Về ý nghĩa của tục ngữ, trong Việt-Nam văn-học sử yếu, Dương Quảng Hàm đã nhận xét: ” Các câu tục ngữ là do những điều kinh nghiệm của cổ nhân đã chung đúc lại, nhờ đấy mà người dân vô học cũng có một trí thức thông thường để làm ăn và cư xử ở đời … “. (1) Phạm Thế Ngũ, trongViệt Nam Văn học sử giản ước tân biên đã ghi: “Tục ngữ là kho tàng kinh nghiệm và hiểu biết của người xưa về vũ trụ cũng như về nhân sinh…. Có thể nói đó là một quyển sách khôn mở ngỏ và lưu truyền trong giới bình dân từ xưa đến nay” (2)

Tóm lại, theo các nhà biên khảo nầy thì các câu tục ngữ là một “quyển sách khôn, một kho tàng kinh nghiệm và hiểu biết về vũ trụ và về nhân sinh” giúp cho dân gian ta “có được một tri thức thông thường để làm ăn và cư xử ở đời”.

Trong các tục ngữ của chúng tôi đã sưu tập, ngoài những câu nói về “mưu sinh” và “tâm lý người đời” ra (như canh nông, thời tiết, nghề nghiệp, phong tục, luân lý, lý sự đương nhiên…, mà ở văn chương truyền khẩu nước nào cũng có), thì phần nhiều là những câu về “cái biết”, về “cái khôn” của người đời, rồi đến những câu về “vũ trụ” (như đạo Trời, vận mệnh con người, Phật, tu hành, phúc đức…), về “nhân sinh” (như trung với vua, quan lại tham nhũng, các kinh nghiệm ứng xử khôn ngoan giữa xã hội với nhau). Chúng tôi nghĩ rằng đây là cẩm nang, là bản chúc thư của tiền nhân, truyền lại cho con cháu cả một “triết lý dân tộc” xây dựng trên cái “biết” và cái “khôn”, để cư xử cho đúng “đạo làm người”, theo “Lẽ Trời và Tình người”.

Tuy tiền nhân không nói rõ ra, nhưng con cháu chúng ta phải hiểu rằng dụng ý của các Ngài không ngoài mục đích tối thượng là chỉ đường cho chúng ta “tranh đấu bảo tồn nòi giống, đất nước, chống xâm lăng cho khỏi bị đồng hóa, diệt chủng”. Các nhà Nho, các thành phần sang giàu, các thị dân có những sách vở của Nho giáo để căn cứ vào đấy mà ứng xử với nhau. Còn dân gian nông thôn không có chữ, nên trong sự giao thiệp, ứng xử thường ngày, chỉ căn cứ vào các câu tục ngữ, là kho tàng hiểu biết, khôn ngoan, kinh nghiệm mà tiền nhân đã truyền miệng lại cho chúng ta .

Tục ngữ nước ta rất nhiều, không có một trường hợp nào mà dân gian không có thể dùng một vài câu tục ngữ để minh chứng cho thái độ, hành vi của mình. Ở bài “Parémiologie viêtnamienne et comparée” (“Tục-ngữ- học Việt Nam và đối chiếu”), học giả Thái Văn Kiểm có kể lại câu chuyện về công dụng của tục ngữ trong một việc tranh chấp giữa dân gian với nhau, tóm lược như sau: ” Trước đây có một lái buôn bán cho người Việt Thượng một cái áo bằng vải bông giá 50 đồng, trả được 30, còn thiếu 20 đồng, thì người Thượng bỏ lên núi không thấy quay lại thanh toán. Sau một thời gian khá lâu, người lái buôn gặp lại người Thượng xuống đi chợ, liền túm lấy dẫn đến viên cai trị người Pháp để kiện. Người Thượng nói áo mua, vải không tốt, không xứng 50 đồng, nay y chịu trả thêm 10 đồng nữa mà thôi . Còn người lái buôn nhất định đòi cho được 20. Viên cai trị Pháp xét việc cũng không có gì rắc rối, mà y lại nói tiếng Việt và tiếng Thượng thông thạo, thấy không cần gọi viên chức Việt đến giúp. Không ngờ suốt cả buổi mai y giải thích luật lệ, khuyên dụ đủ mọi cách, mà cả hai bên nguyên bị vẫn không ai chịu nghe theọ Cùng lắm, y cho gọi viên chức Việt đến. Viên chức Việt chỉ nói qua nói lại có mấy phút mà người lái buôn bằng lòng nhận 10 đồng. Viên cai trị Pháp lấy làm lạ, hỏi, thì viên chức Việt kể lại là đã dùng các câu thành ngữ, tục ngữ để nói với người lái buôn rằng: “Anh cho người Thượng mắc chịu như vậy cũng như “thả trâu vô rú”, nay được người Thượng bằng lòng trả thêm 10 đồng, là như “của đổ mà hốt lại” thôi . Xưa nay anh có thấy ai hốt của rơi lại cho đủ không? Ông bà ta thường nói: “gạo đổ lượm chẳng đầy thúng”. Bây giờ họ bằng lòng trả 10 đồng là được rồi, chớ bày chuyện kiện cáo vì tục ngữ ta có câu: “được kiện mười bốn quan năm, thua kiện mười lăm quan chẳn “. Khôn dại, hơn thiệt thế nào, là một thương gia, anh hẳn thấy rõ.” Người lái buôn cho là phải, nên nghe theo” (3)

1- Khôn dại trong thi ca

Vấn đề “khôn dại” rất quan trọng trong việc xử thế, cho nên trong văn thơ của các bậc thức giả xưa nay, vẫn thường thấy được nói đến. Từ thế kỉ thứ XV, Nguyễn Trãi, trong Quốc-âm thi tập, đã nêu lên vấn đề “khôn dại” nầy: “Chẳng khôn chẳng dại, chỉ ương ương, “Chẳng dại người hòa (tất cả) lại chẳng thương” đại ý nói rằng nếu ta chẳng chịu nhận là dại thì tất cả mọi người chẳng ai thương mình… đến thế kỉ thứ XVI, trong Bạch-Vân am quốc ngữ thi tập, Trạng Trình cũng phân biệt hai chữ “khôn dại” như sau: “Khôn thì người dái (sợ, nể), dại thì thương, “Nhắn bảo bao nhiêu người ở thế, “Chẳng khôn đành dở, chớ ương ương” Nghĩa là: Khôn thì thật khôn cho người ta sợ, dại thì rõ ràng dại đi cho người ta thương, nếu không khôn được thì đành chịu dại, chớ không nên ương ngạnh.

Vào cuối thế kỉ thứ XIX, khi người Pháp bắt đầu đặt quyền thống trị ở nước ta, Nguyễn Khuyến cáo bệnh từ quan, làm ra vẻ ngây ngô để khỏi bị ép ra làm việc lạị Ở Nam định thời bấy giờ, có một người đàn bà tên là Mẹ Mốc, chồng đi mất tích (có thuyết cho là theo kháng chiến), bà giả điên giả cuồng và hủy hoại nhan sắc để khỏi bị chọc ghẹọ Nguyễn Khuyến thấy tâm sự của bà giống với tâm sự của mình, nên cảm tác ra một bài hát nói, có câu kết như sau: “Mảnh gương trinh vằng vặc quyết không nhơ, “đắp tai, ngảnh mặt làm ngơ, “Rằng khôn cũng kệ, rằng khờ cũng thây”Khôn kia dễ bán dại nầy…” (4)

Rồi đến đầu thế kỉ thứ XX, Trần Thế Xương cũng than lên: “Thiên hạ đua nhau nói dại khôn, “Biết ai là dại, biết ai khôn? “Khôn nghề cờ bạc là khôn dại, “Dại chốn văn chương, ấy dại khôn…” Vấn đề “khôn, dại” nầy, từ thời xa xưa, ở Trung Hoa, Khổng Tử (551- 479 t.T.L.) cũng đã nêu ra để giảng dạy cho các môn đệ, rằng: “Ninh Võ Tử, khi trong nước có đạo lý thì ông ta tỏ ra có tài trí (để ra làm việc), nhưng gặp khi chính quyền vô đạo, thì ông làm như ngu dại (để khỏi bị ép ra cọng tác, tiếp tay với quân cường bạo sát hại nhân dân). Cái khôn của ông nhiều người làm được, đến như cái ngu của ông thì không mấy ai bì kịp.” (5)

2- Khôn dại trong tục ngữ

Trong các câu tục ngữ của ta, dân gian đã nói nhiều về “khôn” dại”, và đặc biệt, cũng có một câu giống như các câu thơ của Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm vừa thấy trên đây: “Khôn cho người dái (nể, sợ), dại cho người thương “Dở dở ương ương, tổ cho người ta ghét” Nhưng vì sao dân ta cho rằng cần phải phân biệt dứt khoát “khôn”, “dại” như thế? Nguyên là trải qua bao thế kỉ, dân tộc Việt thường xuyên phải chọn lựa giữa hai con đường: đầu hàng, cộng tác với địch, hay kháng chiến chống lại với ngoại xâm và bạo quyền tàn ác. Con đường nào là khôn? Con đường nào là dại.

Nhưng khôn hay dại, thường bị các thành kiến chủ quan thiên lệch của người đời chi phốị Lắm khi, điều mà ta cho là khôn, thì người khác lại cho là dại, hay ngược lại, như trong cổ tích “Trâu rừng với trâu nhà “: “Trâu rừng chê trâu nhà là dại, vì để cho chủ bắt làm việc cực nhọc, rồi cuối cùng cũng bị chủ làm thịt, và cho mình là khôn vì đã chọn cuộc sống tự do, không bị cưỡng bách lao lực. Còn trâu nhà thì chê lại trâu rừng là dại, vì ở rừng bị đói khát, nhất định có ngày sẽ bị beo cọp ăn thịt, và cho mình là khôn vì thường ngày có cỏ để ăn, có nhà để ở, khỏi bị dãi dầu mưa nắng, khỏi bị thú dữ sát hại. Bên nào cũng tự cho mình là khôn hơn bên kia, và cảnh cáo lẫn nhau: “Khôn thì sống, mống (dại) thì chết”. (Truyện cổ nước Nam, Nguyễn Văn Ngọc, tập 2, tóm lược truyện số 28).

Trong suốt bao nhiêu thế kỉ bị ngoại thuộc hay hay bị kềm hãm dưới các chế độ bạo ngược, cái “khôn thật”, “khôn giả”, và cái “dại thật”, “dại giả” thường bị lẫn lộn với nhaụ Tuy vậy, dân gian không phải là không phân biệt được, song không dám nói rõ ra, mà trái lại, thường còn làm như dại khờ không biết đến. Cũng như Nguyễn Khuyến, dân gian đã có câu kín đáo tự hào rằng: “Rù đầu, giả dại, làm ngây, “Khôn kia dễ bán dại nầy mà ăn !”

Sau đây, chúng tôi xin mượn lời của Lê Văn Siêu, tác giả Văn minh Việt Nam, để giải thích thêm về vấn đề nầy: “Làm thế nào khác hơn được? khi một dân tộc bị sống trong hoàn cảnh đe dọa diệt tộc thường xuyên, bởi một kẻ mạnh gấp trăm ngàn lần mình, ở ngay bên nách mình, nếu chẳng nghĩ tha thiết đến sự sống còn, đến con cái nối nghiệp, thì chỉ sơ sẩy để đầu óc viễn vông một chút thôi, cũng đủ mất tích vào trong bản đồ của địch thủ.
Cho nên Trạng Trình, một vị hiền triết được dân chúng kính trọng là có tài tiên tri, đã chỉ dạy có một điều rất gọn: “Khôn cũng chết, dại cũng chết, biết thì sống”. Biết tương quan lực lượng giữa mình và người, biết tâm lý khát vọng giữa mình và người, biết dằn lòng chờ cơ hội thuận tiện để thực hiện ý định, biết giả dối để che đậy bí mật hành động cho khỏi hại, biết cương quyết tiến lui, biết cứng mềm tùy lúc, biết thích ứng hoàn cảnh để sống còn, biết lẩn tránh mũi dùi của địch… toàn là những cái biết rất thực tế, có thể kiểm điểm lại qua mọi sự kiện lịch sử, và có thể thấy rất rõ ràng là chính nhờ cái biết ấy mà nước Việt Nam chúng ta còn được tới ngày nay”. (6)

“Khôn cũng chết ” như Trạng Trình nói, đó là cái “khôn giả”; và “dại cũng chết ” như Trạng Trình nói, đó là cái “dại thật”. Chỉ ai biết phân biệt được “khôn thật” với “khôn giả”, “dại thật” với “dại giả”, thì mới có thể sống được mà thôị Cũng như Trạng Trình, tục ngữ đã kết thúc rằng: “Khôn cũng chết, dại cũng chết, biết thì sống”

Xem như thế, “biết” là điều kiện chính yếu để biện biệt cái “khôn” với cái “dại”, giúp cho chúng ta có thể thực hiện được “đạo làm người”, giúp cho dân và nước Việt Nam chúng ta khỏi bị diệt vong.

Cho nên tưởng trước hết, chúng ta nên tìm hiểu qua các câu tục ngữ : “Biết là thế nào?” và “Khôn là thế nào?”

A) “Biết ” là thế nào?

1- Biết là suy xét cho đúng phép: suy chín, xét xa, biết rõ gốc ngọn, vắn dài, đắn đo nặng nhẹ, nông sâu: “Làm người suy chín, xét xa, “Cho tường gốc ngọn, cho ra vắn dài” …”Làm người phải đắn, phải đo, ” Phải cân nặng nhẹ, phải dò nông sâụ” Biết suy nghĩ rất quan trọng, cho nên dân gian thường nhắc đi nhắc lại cho chúng ta ghi nhớ rằng: “Làm người mà chẳng biết suy, “đến khi nghĩ lại, còn gì là thân.”

 

2- Biết còn là suy đoán phân biệt để nhận diện đúng sự vật. Suy đoán là sở trường của những câu đố. Câu đố – Câu đố có hình thức một câu gọn ngắn có vần hay không có vần, có bản văn nhất định, nhưng câu đố cũng có hình thức một chuyện kể ngắn, không có lời văn nhất định.

Tuy vậy vì nội dung hoàn toàn thuộc về trí tuệ, suy luận, nên chúng tôi vẫn xem câu đố như là một loại tục ngữ. Câu đố thường dùng để mua vui, giải trí sau nhữg giờ làm việc mệt nhọc, nhưng câu đố cũng góp phần không nhỏ với tục ngữ để luyện tập, một cách linh động, tinh thần và lề lối suy đoán, biện biệt cho dân gian.

Ở đây chúng tôi không thể đi sâu vào việc nghiên cứu toàn thể các câu đố, mà chỉ dẫn ra một số câu đố liên hệ hơn cả với cách suy đoán biện biệt, bổ túc thêm về cái “biết” trong các câu tục ngữ mà thôi. Chúng tôi chú trọng nhiều đến các câu đố gọi là đố mẹo, nghĩa là dùng những cách kín đáo, khéo léo để “gài bẩy”, làm cho người nghe hoặc không thấy được, hoặc hiểu sai lệch chủ đề, nên không biết đâu mà suy đoán giải đáp.

a) Về loại câu đố mẹo nầy, trước hết, có những câu đố “vừa dố vừa giảng” rất dung dị, song người nghe qua tưởng lầm là vấn đề khó khăn, rắc rối, nên suy nghĩ xa xôi, đi tìm lời giải ở ngoài lời đố, không ngờ lời giảng lại nằm sờ sờ trong câu đố rồi: “Con cua tám cẳng hai càng, một mai hai mắt, rõ ràng con cua ” “Tổ kiến, kiển tố, vừa đố vừa giảng” đố: Là những con gì, vật gì? Giải: Là con cua và tổ kiến (có ghi rõ trong các lời đố). Người Pháp cũng có một câu đố mẹo như thế: “Quelle est la couleur du cheval blanc d’Henri IV?” (Màu lông con ngựa trắng của Henri IV là màu gì?). Giải: Màu trắng (có ghi rõ trong lời đố).

b) Có các câu đố mẹo khác, trong lời đố cố tình làm lẫn lộn các ý niệm “đồng thời” với “lần lượt”, “trọng lượng” với “khối lượng” khiến cho người nghe nào sơ ý, hấp tấp sẽ giải đáp sai: “Luộc 1 cái trứng 4 phút là chín, vậy muốn luộc chín 8 cái trứng phải tốn bao nhiêu phút?” “Một tạ sắt với một tạ gòn, tạ nào nặng hơn tạ nào?” Giải: Luộc chín 8 quả trứng cũng 4 phút thôi (bỏ 8 trứng chung vào một nồi mà luộc đồng thời với nhau). Một tạ sắt và một tạ gòn, không tạ nào nặng hơn tạ nàọ (Vì tạ là 100 cân, thì tạ sắt cũng nặng 100 cân, tạ gòn cũng nặng 100 cân như nhau).

c) Có câu đố mẹo cố tình làm cho lẫn lộn các ý nghĩa (đồng âm dị nghĩa) để đánh lạc hướng người nghe: “Trục trục như con chó thui, “Chín mắt, chín mũi, chín đầu, chín đuôị” đố là con vật gỉ Giải: Con chó thui (Vừa đố vừa giảng; chữ “chín” ở câu nầy không phải là số 9, mà nghĩa là “thui chín”, trái nghĩa với “sống”)

d) Cũng có câu đố mẹo đã cố tình sắp đặt sẵn một câu giải đáp khôi hài nghe qua cũng hợp lý, mà thật ra thì “lãng nhách” (trả lời không đâu vào đâu cả) và ngộ nghĩnh, để “chọc quê” người giải câu đố: “Vì sao khi hành nghề, mọi tên ăn cắp, móc túi phải nhìn trước rồi nhìn sau? ” Giải: Vì hắn không thể nhìn trước và nhìn sau cùng một lượt.

đ) đặc biệt có câu đố mà có thể có nhiều lời giải đúng, như: “Con gì đứng thì thấp, ngồi thì caỏ ” Trong sách, thấy ghi lời giải đáp là: “Con chó”. Nhưng thật ra, lời giải có thể là “con mèo” vì mèo cũng “đứng thì thấp, ngồi thì cao”, như con chó. Mà con beo, con cọp cũng vậy.

Về “đố toán số” cũng có trường hợp một câu đố mà có thể có vô số lời giải đúng. Chẳng hạn như: “Ba người mua trứng. Người thứ nhất mua nửa giỏ và nửa quả, người thứ hai cũng thế (mua nửa só trứng còn lại trong giỏ và nửa quả). Người thứ ba mua số trứng còn lạị Hỏi số trứng là bao nhiêu ” Trong sách chỉ thấy ghi có mỗi một lời giải như sau: Số trứng trong giỏ là 7, rồi giảng thêm: Người thứ nhất: Ba quả rưỡi + nửa quả = 4 quả Người thứ hai : (còn lại: 7 – 4 = 3. Phân nửa của 3 = 1 quả rưởi) một quả rưỡi + nửa quả = 2 quả. Người thứ ba: (7 – 4 – 2) = 1 quả. Nhưng thật ra có vô số lời giải đúng khác nữa, như số trứng trong giỏ là 11, 15, 19, 23, 27… chẳng hạn. Số trứng là 11: thì người thứ nhất 6, thứ hai 3, thứ ba 2 quả. Số trứng là 15: thì – 8, – 4, – 3 quả- Số trứng là 19: thì – 10, – 5, – 4 quả. Số trứng là 23: thì – 12, – 6 , – 5 quả. Số trứng là 27: thì – 14, – 7, – 6 quả… Cái mẹo trong câu đố nầy là đưa ra việc mua thêm “nửa quả” trứng. đó là điều trên thực tế không thể làm được.

Điều nầy làm cho người giải câu đố bị hoang mang. Cho nên trước tiên, phải tìm hiểu vì sao lại có việc mua thêm “nửa quả”, thì mới tiếp tục suy đoán được. Là vì số trứng trong giỏ là một số lẻ, nếu chia thành hai phần đều nhau (nửa giỏ) thì, trên lý thuyết kế toán, trong mỗi phần sẽ có “nửa quả”. Cho tiện việc mua bán, người mua, ngoài phần nửa giỏ trứng ra, lại mua thêm “nửa quả” nữa, cho có được trọn y một quả. Như vậy, số trứng trong giỏ phải là một số lẻ. Từ điều kiện tiên quyết nầy, người giải câu đố mò mẫm với những con số lẻ, từ số nhỏ đến số lớn, từ 1, 3, 5, 7, 9, 11, 13, 15, 17, 19, 21, 23, 25 đến 27 chẳng hạn …, thì thấy các con số đáp ứng với các tiêu chuẩn trong câu đố, là 7,11, 15, 19, 23, 27. Và nhận thấy thêm rằng: lấy số 7 mà cọng với 4, hay cọng với các bội số của 4 (cho đến vô tận), thì chúng ta sẽ có rất có vô số lời giải đúng.

Cái hay của câu đố nầy là ở chỗ giúp cho ta hiểu được rằng:

1- Cần đối chiếu với thực tế mà kiểm soát sự việc mới có thể suy đoán hữu hiệụ
2- Thường không phải chỉ có một lời giải (của mình) là đúng mà thôi, cũng có nhiều lời giải khác đúng nữạ Phải có sự “truyền thông” với nhau giữa những thành phần nhân loại.

e) để kết thúc phần nầy, chúng tôi xin dẫn ra một vài câu “đố tục, giảng thanh”, chẳng hạn như: “Bộ tịch quan anh xấu lạ lùng “Khom lưng, uốn gối, cả đời cong “Lưỡi to mà sức ăn ra khoét, “Cái kiếp theo đuôi có thẹn không?” Câu đố nghe qua, thì thấy rõ ràng là một thóa mạ” một ông quan “có hành động xấu xa lạ lùng, bên trên thì cả đời khom lưng, uốn gối nịnh bợ, phía dưới thì ra sức hà hiếp, đục khoét dân đen, thử hỏi cái kiếp nô lệ theo đuôi ấy, tự mình có thấy hổ thẹn không?” Lời chê bai, hạch tội có phần tục tằn, sống sượng, nhưng khi giảng giải khác đi, thì nghe thanh nhã: Câu nầy tả cái càỵ “Cái cày hình dáng không đẹp, cán uốn cong, lưỡi cày to, bao giờ cũng phải theo đuôi con trâu để cày”. Rồi dân gian, nhân cách hóa cái cày, mà lên tiếng hỏi rằng: “Sống cuộc đời theo đuôi con trâu như vậy, “quan anh” có thẹn không?” (Chữ “quan” trong “quan anh”, chỉ “người có địa vị không phải đi phu, tạp dịch trong làng, dưới thời Pháp thuộc” (theo Từ điển tiếng Việt, Nguyễn Lân, 1991).

Kinh nghiệm: Một chuyện mới nghe qua cho là chướng tai, biết đâu nếu đứng vào một lập trường nào khác mà nhìn, thì không phải vậy.

Dân gian biết dùng lối vừa đùa cợt giải trí, vừa đào luyện cho nhau về suy đoán và cân nhắc trong nhận định, một cách không kém phần sâu sắc.

B) Khôn là thế nào?

Khi đã “biết” suy xét, nhận định, suy đoán, thì có thể phân biệt được “khôn” với “dại”, để hành động cho khỏi sai lầm:

1- Khôn không phải là làm khôn, (tiếng Việt, có chữ “làm khôn” nghĩa là tỏ ra mình khôn ngoan hơn người và can thiệp, xía vào việc của người khác), như thế chỉ có hại cho mình. “Khôn vừa chứ, khôn lắm lại chết non.” Từ thế kỉ thứ XV, Nguyễn Trãi đã có câu thơ đại ý như thế: “Hễ kẻ làm khôn thì phải khó.” Và Trạng Trình cũng khuyên đừng “tranh khôn” mà có hại: “Tranh khôn ắt có bề lo lắng.” Mà trái lại, tục ngữ bảo ta phải biết cư xử cho nhún nhường, khiêm tốn: “Ai nhất thì tôi thứ nhì, “Ai mà hơn nữa tôi thì thứ ba”

2- Mà khôn là thận trọng biết giữ gìn lời ăn tiếng nói. Chỉ vì thiếu tinh thần cảnh giác, không thận trọng, nên người ta thường thốt ra những câu hớ hênh, vô ý thức, gây ra bao nhiêu tai họa cho bản thân và cho công cuộc đấu tranh của toàn dân: ” Vạ ở miệng ra, bệnh qua miệng vào.” …” Thứ nhất là tội miệng mà…” Cho nên: “Khôn thì ngậm miệng, khoẻ thì cắp tay” …”Người khôn đón trước rào sau, “để cho người dại biết đâu mà dò.” …”Chim khôn tiếc lông, người khôn tiếc lời. “Sông sâu, sào ngắn khôn dò, “Người khôn ít nói, khôn đo tấc lòng.”… …”Người khôn nói mánh, người dại đánh đòn.”

Ông cha chúng ta có cách nói gần, nói xa, rào trước đón sau, để khỏi mất lòng người nghe và nhất là để không ai có thể bắt bẻ, hay buộc tội mình được. đó gọi là “nói mánh”. (Trong đại Nam quốc âm tự điển, 1896, Huỳnh Tịnh Của định nghĩa chữ “mánh” là “ý tứ, tình ý, màng dò” và “nói mánh” là “nói ý tứ, xa gần, nói ướm thử” để người nghe suy nghĩ mà hiểu lấy).

3- Khôn không phải là quỉ quyệt để làm thiệt hại người khác: “đã khôn lại ngoan, “đã đi làm đĩ lại toan cáo làng.” Nếu khôn mà quỉ quyệt, thì trước sau gì cũng: “Khôn ngoan quỉ quyệt chết lao, chết tù…” “Càng khôn ngoan lắm, càng oan trái nhiều.”

Ở tiếng Việt, từ “ngoan” vốn có hai nghĩa trái ngược nhau: “ngoan” là khôn, nhơn lành, (như ngoan đạo, đứa bé ngoan), mà “ngoan” cũng có nghĩa là khó trị, quỉ quái (như ngoan cố, gian ngoan), (đại Nam quốc âm tự vị, Huỳnh Tịnh Của, Saigon, 1896). Trong mấy câu trên đây, từ “ngoan” được hiểu theo nghĩa thứ hai, tức là “gian tham, quỉ quyệt”.

4- Mà khôn là thật thà ngay thẳng, vì cuối cùng cái khôn ngay thật bao giờ cũng hơn cái khôn gian trá: “Khôn ngoan chẳng đọ thật thà, “Lường thưng, tráo đấu chẳng qua đong đầy” (đấu: thùng bằng gỗ để đong lúa, gạo; thưng: 1/10 đấu). Tức là: Khôn ngoan không bằng thật thà, ngay thẳng; có gian lận, tráo đổi cũng không bằng làm ăn đứng đắn, lương thiện: đong đầy, cân đúng.

Chưa kể, “khôn” mà làm điều gian ngoan, bất nhân, thất đức, chết đi sẽ bị xuống địa ngục; còn ở đời nầy dại mà hiền lành, chết đi sẽ được lên thiên đàng: “Khôn thế gian, làm quan địa ngục, “Dại thế gian , làm quan thiên đàng”

5- Khôn không dùng để hại dân, bán nước: không phải là đem cái khôn ra chống lại với đồng bào, phản lại quyền lợi chung: “Khôn ngoan đối đáp người ngoài, “Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.”… …”Chim không đánh chim cùng một tổ “Trâu một chuồng, đâu có húc nhau “Cùng chung một giọt máu đào, “Nỡ nào hại nước, nỡ nào hại dân.” Và “Tiếc thay con chim phượng hoàng còn dại chửa có khôn, “Núi Tam Sơn chẳng đậu, lại đi đậu cồn cỏ may !” Dân gian ở vùng của chúng tôi cũng có một câu nữa tương tự như thế: “Chim kia dại lắm không khôn, “Núi Lam Sơn không đậu, lại đậu cồn cỏ maỵ” Lam Sơn là nơi ngày xưa Lê Lợi khởi nghĩa, ở đây “Lam Sơn” dùng để tượng trưng cho “kháng chiến”. Câu nầy đại ý nói: Thương hại cho những kẻ dại dột không biết theo kháng chiến cứu nước, mà lại đi theo phường Việt gian (đậu cồn cỏ may là một thứ cỏ, mỗi lần ta ngang qua, thì bị những hạt nhỏ của cỏ móc vào quần, rất dơ bẩn, phải mất thì giờ mới gỡ hết được).

Và cũng có câu: “Gáo đồng múc nước giếng tây, “Khôn ngoan cho lắm tớ thầy người ta” . “Giếng tây” là “giếng ở phía tây” mà cũng có thể hiểu là “người Tây”; “múc nước giếng Tây” có thể hiểu là “đem nước dâng cho Tây”. Đại ý câu nầy là: Cộng tác với Tây, mà tự cho là mình khôn, nhưng có khôn cho lắm, cũng chỉ là đem thân ra làm nô lệ cho ngoại nhân mà thôi!

6- Mà khôn dùng để giữ vững lập trường, đừng để cho đối phương lung lạc, mua chuộc, dụ dỗ đưa vào con đường bán nước, phản dân: “Người đời phải xét thiệt hơn, “đừng nghe tiếng sáo, tiếng đờn mà saị”… “đây ta như cây giữa rừng, “Ai lay không chuyển, ai rung không dời”

7- Khôn mà ý thức được giới hạn của cái khôn. Chính tục ngữ đã vạch ra cho ta thấy rõ những hoàn cảnh khách quan và chủ quan đã hạn chế cái khôn của người đời:

a) Hoàn cảnh khách quan đã hạn chế cái “khôn”, như: tiền bạc, lẽ phải, may mắn, thiên thời, địa lợị.. : “Cái khó, bó cái khôn.” …”Khôn như tiên, không tiền cũng dạị”… …”Khôn chẳng qua lẽ, khoẻ chẳng qua lờị”… …”May hơn khôn.”… …”Chẻ vỏ (biết nhiều) vẫn thua vận đỏ.”… …”Người đời ai có dại chi, “Khúc sông eo hẹp phải tùy khúc sông.” …”Khôn ngoan ở đất nhà bay, “Dù che, ngựa cưỡi, đến đây phải luồn.”

b) Hoàn cảnh chủ quan đã hạn chế cái “khôn”, như: dục tình, nhẹ dạ, bản tính trời sinh, già nua lú lẫn… “Miệng khôn, trôn dại” …”Khôn ba năm, dại một giờ ” …”Khôn từ trong trứng khôn ra, “Dại dẫu đến già cũng dại” …”Trẻ khôn qua, già lú lại”

Tổng kết Qua tục ngữ, chúng ta thấy được đường lối nghìn năm của ông cha chúng ta, là trường kỳ tranh đấu cho sự sống còn của dân tộc, của quốc gia, mà triết lý căn bản là: “biết thì sống”, biết “phân biệt dại và khôn” để bản thân, nòi giống khỏi bị diệt vong, một triết lý xây dựng trên tình người , trên sự làm lành, đùm bọc, giúp đỡ, cứu vớt lẫn nhau, một lề lối ứng xử chừng mực vừa phải, biết thận trọng, ẩn nhẫn, chịu đựng để thích nghi hóa với mọi hoàn cảnh để sống, để tồn tại, để chờ thời, chờ cơ hội thuận lợi mà vùng lên. Nguyễn Thùy, trong Tinh thần Việt Nam, cho rằng: “Có như thế, dân tộc ta mới tồn tại, mới bảo vệ được tinh thần của mình, mới tiếp thu được mọi thứ của người để có thể thể hiện được một hội nhập tròn đầy cái lý dịch hóa của vũ trụ vạn vật và của con người vào thời kỳ cuối của kỉ nguyên. Cái tính “chấp nhận để từ khước”, “hòa mà không đồng”, “tỏ ra thua thiệt để không đầu hàng”, “chịu thiệt thòi để không mất tất cả”, nếu có đưa dân tộc đến chỗ phải gánh chịu nhiều trầm luân, nhưng chính là một cuộc “chạy trốn về đằng trước” rất tế nhị của dân tộc ta để sửa soạn cho một bước đi tốt đẹp vào hồi chung cục. Chịu đựng tất cả để khỏi bị tiêu diệt.”

Tóm lại, dân tộc Việt Nam quả đã có một triết lý riêng của mình, triết lý mà ông cha chúng ta dụng ý trối gửi lại qua các câu tục ngữ. Bổn phận con cháu chúng ta là khám phá cho thấy được triết lý ấy, để hành động cho đúng, hầu tiếp tục đấu tranh bảo tồn nòi giống và quê hương. Và danh từ “triết lý” trong đầu đề “Triết lý dân tộc Việt Nam” mà chúng tôi dùng trên đây, tưởng không phải là lạm xưng!? (TUOITRE)

——————————————————————————–

(1)- Dương Quảng Hàm, Việt Nam Văn học sử yếu, q. I, Paris, SudAsie, 1986, Tục ngữ, tr. 6,7.

(2)- Phạm Thế Ngũ, Việt-Nam văn-học sử giản ước tân biên, q. I, đại Nam tái bản, Glendale,CẠ, năm ?, tr. 22, 23.

(3)- Thái Văn Kiểm, Parémiologie việtnamienne comparée , in Présence Indochinoise, Paris, No1 – Avril 1979, pp. 81 – 117.

(4)- Nguyễn Khuyến – Mẹ Mốc: So danh giá ai bằng Mẹ Mốc, Ngoài hình hài gấm vóc cũng thêm rạ Tấm hồng nhan đem bôi lấm xóa nhòa, Làm thế để cho qua mắt tục. Ngoại mạo bất cầu như mỹ ngọc, Tâm trung thường thủ tự kiêm kim.(a) Nhớ chồng con muôn dặm xa tìm, Giữ son sắt êm đềm một tiết. Sạch như nước, trắng như ngà, trong như tuyết; Mảnh gương trinh vằng vặc quyết không nhợ đắp tai ngảnh mặt làm ngơ, Rằng khôn cũng kệ, rằng khờ cũng thâỵ Khôn kia dễ bán dại nầy ! (a)- Kiêm kim = vàng ròng

(5)- Luận Ngữ, bản dịch của đoàn Trung Còn, Paris, SudAsie, năm ?, chương Công Dả Tràng, tiết 20, trang 76: “Tử viết: Ninh Võ Tử, bang hữu đạo tắc trí, bang vô đạo tắc ngụ Kỳ trí khả cập giã, kỳ ngu bất khả cập giã”

(6)- Lê Văn Siêu, Văn minh Việt Nam, Saigon, Nam Chi tùng thư, 1964, tái bản Glendale CA, Đại Nam, năm ?, tr. 92, 93.

(7)- Nguyễn Thùy và Trần Minh Xuân, Tinh thần Việt Nam, San José CA, Mékong Tỵ nạn, 1992, tr.195-196.

(7) Tinh thần kết hợp cái “khôn” và cái “biết” trong tục ngữ, đã chi phối mọi xử sự, thông truyền giữa dân gian nước tạ Tinh thần ấy cũng phần nào giống với quan niệm kết hợp “khôn” và “biết” trong triết học hiện đại Tây phương. Một giáo sư Pháp, Didier Julia, cũng xác nhận rằng: “Cái “khôn”, theo nghĩa xưa, là cái “biết” bằng trực giác về những qui luật của vũ trụ, và theo định nghĩa hiện đại, là cái “biết” về những vấn đề của những người khác. Nói một cách thông thường hơn, cái “khôn” là một khái niệm luân lý chỉ sự “thăng bằng” của phẩm cách con người : sự “tiết độ” (theo Platon), hay sự “chừng mực” của mọi ham muốn. Theo nghĩa ấy, cái “khôn” trái lại với sự “say mê”, cũng như trái lại với cái “dại”. Cái “khôn” có khuynh hướng hóa đồng với sự “thận trọng”.

(8) Từ điển về Triết-học Pháp cũng đã định nghĩa: “La sagesse est le but de la philosophie”, nghĩa là “cái khôn là cứu cánh của triết học”. (8)

binhthanh

binhthanh

Posted by binhthanh

: