Mọi công dân nước ngoài (foreign national) đều phải có legal status mới được cư trú hợp pháp ở Mỹ. Thời hạn cư trú(duration of stay) của mỗi người phụ thuộc vào status của họ. Một số status được phép đi làm, một số không. Khả năng (eligibility) xin được một status nào đó do một cơ quan, tổ chức của Mỹ cấp. Status và thời hạn cư trú của bạn được ghi trên form I-94 khi bạn nhập cảnh vào Mỹ.
Một người đến Mỹ có thể mang theo người thân (dependent). Luật của Mỹ xác định người thân có thể đi theo là vợ/chồng và con nhỏ (chưa lập gia đình và dưới 18 tuổi).
Chúng ta thường thuộc một trong các nhóm status quen thuộc sau:
- F-1 là status dành cho sinh viên đi học ở Mỹ. Dependent của F-1 có F-2 status. Eligibility cho F status do cơ sở đào tạo như trường đại học mà sinh viên theo học cấp thông qua form I-20. Người có F-2 status không được đi làm và đi học. Tuy nhiên F-2 có thể xin đi học và đổi sang F-1 status. F-2 cũng có thể xin đi làm và đổi sang H-1B status.
- J-1 là status dành cho người tham gia các chương trình exchange và training (gọi là EV – Exchange Visitor). Các chương trình sau đại học (graduate education program) cũng được coi là training, vì vậy sinh viên cũng có thể có J-1 status.
Sinh viên đi học theo các chương trình học bổng (như VEF, Fulbright, 322/911) sẽ có J status. Eligibility cho J status do chương trình tương ứng cấp qua form DS-2019. Ví dụ VEF fellow có DS-2019 do VEF cấp, Fulbrighter do chương trình Fulbright cấp. Sinh viên Việt Nam đi theo học bổng 322/911 có DS-2019 do trường đại học mà sinh viên đó theo học cấp. J status cũng được cấp cho những người đi trao đổi nghiên cứu, giảng dạy, thực tập, làm việc ngắn hạn (visiting scientist/scholar/professor).
Dependent của J-1 có status J-2. Khác với F-2, J-2 được phép đi làm. Để được đi làm hợp pháp, J-2 phải xin Giấy phép đi làm (EAD – Employment Authorization Document) do USCIS (Cục Nhập cư và Quốc tịch Mỹ) cấp. Tất nhiên J-2 cũng có thể xin đổi sang các status khác như F-1/J-1 để đi học, H-1B để đi làm…
F và J hiện nay coi là non-immigrant intent, tức là người xin visa không có dự định định cư. Vì vậy, khi phỏng vấn xin visa, bạn phải thể hiện rõ bạn chỉ có ý định đi học chứ không có ý định xin định cư sau khi kết thúc chương trình học.
Nếu bạn đi học hoặc đào tạo với ngân sách chính phủ (cả của Mỹ hoặc VN như VEF/Fulbright/322/911), bạn sẽ phải thực hiện “2-year home country physical presence requirement” – nghĩa là bạn phải về nước trong tổng thời gian 2 năm thì mới được xin visa H-1B, L-1, hoặc PR để sống và làm việc lâu dài ở Mỹ. Đây cũng là một chủ đề quan trọng, mình sẽ đề cập riêng trong một bài viết khác.
3. H-1B là status dành cho người đi làm có trình độ cao (skilled worker). Thời hạn cư trú của H-1B tối đa là 6 năm, chia làm 2 đợt, mỗi đợt 3 năm. Dependent của H-1 có status H-3. H-1B phải do cơ quan, công ty, nơi làm việc xin cho người lao động.
4. PR (permanent resident) là status dành cho người nhập cư lâu dài (thường trú nhân). PR còn gọi là thẻ xanh (green card) vì ngày xưa giấy tờ của PR in trên giấy có vạch màu xanh. Dependent của PR cũng có PR status. Tất nhiên, thời hạn cư trú của PR là vĩnh viễn. Người có PR status có thể xin US citizenship để trở thành công dân hợp pháp của Mỹ (quá trình này gọi là naturalization).
Một số nhóm (category) PR liên quan đến việc làm (gọi là emplyment-based như EB1, EB2) do cơ quan, công ty, nơi làm việc xin cho người lao động… Một số nhóm khác do người thân bảo lãnh, gọi là family-based category. Tuy nhiên, bạn có thể tự xin hai nhóm PR đặc biệt là EB-1A và EB-2 NIW mà không cần cơ quan hoặc người thân bảo lãnh.
Eligibility của H-1B và PR status do USCIS xác định và cấp giấy tờ cần thiết. Do số lượng H-1B và PR bị hạn chế, thời gian xử lý hồ sơ của H-1B và PR rất lâu và không phải lúc nào cũng xin được.
Mỗi năm USCIS chỉ cấp tối đa 65,000 H-1B (trong đó khoảng 20,000 dành cho người có bằng cấp cao (advance degree: master và doctor). Nếu số lượng application cho H-1B lớn hơn giới hạn đó, USCIS sẽ tổ chức “bốc thăm trúng thưởng” (lottery).
Số lượng PR cũng hạn chế theo năm và theo quốc gia. Công dân một số nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Mexico, Philippines thường phải chờ 10 năm hoặc lâu hơn để hồ sơ của họ được xử lý.
Hiện nay Quốc hội Mỹ đang thảo luận để xây dựng luật nhập cư mới. Một dự luật đã được thông qua ở Thượng viện với một số điểm chính như: tăng số lượng H-1B và PR, không hạn chế theo quốc gia, cho phép sinh viên xin PR ngay khi còn đang học, cấp PR không giới hạn số lượng cho người có bằng cấp cao trong khoa học công nghệ (STEM). Hạ viện cũng thông qua một dự luật riêng nâng số H-1B hàng năm lên 110,000. Hy vọng các dự luật này sẽ được thông qua sớm.
Thời hạn cư trú của F và J status thường bằng chương trình học. Ngày bắt đầu và kết thúc (start and end date) được ghi trên form tương ứng. Chúng ta cũng có thể xin gia hạn thêm.
Visa stamp (khán chiếu) là giấy phép nhập cảnh vào Mỹ của một công dân nước ngoài, thường được dán lên passport. Trên visa stamp có ghi status tương ứng và ngày hết hạn (expiration data). Người mang visa phải có giấy tờ hợp lệ chứng minh eligibility (e.g. DS-2019 hoặc I-20) và visa stamp chưa hết hạn thì được bộ phận Hải quan ở sân bay, biên giới… cấp I-94 xác nhận status để nhập cảnh vào Mỹ. Visa stamp do Đại sứ quán (Embassy) hoặc Lãnh sự quán (Consulate) của Mỹ tại nước ngoài cấp.
Thường visa và status trùng nhau (ví dụ, bạn xin visa F-1 để đi học ở Mỹ, sau khi vào Mỹ bạn có F-1 status). Tuy nhiên, chúng cũng có một chút khác biệt.
1. Sau khi vào Mỹ ở một status, bạn có thể đổi sang status khác ngay trong Mỹ mà không phải apply lại visa. Ví dụ, ban đầu bạn vào Mỹ đi học với F-1 status, sau khi tốt nghiệp thì đi làm và đổi sang H-1B. Sau đó một thời gian tích lũy đủ điều kiện thì đổi sang PR.
2. Thời hạn của status và của visa khác nhau. Ví dụ thời hạn của F-1 status là toàn bộ chương trình học. Nếu ban đầu I-20 của bạn xác định chương trình học của bạn là 5 năm, nhưng 5 năm bạn chưa học xong thì bạn có thể xin gia hạn (extension of stay) và được cấp I-20 mới.
Trong khi đó, thời hạn visa với chúng ta (công dân Việt Nam) chỉ là 1 năm. Một số quốc gia thân Mỹ hơn (như Ấn Độ, Hàn Quốc) có thời hạn visa 5 năm. Một số thân hơn nữa (như Canada, Anh, Pháp, Úc, Nhật…) thậm chí không cần visa.
Nếu bạn đang có legal status và nhưng visa đã hết hạn, bạn vẫn có thể ra ngoài Mỹ, nhưng chỉ có thể nhập cảnh vào Mỹ với visa chưa hết hạn. Riêng trường hợp đi sang các nước và đảo gần kề như Canada, Mexico… trong khoảng thời gian không quá 30 ngày thì không cần xin lại visa.
Nếu bạn di chuyển ra ngoài Mỹ khi status của bạn khác với visa bạn đang có và muốn quay lại Mỹ, bạn phải apply lại visa tương ứng với status. Ví dụ bạn là sinh viên F-1 nghỉ hè về nước muốn quay lại tiếp tục chương trình học nhưng visa F-1 hiện tại đã hết hạn, bạn phải xin lại visa mới. Tuy nhiên, nếu bạn chuyển sang H-1B status và đi làm, bạn phải xin visa H-1B. Người có PR status thì không phải xin lại visa vì PR không có thời hạn.
3. Nếu đang ở trong nước Mỹ, bạn có thể đổi status nhưng không thể xin lại hoặc xin một visa khác. Muốn làm thế, bạn phải ra ngoài Mỹ và xin visa tại một Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán ở nước ngoài.
4. Khi đang có một status, bạn vẫn có thể xin xét eligibility cho một status khác. Ví dụ, bạn đang đi làm với H-1B status, bạn có thể apply để xin xét eligibility cho PR. Nếu xin được, bạn sẽ xin đổi status sang PR.
Mọi người, kể cả sinh viên F-1, đều có thể xin xét PR eligibility (dù điều này sẽ ảnh hưởng đến non-immigrant intent). Thậm chí dù bạn là J-1 với 2-year requirement, bạn vẫn có thể xin xét PR eligibility. Tuy nhiên eligibility khác với visa và status. Ví dụ, dù bạn có I-20 (tức là có eligibility), bạn vẫn có nguy cơ không xin được visa. Hoặc bạn có PR eligibility nhưng không chưa thực hiện xong 2-year requirement (hoặc chưa xin miễn được), bạn sẽ không xin được visa cho PR (nếu đang ở ngoài Mỹ) hoặc đổi sang PR status (nếu đang ở Mỹ).
Nguồn: Đầu tư Mỹ – Nguyễn Thanh Tùng (Facebook)