ, chúng sẽ lao lên phía trước tấn công”.
“Còn nữa, ngỗng không tinh mắt vào ban đêm. Vì thế, chúng sẽ không nhìn thấy thức ăn tẩm độc và sẽ không dính bẫy”.
Hồi tháng trước, chính “đội quân ngỗng” đã có công đánh thức cảnh sát, giúp ngăn chặn được một vụ đột nhập, trộm xe máy.
Thu Thảo (Theo Orange)
********************
Sự thật về cái chết của Lý Tiểu Long : Hung thủ là người tình Đinh Phối?
Cái chết của ngôi sao điện ảnh thời bấy giờ khiến nữ nghệ sĩ Đinh Phối bị coi là kẻ mắc tội tày đình, muốn tự tử, tinh thần phân liệt, phải tìm đến ma túy. Clip dưới đây miêu tả khá chi tiết sự việc ấy.
Những ngày này của 40 năm về trước, Lý Tiểu Long đột ngột qua đời. Đặc biệt, nam diễn viên này lại tắt thở ngay trên giường của người tình Đinh Phối. Sự việc gây tranh cãi lớn khi nữ diễn viên xinh đẹp thời bấy giờ bác bỏ tin đồn này.
Đinh Phối – người phụ nữ bị cho là đã gây nên cái chết của Lý Tiểu Long.
Cụ thể, trả lời phỏng vấn báo chí thời bấy giờ, Đinh Phối đã nối dối và phủ nhận tin đồn với Lý Tiểu Long khi trả lời rằng vài tháng chưa gặp anh, ngày xảy ra vụ án cô cũng không ở nhà… Bạn bè và đồng nghiệp Lý Tiểu Long và anh trai của anh, Lý Trung Sâm cũng phủ nhận địa điểm xảy ra thảm hoạ ở căn hộ của Đinh Phối.
Có thể dễ hiểu khi người thân của Lý Tiểu Long muốn che giấu điều này vì muốn bảo vệ hình tượng cho Lý Tiểu Long. Anh không thể qua đời ở nhà của một người phụ nữ khác. Tuy vậy, báo chí đã phanh phui sự thật ấy.
Trích đoạn phim dưới đây giúp độc giả hiểu rõ hơn về điều này.
Clip: Sự thật về cái chết của Lý Tiểu Long.
Đinh Phối khi đó là ngôi sao màn bạc Hồng Kông rất xinh đẹp nhưng chưa nổi đình đám. Việc Lý Tiểu Long đột tử ngay tại nhà của người đẹp đã khiến cô luôn chịu những ánh mắt kỳ thị của mọi người.
Để giải tỏa áp lực và đau khổ vì chuyện này, Đinh Phối tìm đến với ma túy. Sau hơn 1 năm hút cần sa, bà phải nhập viện và được chẩn đoán mắc chứng thần kinh phân liệt dạng nhẹ.
Sau 40 năm, mặc cho những lời đồn thổi, Đinh Phối vẫn khẳng định, cái chết của Lý Tiểu Long hoàn toàn không liên quan gì đến mình. Và sự thật thì người ta vẫn chưa tìm ra chứng cứ nào để có thể khẳng định rằng cô là hung thủ. Hàng loạt lời đồn thổi quanh cái chết bí ẩn này vẫn chưa có hồi kết.
********************
Những “trò cười” biến hình từ gương mặt con người
NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT “SONG KIẾM HỢP BÍCH”
Song Phương chuyển
*******************
Kỷ lục mới về số người tắm biển khỏa thân
(Dân trí) – Hàng trăm người đã tụ tập về bãi biển ở thị trấn Vera, vùng Andalusia, miền nam Tây Ban Nha, trong trạng thái không áo quần để lập nên kỷ lục về số người cùng tắm biển khỏa thân nhiều nhất thế giới.
*********************
Adam Levine báo tin đính hôn cho tình cũ chỉ bằng tin nhắn
Adam Levine đã khiến bạn gái cũ vô cùng đau đớn khi báo tin đính hôn cho cô biết chỉ bằng một tin nhắn.
Adam (34 tuổi) đã có mối tình chóng vánh với Nina (21 tuổi) cách đây không lâu sau khi anh chấm dứt mối quan hệ với người mẫu Behati Prinsloo hồi tháng 5. Vào tháng 6, huấn luyện viên The Voice US đã công khai hẹn hò cùng Nina ở Los Cabos (Mexico). Nhưng anh đã nhanh chóng tái hợp với Behati sau khi nhận ra mình vẫn còn tình cảm cho chân dài người Namibia này.
Theo nguồn tin cho biết: “Mối quan hệ của Adam với Nina chưa bao giờ là nghiêm túc và sẽ không kéo dài lâu. Sau khi chia tay Behati, Adam chưa bao giờ thôi nghĩ về cô ấy. Anh ấy biết Behati mới chính là tình yêu đích thực và muốn được chung sống với cô ấy”.
Cách đây không lâu, Behati (24 tuổi) kể về chuyện cô đã vô cùng hạnh phúc khi được Adam ngỏ lời cầu hôn bằng cách quỳ gối theo kiểu truyền thống. Cô chia sẻ: “Lúc đó tôi rất vui mừng và không giữ nổi bình tĩnh. Tôi vẫn không tin đó là sự thật! Anh ấy đã quỳ xuống bằng một gối theo kiểu cổ điển!”
Tuy vậy, trò chuyện với Us Weekly ở buổi ra mắt nước hoa mới của Victoria’s Secret, Behati cho biết cô và hôn phu vẫn chưa bàn đến chuyện đám cưới: “Tôi là người không quá nóng vội. Tôi cũng có nghĩ đến chuyện kết hôn nhưng chúng tôi vẫn chưa thực sự bàn về chuyện đó! Hiện giờ thì chúng tôi vẫn đang trong tâm trạng vô cùng phấn khởi!”.
****************
Để tìm cách đi “khai hoang vùng đất mới”, nhiều cô gái lần mò ra Bắc để tạo dựng thương hiệu “đặc sản miền Tây”, với mơ ước đổi đời.
“Bướm đêm” khai hoang miền đất lạ
Có thể nói, những cô gái hoạt động ở các lĩnh vực dịch vụ như tẩm quất, massage, “buôn hương bán phấn” đã thành “thương hiệu” của miền Tây. Đi khắp miền Tây, miền Nam, miền Trung… đâu đâu cũng thấy những nơi thư giãn treo biển hiệu: “Massage miền Tây”, “tẩm quất miền Tây”, “đặc sản vùng sông nước”. Thời gian gần đây, những dịch vụ mang đậm chất miền Tây như thế đang có xu hướng phát triển mạnh tại miền Bắc.
Đi khắp các tỉnh, thành phố ở khu vực miền Bắc, chỉ cần ghé qua những khu phố có tiếng ăn chơi hoặc thị trấn, thị tứ đang phát triển đều bắt gặp quán tẩm quất, massage đậm “hương vị” miền Tây. Ở Hà Nội đã không thể đếm xuể cái thứ “đặc sản miền Tây” đó. Nhưng nổi trội nhất vẫn là những nơi như: Khâm Thiên, đường Phạm Văn Đồng, ngõ Văn Chương, đường Tam Trinh…
Nhờ mối quen với Thành – tay chơi khét tiếng, đồng thời là “khách ruột” của các quán “đặc sản miền Tây” ở đường Phạm Văn Đồng, tôi đã có dịp tìm hiểu về dịch vụ được coi là “đặc sản miền Tây” ở Hà Nội. Biết tôi có ý định viết bài về các dịch vụ massage, thư giãn có gái miền Tây hành nghề, Thành cho tôi địa chỉ của từng quán.
Ngoài ra, Thành còn đưa tôi xem những bức hình và số điện thoại của một số gái phục vụ. Lần theo một số điện thoại, tôi gọi điện làm quen với cô gái tên Lý và hẹn một ngày gần nhất sẽ đến tẩm quất ở quán cô. Tôi đã nhờ Thành dẫn đi thâm nhập thực tế tại quán mang cái tên mỹ miều L.L.
Trông vẻ bên ngoài của quán thì ai cũng nghĩ đó là nơi thư giãn lành mạnh, nhưng bên trong thực chất đó là ổ mại dâm trá hình. Sau khi gặp lễ tân, Thành gọi em mang mã số “số 6″ phục vụ hắn. Tôi hỏi cô gái tên Lý, mang mã số “số 7″ nhưng phục vụ nói cô ấy đang có khách nên bảo tôi chờ.
Đưa mắt quan sát, những ánh sáng nhợt nhạt ở sâu tận trong dãy các phòng cứ đập vào mắt, kèm theo những tiếng vỗ tay lốp bốp, tiếng cười nói khúc khích phát ra. Được biết, đây là những nơi mà cánh đàn ông say rượu thường hay tìm đến để thư giãn, để “ngọt nhạt” với các cô tiếp viên. Và, nó còn là điểm đến của những nam thanh niên ham chơi, những người đã có gia đình… bởi cái gọi là “đặc sản miền Tây”.
So với các địa điểm thư giãn ở các quán khác thì các quán mang hiệu miền Tây đắt khách hơn hẳn. “Cánh” mày râu cứ đê mê theo những lời giới thiệu của cô lễ tân: “Chúng em sẽ cử các cô trẻ trung, xinh đẹp, dáng cao, chân dài phục vụ các anh. Chắc chắn các anh cứ là mê ly vì sự phục vụ tận tình, “tới bến” của các em”.
Tôi đợi chừng 20 phút, Lý bước ra. Nhờ làm quen trên điện thoại trước nên cô nhân viên này ävui vẻ dẫn tôi vào phòng tẩm quất. Vào phòng kín, cô bảo tôi xông hơi, tắm rửa cho cơ thể thật thoải mái. Sau đó, cô đem nước nóng cho tôi ngâm chân và lấy đá nóng chườm các huyệt trên cơ thể.
Khoảng 10 phút sau, cô dẫn tôi đi sục qua hồ nước lạnh thơm phức. Xong công đoạn đó, Lý dẫn tôi đến nằm trên nệm, lấy dầu thơm xoa lên khắp cơ thể và bắt đầu massage. Bàn tay Lý thoăn thoắt những động tác trên lưng tôi mà miệng vẫn liên tục nói cười. Phải nói là giọng những cô gái miền Tây ngọt như rót mật vào tai. Những câu chuyện của Lý kể cũng uyển chuyển giống như nốt thăng, nốt trầm của âm nhạc.
Lý tâm sự: Những cô gái hành nghề ở đây đều xuất thân từ các tỉnh miền Tây hay còn gọi là đồng bằng sông Cửu Long như An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long… quanh năm dập dềnh sông nước. Họ sinh ra và lớn lên trên sông nước, được trời phú cho nước da ngăm ngăm nắng, giọng nói mềm mại, uyển chuyển như sóng nước thiết tha đã làm say đắm biết bao chàng trai. Nhất là các chàng trai đất Bắc, ham “của lạ”, thích “mềm mại”, ưa “chiều chuộng”.
“Kỹ nghệ” tồn tại ở miền đất khắc nghiệt
Tương lai xám xịt
Nói đến chuyện chồng con, Lý rơm rớm nước mắt: “Mặc dù làm cái nghề thấp kém nhưng bọn em cũng là người phụ nữ, cũng khao khát có một gia đình như bao người phụ nữ khác. Thế nhưng, trớ trêu thay, có cô bán hết hương phấn, đến khi “hết đát” thì bị đuổi đi đất khác, thậm chí còn chẳng có nơi nào nhận, lúc đi tay trắng, lúc về vẫn trắng tay. Đau xót hơn, có cô do không cẩn thận đã nhiễm căn bệnh thế kỷ và sự sống của cô chìm trong tuyệt vọng.
Lý cho biết, nhà cô ở bến Ninh Kiều, Cần Thơ. Nhà Lý nghèo nên cô chỉ học hết phổ thông rồi bỏ theo chị hàng xóm lên Sài Gòn tìm việc làm. “Làm việc quần quật, quanh năm chân lấm tay bùn, mỗi ngày cũng chỉ kiếm được vài chục ngàn, không đủ ăn nói chi mua đồ mặc. Rồi mỗi khi bố mẹ ốm đau thì lấy tiền đâu mua thuốc ?”, Lý than thở.
Được biết, nhà Lý còn hai em đang học. Cô không muốn chúng nó phải khổ nên vẫn bảo chúng phải đi học. Làm được bao nhiêu tiền, Lý đều gửi về quê để bố mẹ và hai em chi tiêu cho cuộc sống.
Mới đầu, Lý cũng chỉ định làm nghề này một thời gian kiếm ít vốn làm nghề khác hoặc về quê lấy chồng, sống yên thân đến hết đời. Nhưng cái nghề này nó bạc, vừa ráo mồ hôi đã cạn tiền. Lý vẫn luẩn quẩn khắp nơi, khắp các quán để hành nghề nhơ nhớp này.
Sau khi tẩm quất xong, Lý hỏi tôi có muốn thư giãn không?. Tôi vờ hỏi đó là dịch vụ gì?. Lý bảo: “Ở quán nào cũng vậy thôi anh à. Ngoài việc trá hình là tẩm quất massage thì thực chất là nơi khách đến để mua bán xác thịt. Vậy anh muốn “thổi” hay “tới bến”. Tôi lấy lý do rằng hôm nay hơi mệt, đành hẹn Lý khi khác. Tôi bảo em massage cho tôi đến hết giờ, tôi sẽ trả em tiền công và tiền “bo”. Lý vâng dạ, gật đầu mà không một lời phàn nàn.
Khi trở ra, tôi quan sát, phòng nào cũng đóng kín cửa, bên trong là những thứ âm thanh hỗn giao của những cuộc mua bán xác thịt phát ra.
Tiết lộ của một giang hồ
Sau khi thanh toán tiền, tôi “bo” cho Lý 200 ngàn đồng. Trái với những cô gái massage ở các quán miền Bắc, Lý đã đưa lại tôi 100 ngàn đồng với “giọng ngọt xớt” “còn đây là em “bo” cho anh, mai mốt lại đến ủng hộ em nhé”. Chẳng trách, các quý ông cứ chết mê, chết mệt với những cô gái miệt vườn miền Tây.
Nhờ mối quen Dũng “ben” -bảo vệ quán tẩm quất miền Tây ở phố Tam Trinh, quận Hoàng Mai, Hà Nội, tôi biết thêm nhiều điều về dịch vụ “đặc sản gái miền Tây”. Dũng “ben” là bảo kê của một băng nhóm giang hồ khét tiếng tại Hà Nội. Theo Dũng “ben”: Thực chất thì các chủ cửa hiệu đã “làm luật”. “Chúng tôi chỉ nhận nhiệm vụ bảo kê không cho các nhóm khác đến làm phiền quán và bảo vệ các cô gái khi họ bị vị khách khó tính hoặc say rượu chửi bới, thậm chí đánh đập các nữ nhân viên”, Dũng “ben” cho hay.
Dũng “ben” cho hay: Quán tẩm quất này là của một bà chủ quê ở Cần Thơ. Để quán luôn luôn có các cô nhân viên mới, một mặt bà chủ này đi “săn” “hàng đát” tại các tỉnh miền Nam, mặt khác lại thường xuyên tuyển các cô gái mới ở quê, đồng thời sa thải những cô gái đã bị tàn hương phấn. Để tồn tại ở đất khách quê người, các quán mang thương hiệu miền Tây đã liên kết lại với nhau thành mô hình “đổi đào khép kín”. Ví dụ trong vòng vài tháng, quán này sẽ đổi vài đào với quán kia.
Với chu kỳ thay đổi như vậy, quán luôn có các đào mới. Chính vì vậy, các quán massage mang thương hiệu miền Tây luôn đắt khách hơn thương hiệu miền Bắc.
(NDT)
******************
Sau khi ân ái với người tình hơn mình 7 tuổi ở bãi đất trống, Hai đã siết cổ nạn nhân đến chết, cướp tài sản gồm nhẫn vàng, điện thoại di động rồi phi tang xác xuống hố ga. Sau 115 ngày trốn chui, trốn lủi, Hai phải tra tay vào còng để trả giá cho tội ác ghê rợn của mình.
Kinh hoàng xác chết dưới cống
Ngày 19/7, cơ quan CSĐT công an tỉnh Bình Dương cho biết vừa tiến hành bắt khẩn cắp đối tượng Danh Bé Hai (39 tuổi, quê Kiên Giang) về hành vi “giết người” và “cướp tài sản”. Đối tượng Hai là hung thủ sát hại người tình là bà L.T.R. (46 tuổi, quê Cà Mau). Theo thông tin điều tra ban đầu, vào khoảng 8h sáng ngày 27/3, người dân ngụ xã Thới Hòa (huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương) khi đi ngang qua khu vực cống thoát nước của KCN Mỹ Phước III nằm trên địa bàn thì phát hiện mùi hôi thối nồng nặc.
Nghi ngờ có con vật nuôi chết dưới cống, người dân liền tiến hành mở ống cống (được che đậy bằng bao tải) thì phát hiện mùi hôi thối bốc lên từ dưới cống. Người dân bàng hoàng khi phát hiện một thi thể đang phân hủy. Vụ việc nhanh chóng báo cho cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương. Ngay sau đó, cơ quan CSĐT nhanh chóng phong tỏa hiện trường và tiến hành vớt thi thể người nằm dưới miệng hố lên. Qua kiểm tra quần áo, hình dáng, cơ quan CSĐT xác định người chết là một phụ nữ khoảng 50 tuổi. Tuy nhiên, danh tính, địa chỉ của nạn nhân không xác định được do trong người nạn nhân không có bất kỳ một giấy tờ tùy thân nào. Cơ quan CSĐT nhận định đây là vụ giết người vì trên thi thể của nạn nhân có nhiều dấu vết bất thường.
Đến trưa ngày 27/3, cơ quan CSĐT mới tiến hành xong công tác khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi. Sau đó, thi thể người phụ nữ xấu số được đưa về trụ sở cơ quan CSĐT để điều tra, làm rõ nguyên nhân cái chết. Xác minh hồ sơ, cơ quan CSĐT phát hiện, trước đó có một người dân ngụ ở Cà Mau, tạm trú tại Bình Dương đến cơ quan CSĐT khai báo trường hợp mất tích của bà L.T.R. (46 tuổi, quê Cà Mau). Thời điểm cơ quan CSĐT tiến hành khám nghiệm hiện trường, người dân này cũng có mặt để theo dõi.
Cơ quan CSĐT nhận định người đàn ông trình báo vụ mất tích này là chìa khóa quan trọng để triệt phá vụ án. Ngay sau đó, cơ quan CSĐT liền cho trinh sát hình sự tiến hành thu thập thông tin từ người đàn ông trên về bà R.. Từ những thông tin ban đầu, các mũi trinh sát hình sự tiếp tục lần theo các mối quan hệ của bà R. để xác định các đối tượng nghi vấn. Tuy nhiên, do các mối quan hệ của bà R. khá rộng nên công tác xác minh thông tin gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, một số mũi trinh sát hình sự tìm đến nơi cư ngụ của bà R. để thu thập thông tin từ người thân và những người hàng xóm.
Bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ, cơ quan CSĐT thấy nổi lên đối tượng Hai. Qua nhiều nguồn tin, cơ quan CSĐT xác định Hai chính là đối tượng có quan hệ tình cảm và sống chung với bà R. trong nhà trọ thuộc xã Thới Hòa (huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương) thời gian qua. Cơ quan CSĐT tìm đến nhà trọ ở xã Thới Hòa để xác minh thì đối tượng này không có mặt tại nơi cư trú. Điều tra kỹ hơn về đối tượng, cơ quan CSĐT nhận định, Hai chính là hung thủ gây ra cái chết của bà R. rồi vứt xác phi tang xuống hố ga ở khu vực bãi đất trống ở KCN Mỹ Phước III.
Âm mưu và kế hoạch tàn độc
Sau thời gian dài điều tra, tung nhiều lực lượng truy bắt đối tượng Hai, vào ngày 19/7, cơ quan CSĐT tiến hành bắt khẩn cấp Hai khi y tìm cách lẩn trốn. Ngay sau đó, đối tượng Hai được di lý về trụ sở cơ quan CSĐT để điều tra, làm rõ về hành vi “giết người” và “cướp tài sản”. Tại cơ quan CSĐT, lúc đầu đối tượng Hai không thừa nhận hành vi phạm tội của mình, nhưng trước hàng loạt chứng cứ của cơ quan CSĐT, đối tượng phải cúi đầu nhận tội. Hai khai nhận do cuộc sống ở quê túng thiếu nên y tìm lên tỉnh Bình Dương mưu sinh bằng nhiều nghề khác nhau.
Do không có bằng cấp, nghề nghiệp ổn định nên Hai cứ sống lay lắt qua ngày. Trong thời gian ở Bình Dương, Hai vô tình quen với bà R.. Mới đầu, cả hai vẫn xưng chị em với nhau. Sau nhiều lần gặp gỡ, Hai bắt đầu tán tỉnh và muốn làm “người tình” của bà R.. Thấy Hai là trai trẻ nên bà R. đồng ý ngay. Mặc dù có sự chênh lệnh lớn về tuổi tác nhưng giữa Hai và bà R. lại có mối quan hệ tình cảm khá sâu đậm. Cả hai thường xuyên quan hệ tình dục với nhau trong khách sạn, nhà trọ. Ngoài ra, địa điểm quan hệ tình dục mà hai người cũng hay lui tới là khu vực bãi đất trống nằm cạnh KCN Mỹ Phước III, đây là khu vực kín đáo, có nhiều lùm cây che chắn, ít người qua lại. Mối quan hệ “phi công trẻ” lái “máy bay bà già” cứ thế kéo dài, bà R. được thoả mãn về mặt tình cảm, sinh lý, còn Hai được đáp ứng về nhu cầu tiền bạc, kinh tế.
Trong những lần quan hệ tình dục với bà R., Hai phát hiện trên tay người tình có đeo một chiếc nhẫn vàng có giá trị lớn và điện thoại di động xịn nên nảy ý đồ xấu. Nghĩ là làm, gã “phi công trẻ” liền lên kế hoạch giết bà R. để chiếm đoạt số tài sản trên. Hắn gọi điện rủ bà R. đến bãi đất trống quen thuộc để trò chuyện, tâm sự và quan hệ tình dục. Bà R. không chút nghi ngờ nên một mình đến điểm hẹn.
Tại bãi đất trống, hai người lao vào nhau như “con thiêu thân”. Với ý định giết bà R. từ trước nên khi thấy bà R. mất cảnh giác, Hai dùng hai tay siết chặt cổ nạn nhân cho đến chết. Sau đó, Hai lục lấy nhẫn vàng, điện thoại di động và tất cả những tài sản còn sót lại trên người bà R. cất vào túi quần. Nhận thấy nếu để xác bà R. phía trên mặt đất sẽ có người phát hiện ra ngay nên Hai kéo xác nạn nhân đến miệng cống. Sau khi quan sát khắp nơi, biết chắc không có người nào qua lại, Hai đẩy xác bà R. xuống hố ga. Sau khi gây án, Hai nhanh chóng bỏ trốn khỏi hiện trường cho đến khi bị cơ quan CSĐT bắt giữ khẩn cấp.
“Bám váy” người tình
Ngày 19/7, PV tìm đến xã Thới Hòa (huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương) để tìm hiểu thêm về nhân thân của đối tượng Dương Bé Hai. Tuy nhiên, thông tin về đối tượng khá hạn chế do Hai không ở cố định một địa điểm cụ thể nào lâu dài. Nhưng qua thông tin từ một số người bạn của bà R., PV được biết, từ khi trở thành người tình của bà R., Hai được chu cấp nhiều thứ. Hàng ngày, Hai không phải làm việc gì, nếu có thì chỉ làm qua loa cho vui. Mọi chuyện về kinh tế đều do bà R. lo lắng. Ở xóm trọ của bà R., Hai được mọi người xem là kẻ chuyên “bám váy” người tình để sống.
Ngày 19/7, một nguồn tin từ cơ quan CSĐT công an tỉnh Bình Dương cho biết, vẫn đang gấp rút điều tra hành vi “giết người” và “cướp tài sản” của đối tượng Danh Bé Hai. Cơ quan CSĐT nhận định đây là vụ án mạng có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, hung thủ ra tay giết người tàn bạo với mục đích cướp đoạt số tài sản của nạn nhân. Vụ án mạng này gây phẫn nộ trong dư luận thời gian qua. Việc bắt khẩn cấp đối tượng Hai là chiến công lớn của cơ quan CSĐT công an tỉnh Bình Dương.
TT (BNDT)
********************
Đường sắt Việt Nam trong mắt người Nhật
Chuyến tàu bắc nam dài gần 1.730 km vẫn thường lấy của hành khách hơn một ngày đường từ Hà Nội tới TP. Hồ Chí Minh và ngược lại. Thế nhưng, những bất tiện ấy không thể ngăn nổi tình yêu của người dân Việt Nam đối với chuyến đi đặc biệt này.
Bài viết này được thực hiện bởi Manabu Sasaki, phóng viên của tờ báo nổi tiếng Asahi Shimbun, đồng thời là một trong những người đầu tiên được có mặt trên chuyến tàu kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản.
Đoàn tàu Bắc – Nam được coi là một biểu tượng thống nhất đất nước. Ảnh: Asahi Shimbun |
19 giờ, chiếc đầu máy mang số hiệu D19E do Trung Quốc sản xuất bắt đầu rời ga, mang theo 13 toa tàu và hàng trăm hành khách. Đây là hành trình Hà Nội – thành phố Hồ Chí Minh nằm trong chuỗi các chuyến đi được lên lịch vận hành tới ngày 23/9, nhằm kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản. Biểu tượng hoa sen và hoa anh đào được trang trí dọc đoàn tàu, hứa hẹn một chuyến đi đầy thú vị.
Vé một chiều hạng nhất có giá khoảng 90 USD, mang tới cho hành khách 33 giờ hành trình trong khoang giường nằm điều hòa. Mức giá này thật ra không hề rẻ, thậm chí còn xấp xỉ bằng vé máy bay giữa hai thành phố.
Bởi phần lớn các toa tàu đều hơn 10 tuổi, nên khung cửa sổ và những chiếc đinh tán kim loại trên giường ngủ đã gỉ sét gần hết. Tuy nhiên, nhà vệ sinh và bồn rửa tay vẫn còn tương đối mới và sạch sẽ.
Không phải toa khách nào cũng được trang bị điều hòa nhiệt độ, nên ở nhiều khu vực, hành khách phải tự làm mát cho bản thân bằng những chiếc quạt giấy. Nhiều nam giới còn chọn giải nhiệt bằng cách cởi cả áo ngoài và đứng gần hành lang tàu, nơi đặc biệt nguy hiểm.
20 giờ 40 phút, đoàn tàu vào ga Nam Định, cách Hà Nội khoảng 70 km về phía nam. Không gian thành thị dần biến mất, và thay vào đó là những vệt sáng thưa thớt của vùng làng quê miền bắc.
Chuyến tàu hữu nghị Việt – Nhật được đưa vào hoạt động từ ngày 8/5 tới 23/9. Ảnh: dangcongsan.vn |
Tôi tranh thủ rời khỏi khoang giường nằm của mình và đi bộ dọc các toa tàu, nơi tập trung đủ mọi tầng lớp, từ học sinh, sinh viên, cho tới trí thức và dân lao động nghèo.
“Người giàu đi máy bay, còn chúng tôi thì đi tàu, cho dù có tốn thời gian đến mấy”, Thắng, một sinh viên 20 tuổi, nói, trước khi ngủ thiếp đi trong khi vẫn ôm chặt chiếc balo.
5 giờ sáng, tàu vào ga Đồng Hới, Quảng Bình, thuộc dải đất miền trung Việt Nam. Một bản nhạc nhẹ vang lên, đánh thức hành khách một cách dịu dàng. Đồng lúa và những căn nhà lợp mái đỏ nâu dần hiện ra trong ánh bình minh.
Hành trình qua những cây cầu
Vài phút sau, tàu rời ga, chậm rãi đi vào một cây cầu đang trong quá trình sửa chữa.
“Chúng tôi đang đại tu nó đấy”, Yoshitaka Komuro, 55 tuổi, giám đốc của văn phòng đại diện tại Hà Nội của công ty xây dựng Tekken Corp., Nhật Bản, cho biết.
Chiến tranh, dù vô tình hay cố ý, cũng đã phá hủy rất nhiều cây cầu nối liền hai miền Việt Nam. Tuyến đường sắt bắc – nam cũng vì thế mà bị ảnh hưởng không nhỏ. Nó chỉ thực sự được đưa vào hoạt động một cách ổn định từ năm 1976, và vì thế được coi như một biểu tượng của sự thống nhất đất nước.
Kinh tế phát triển, và những đoàn tàu kém chất lượng cũng dần được thay thế. Nhờ vậy, tốc độ di chuyển bằng đường sắt giữa hai thành phố lớn nhất Việt Nam cũng được cải thiện nhanh chóng. Thay vì 70 tiếng như trước, hành khách giờ chỉ mất hơn 30 giờ đồng hồ là có thể đi từ Hà Nội tới thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại. Không chỉ dừng lại ở đó, chính phủ Việt Nam đang lên kế hoạch giảm thiểu thời gian đi tàu xuống còn 24 tiếng.
10 giờ 10, đoàn tàu đi vào hầm đèo Hải Vân, nơi từng được quân đội Pháp, Mỹ và Nhật Bản xây dựng lô cốt thời Thế chiến thứ hai.
Khi thấy tôi liên tục nhìn đồng hồ và tỏ ra lo lắng khi phát hiện đoàn tàu đã chậm 30 phút so với lịch trình, một nhân viên đường sắt vui vẻ trấn an: “Đừng lo, không sao đâu!”.
Một cô gái Pháp, với đống hành lý cồng kềnh bên người, hào hứng bắt chuyện: “Đoàn tàu này có không khí rất đặc biệt, không giống bất cứ đoàn tàu nào trên thế giới. Tôi đang cảm thấy cực kỳ phấn khích”.
Khác với không khí có phần u tối ở phương bắc, bầu trời miền trung dường như tươi sáng hơn rất nhiều.
Bỏ lại sau lưng đèo Hải Vân ngút ngàn, thành phố Đà Nẵng, trung tâm kinh tế của miền trung Việt Nam, dần hiện ra trước mắt chúng tôi.
Những chiếc xe đẩy thức ăn trưa, sữa chua cùng nhiều loại đồ ăn khác di chuyển qua lại giữa các toa tàu. Một suất cơm, đi kèm gà luộc hoặc cá nướng, có giá từ 35.000 tới 40.000 đồng.
Ngoài ra, hành khách cũng có thể lựa chọn bữa trưa từ những cửa hàng bán đồ ăn vặt, bao gồm ngô luộc, bánh mì hoặc khoai lang, được đặt san sát trước các nhà ga. Những món ăn ở đó đặc biệt hấp dẫn và khiến nhiều người trong số chúng tôi quyết định tới mua. Tuy nhiên, tàu chỉ thường dừng 5 phút ở mỗi nhà ga, do đó việc ngồi yên trên tàu sẽ là một lựa chọn thông minh hơn.
Vì lẽ ấy nên những chiếc xe đẩy đồ ăn, dù không quá phong phú, nhưng vẫn rất được các hành khách ưu ái. Phở, một món ăn trứ danh của Việt Nam, đã bị bán hết trước khi tới được chỗ tôi.
Hình ảnh của hoa sen và hoa anh đào được trang trí dọc hai bên đoàn tàu. Ảnh: dangcongsan.vn |
Đoàn tàu lướt qua những cánh đồng xanh ngát, và khiến tôi liên tưởng tới khung cảnh ở làng quê Nhật Bản. Khác biệt duy nhất là thay vì những chiếc máy cày, đồng ruộng ở Việt Nam chỉ có nông dân và đám gia súc đang làm việc.
Không lâu sau 9 giờ tối, một bản nhạc nhẹ lại vang lên, đưa hành khách chìm dần vào giấc ngủ.
Khoang giường nằm của tôi đón thêm những người bạn mới đến từ ga Nha Trang, được biết tới như một địa danh du lịch nổi tiếng. Họ là thành viên của một gia đình và đang trên đường về thành phố Hồ Chí Minh sau chuyến nghỉ dưỡng dài ngày ở gần biển.
4 giờ 5 phút sáng hôm sau, đoàn tàu tiến vào ga Sài Gòn, thuộc thành phố Hồ Chí Minh. Ánh sáng mờ nhạt của buổi bình minh không thể ngăn tôi chiêm ngưỡng những tòa nhà chọc trời của thành phố lớn và sầm uất bậc nhất Việt Nam. Đoàn tàu, dù gặp phải một số trục trặc, vẫn về đích sớm hơn 5 phút so với lịch trình.
“Tôi đã nói là không sao đâu mà”, anh nhân viên đường sắt khi trước nhìn tôi và cười tự hào.
‘Không phải cứ nhanh là hay’
Hồi năm 2010, Quốc hội Việt Nam từng tuyên bố sẽ triển khai dự án đường sắt cao tốc Shinkansen, Nhật Bản, nhằm đem tới một diện mạo mới cho hệ thống giao thông nước nhà. Tuy nhiên, bởi mức chi phí khổng lồ, nên quyết định này đã vấp phải không ít những phản đối. Ước tính ban đầu cho thấy, Việt Nam sẽ phải chi khoảng 5 nghìn tỷ yên nếu muốn hiện thực hóa mong muốn sở hữu Shinkansen.
Cuộc tranh luận tạm lắng lại cho tới tháng ba năm nay, khi Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng, cho biết: “Đất nước của chúng tôi vẫn còn nghèo”. Tuyên bố này, cùng với thái độ cương quyết của Chính phủ, giống như một dấu chấm hết cho việc đưa dự án này vào hoạt động trong giai đoạn trước mắt.
Trong một cuộc phỏng vấn với báo chí Nhật Bản, ông Trần Quốc Đông, phó tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, cho hay: “Mặc dù dự án Shinkansen rất hấp dẫn, nhưng chúng tôi muốn cải thiện hệ thống và dịch vụ của tuyến đường sắt Bắc – Nam hiện tại trước khi tính đến những chuyện xa hơn”.
“Không phải cứ nhanh là hay. Việc lên tàu vào buổi tối và tới đích khi trời sáng cũng là một cách để thưởng thức chuyến hành trình”, ông nói.
Quỳnh Hoa (Theo Asahi Shimbun)
***********************
Những hình ảnh cực độc chỉ có ở VN
Những kiểu tóc hài hước, trùm chăn đi trên phố, ngủ ngay trên xe máy…
Giữ thăng bằng cho xe di chuyển. |
Tờ rơi sai chính tả. |
Cũng như ở cả bảng chỉ dẫn. |
Thời trang một mất một còn. |
Chỗ nào chẳng là giường. |
Phản ứng cô bạn sẽ thế nào nếu nhìn thấy tên cầu thủ này trên áo? |
Biện pháp chống nắng khẩn cấp. |
Tự tạo đồng hồ. |
Biết đi như nào khi cả 3 đèn đều sáng. |
Kiểu đầu bổ đang quay trở lại. |
(Nhóm độc giả sưu tầm
****************
Hoa hậu, người đẹp thành ‘doanh nhân’ bán ốc, bún đậu
Tự nhận mình là một trong những người đầu tiên khơi mào trào lưu bún đậu mắm tôm ở Sài thành, người mẫu Trang Trần cho biết cô quyết định mở quán trước hết là để phục vụ nhu cầu “nghiện” món ăn này của bản thân.
Bên cạnh đó, khủng hoảng kinh tế khiến thu nhập từ nghề người mẫu sụt giảm trong hai năm gần đây. Thấy “cát sê” ngày một giảm, cô quyết định mở quán từ tháng 8/2012 và nhanh chóng thấy rằng đây là một hướng đi đúng.
Cũng là một siêu mẫu và cũng chọn hướng đi giống hệt Trang Trần, ba tháng nay Thu Hằng có thêm một vai trò mới là chủ quán bún đậu mắm tôm. Trong khi quán của Trang Trần hướng đến mọi đối tượng khách hàng, “cơ ngơi” của Thu Hằng lại cách bài trí riêng để phù hợp với dân văn phòng.
Nằm trong trào lưu người đẹp mở quán ăn vặt, Hoa hậu Biển Nguyễn Thị Loan khiến nhiều người bất ngờ khi mở một quán ốc “mini” với diện tích chưa đến 10 mét vuông, nằm trong con ngõ nhỏ tại Hà Nội.
Lý giải vì sao không chọn những lĩnh vực khác “sát sườn” với danh hiệu Hoa hậu hơn như hàng hiệu, thời trang, cô cho biết mở quán ốc không cần nhiều vốn. Món này cũng không kén người ăn, quán không cần cầu kỳ, nên có vẻ phù hợp nhất với người non nớt về kinh nghiệm buôn bán, sắp ra trường như cô.
|
Người mẫu Trang Trần trên sàn diễn và khi quay về với quán bún đậu mắm tôm của mình. |
Nghề người mẫu, đi dự event có thể mang lại “cát sê” nghìn đô. Tuy nhiên, giờ đây cả ba người đẹp đều hài lòng với công việc bán đồ ăn vặt, thu tiền lẻ vài chục nghìn đồng mỗi phần. Ở quán của Trang Trần, một suất bún đậu đầy đủ có giá 65.000 đồng, hay quán ốc của Hoa hậu Nguyễn Thị Loan, giá các món dao động từ 65.000 đến 95.000 đồng một đĩa.
“Cái chính là sự ổn định. Cát sê từ việc đi diễn, đi show không phải có liên tục. Trong khi thu nhập từ quán lúc nào cũng đều đều”, người mẫu Trang Trần cho biết.
Thu nhập từ nghề người mẫu không hẳn cao. “Chụp hình cho nhãn hiệu, đi dự event thì còn được. Còn chụp hình cho tạp chí nhiều khi chỉ đủ xăng xe đi lại. Đi dự chương trình truyền hình thì còn “lỗ” tiền son phấn, quần áo”, Trang Trần kể. Một năm nay, quán bún đậu đã mang lại nguồn thu ổn định, cho phép cô có thể dùng toàn bộ số tiền cát sê mang đi làm từ thiện.
|
Người mẫu Thu Hằng vừa là chủ quán bún đậu mắm tôm, vừa phụ trách nhân sự trong công ty gia đình, vừa là người mẫu, MC. |
Ban đầu chỉ là cuộc chơi tay ngang của người đẹp. Nhưng khi những quán ăn vặt của họ ngày càng hút khách, họ muốn khẳng định mình không phải chân dài đi liền với “não ngắn” như người ta thường nói.
“Trước đây khi đang là người mẫu, MC, tôi đột ngột về làm phụ trách nhân sự cho công ty xử lý rác thải của gia đình. Nhiều người nghi ngờ cho rằng tôi sẽ không làm được”, siêu mẫu Thu Hằng kể. Cô cho biết bây giờ, sự nghi ngờ lại tiếp tục dấy lên khi cô lại rẽ sang hướng mới, mở quán ăn để tự kinh doanh. Tuy nhiên, với tấm bằng cử nhân về quản trị kinh doanh trong tay, siêu mẫu này tin rằng cô sẽ thành công. Thậm chí cô còn nuôi tham vọng sẽ mở rộng thành một chuỗi hệ thống nhà hàng lớn trong tương lai.
|
Hoa hậu Biển 2010 nay được biết đến với vai trò chủ quán ốc ở Hà Nội. |
Còn với người mẫu Trang Trần, cô đã thu được những thành công nhất định. Quán bún đậu mắm tôm luôn duy trì một lượng khách thường xuyên, bán được 300 đến 500 suất mỗi ngày.
Để không bị phụ thuộc vào các mối hàng cũng như để tự kiểm soát chất lượng món ăn, Trang Trần đã tự mở xưởng làm đậu và làm bún của riêng quán. “Từ khi có xưởng, tôi có thể tự chủ động được nguồn hàng. Bán bao nhiêu thì sản xuất bấy nhiêu, không có chuyện hàng tồn”, Trang Trần nói.
Cô hoa hậu biển Nguyễn Thị Loan lại vừa lên báo nước ngoài, không phải để tiếp tục tôn vinh danh hiệu Hoa hậu, mà để viết về quán ốc của cô như một khám phá thú vị trên hành trình khám phá Việt Nam của tác giả.
“Nhan sắc sẽ bị bào mòn theo thời gian. Còn những lợi thế cho công việc kinh doanh như kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng giao tiếp thì sẽ ngày càng phát huy hiệu quả”, Hoa hậu Biển nhận định. Do đó, cô cho biết, kinh doanh là một lựa chọn bền vững và dài hạn hơn cho tương lai của những người đẹp như cô.
Thanh Bình