Hải Phòng hứng bão: Sóng cao 4m đánh bạt mặt đê

 (VTC News)- Từ khoảng 12h ngày 23/6 đã có hiện tượng sóng biển đánh tràn lên mặt đê đoạn từ thị trấn Cát Hải đến Hoàng Châu (dài 7,5km).   

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống bão lụt – Tìm kiếm cứu nạn (PCBL-TKCN) TP Hải Phòng, hồi 10 giờ ngày 23/6, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,8 độ Vĩ Bắc; 107,2 độ Kinh Đông, trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ cách bờ biển các tỉnh phía Đông Bắc Bộ khoảng 100km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, cấp 9 (tức là từ 62 đến 88 km một giờ), giật cấp 10, cấp 11.

Bão số 2 suy yếu gây mưa khắp các tỉnh miền Bắc và Thanh Hóa đến Quảng Trị


Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Bắc sau đó có khả năng lệch dần về hướng Bắc Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km, đi vào đất liền phía Đông Bắc Bộ và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến 10 giờ ngày 24/06, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 21,8 độ Vĩ Bắc; 106,4 độ kinh Đông, trên đất các tỉnh phía Đông Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 6 (tức là từ 39 đến 49 km một giờ), giật cấp 7.

Trong khoảng 24 đến 36 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km, tiếp tục đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp. Đến 22 giờ ngày 24/06, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 22,7 độ Vĩ Bắc; 106,4 độ kinh Đông, trên khu vực biên giới Việt – Trung. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 39 km một giờ).

Do ảnh hưởng của bão, ở Vịnh Bắc Bộ (bao gồm cả các huyện đảo Vân Đồn, Cô Tô, Cát Hải, Bạch Long Vĩ) có gió mạnh cấp 6 – 7, vùng gần tâm bão cấp 8, cấp 9, giật cấp 11, cấp 12. Biển động mạnh. Vùng ven biển các tỉnh phía Quảng Ninh, Hải Phòng có gió mạnh cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10, cấp 11. Ở các tỉnh Đông Bắc có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Các tỉnh vùng núi cần đề phòng lũ quét và sạt lở đất.

Hải Phòng hứng bão: Sóng cao 4m đánh bạt mặt đê
Khu vực Đồ Sơn sóng đánh dâng cao 3-4m


Bắt đầu từ khoảng 12h ngày 23/6 đã có hiện tượng sóng biển đánh tràn lên mặt đê đoạn từ thị trấn Cát Hải đến Hoàng Châu ( dài 7,5km).

Tại khu vực Đồ Sơn, những cơn sóng dữ cao 3-4m liên tục đổ về, những cơn gió rít mạnh kèm theo những cơn mưa rào đang từng đợt trút xuống khu vực cửa biển này.

Hải Phòng hứng bão: Sóng cao 4m đánh bạt mặt đê


Tại khu vực ven biển ngoại thành Hải Phòng, người dân vẫn đang khẩn trương thu hoạch hoa màu, chằng chống nhà cửa. Hồi 15h30, tại khu vực này cũng đã xuất hiện những cơn mưa giông, gió giật mạnh cấp 7, cấp 8. Bầu trời tối xầm, gió Đông Nam và những vầng mây đang di chuyển về phía đất liền.

Theo thống kê của Ban chỉ huy PCLD-TKCN TP Hải Phòng thì đến 13h30′, chưa có thiệt hại gì về người, tài sản và công trình đê điều trên địa bàn Thành phố.

 

 

********************************************

Lạ lùng chuyện sống chung với người chết ở U Minh Hạ

 Vì không muốn người chết bị thú dữ ăn thịt, nên họ chôn ngay trong vườn, cạnh nhà, để trông xác.

Đại ngàn U Minh Hạ thật lắm chuyện kỳ bí, khác người. Đến đại ngàn Vồ Dơi, là vùng lõi Vườn quốc gia U Minh Hạ (huyện Trần Văn Thời, Cà Mau), hỏi nhà cụ Hai Tây, không ai không biết.

Ông là pho sử sống của vùng U Minh Hạ. Ông nổi tiếng vì là người từng giáp mặt rắn hổ mây khổng lồ và cũng nổi tiếng là một thần y trị rắn cắn.

Người dân vùng U Minh Hạ khẳng định rằng, ông có thể cứu một người đã chết vì rắn cắn sống lại được. Tò mò vì chuyện này, tôi đã tìm gặp ông.

Ông Hai Tây đã 95 tuổi nhưng vẫn rất khỏe mạnh, minh mẫn. Trời nắng chang chang, ông vẫn đào đất gieo thuốc. Chỉ luống cây cỏ quanh nhà, ông bảo toàn là cây thuốc quý, trong đó có những vị thuốc trị rắn độc vô cùng hiệu nghiệm.

Lạ lùng chuyện sống chung với người chết ở U Minh Hạ
Ông Hai Tây

Ông Hai Tây kể vô số trường hợp đã được ông cứu mạng, giờ vẫn sống khỏe mạnh. Có trường hợp bị rắn hổ mây, hổ chúa cắn, bệnh viện xác định đã chết, nhưng ông sờ người vẫn còn hơi ấm và ông đã cứu được nhờ bài thuốc cải tử hoàn sinh của mình.

Chuyện này, tác giả chưa được chứng kiến, nên không giám khẳng định, nhưng người dân trong ấp đều tin khả năng cải từ hoàn sinh cho những người bị rắn cắn của ông Hai Tây là có thật.

Ông Hai Tây thực ra có tên thật là Nguyễn Văn Đã. Nhưng cái tên đó chả mấy ai biết. Ông vốn to như Tây, lại nổi tiếng đánh Tây ở vùng U Minh Hạ, nên người ta mới gọi ông là Hai Tây.

Đang nói chuyện hào hứng về bài thuốc trị rắn cắn, về chuyện giáp mặt rắn hổ mây khổng lồ, rồi chuyện ông đánh Tây, tự dưng ông lôi tôi ra phía chái nhà, như muốn khoe với tôi một bí mật.

Lạ lùng chuyện sống chung với người chết ở U Minh Hạ

Tưởng có gì quan trọng lắm, hóa ra là ngôi mộ. Đó là ngôi mộ xây bằng gạch, vẽ hoa hoét, phượng rồng hai bên. Ngôi mộ xây nổi trên mặt đất, như một cái bể.

Ông Hai Tây bảo: “Ngôi nhà tui ở đây là do Nhà nước mới hỗ trợ xây cho đấy. Vì tui có công đánh Tây, bảo vệ cụ Phan Trọng Tuệ. Nhưng tui già rồi, ở được mấy nữa. Ngôi mộ này mới là nhà của tui”. Ông Hai Tây nói vậy, rồi cười rung vai, ra vẻ mãn nguyện.

Chị Út Lê, con gái ông Hai Tây xen vào: “Ba tui còn khỏe lắm, sống trăm tuổi chưa chết được đâu. Nhưng ba tui cứ hào hứng xây mộ, nên cả nhà phải đồng ý à”.

Ngoài Bắc, nghĩa địa thường đặt xa khu dân cư. Người chết được chôn ở nghĩa địa. Ở một số thành phố lớn, dân cư sống sát nghĩa địa bởi lý do đất đai ít ỏi. Nhưng ở vùng U Minh Hạ này, đất đai thẳng cánh cò bay, mỗi nhà một cánh rừng, nên chuyện xây mộ, chôn người chết vây quanh nhà, quả thật lạ lùng.

Lạ lùng chuyện sống chung với người chết ở U Minh Hạ

Tôi kể chuyện nghĩa địa xa khu dân cư ngoài Bắc, ông Hai Tây cười khà khà. Ông bảo, hồi các chiến sĩ cộng sản vào đánh giặc ở U Minh Hạ, thấy người U Minh chôn người chết ngay ngoài vườn, sát nhà, thì cũng thắc mắc như tôi.

Theo ông, xưa kia, tổ tiên về đây khai hoang lập ấp, thú dữ nhiều vô kể. Vậy nên, người miệt vườn mới có câu: “Dưới sông sấu lội, trên bờ cọp um”. Tổ tiên về đây khai hoang lập ấp phải sống co cụm vào một chỗ, để ứng cứu nhau mỗi khi có thú dữ tấn công.

Tổ tiên ông Hai Tây, cách đây 200 năm, cũng là người ngoài Bắc di cư vào. Tổ tiên ông kể rằng, xưa kia, người chết được chôn luôn xuống đất, chứ chẳng có nổi manh chiếu để bó.

Đêm xuống hổ bới xác lên ăn. Giống hổ thích ăn xác thối, nên xác người chết quả thực là khoái khẩu của nó.

Lạ lùng chuyện sống chung với người chết ở U Minh Hạ

Tuy nhiên, ông Hai Tây cho rằng, không chỉ có hổ là thủ phạm phá hoại mồ mả, ăn xác người chết, mà lợn rừng là loài đáng sợ hơn. U Minh Hạ nổi tiếng có nhiều lợn rừng, chúng chạy nhung nhúc trong rừng.

Bây giờ, hổ không còn ở U Minh Hạ, nhưng lợn rừng vẫn còn nhiều. Chúng là loài đào bới rất khỏe và cũng khoái khẩu món xác thối. Hồi chiến tranh chống Mỹ, bộ đội hy sinh, chôn sâu dưới lòng đất, song vẫn bị bọn lợn rừng bới lên ăn thịt.

Chính vì không muốn người chết bị ăn thịt, nên khi ai đó chết đi, người sống chôn ngay trong vườn, cạnh nhà, để trông xác, xua đuổi thú dữ.

Giờ đây, thú dữ không còn, người chết được nằm trong áo quan chắc chắn, mộ xây bằng gạch, không loài thú nào xâm phạm được, nhưng việc chôn người chết trong vườn, cạnh nhà đã trở thành tập quán của người dân vùng U Minh.

Người dân U Minh giải thích rằng, sở dĩ chôn người chết trong vườn, gần nhà, là vì muốn linh hồn người chết được gần gũi người thân, người quá cố được thấy cảnh sinh hoạt hàng ngày của con cháu.

Lạ lùng chuyện sống chung với người chết ở U Minh Hạ

Người U Minh cũng sợ ma, nhưng họ không sợ ma người thân. Họ tin rằng, linh hồn người thân luôn bảo vệ con cháu trong nhà, chứ không làm hại, nên không sợ.

Người vừa chết xong, con cháu làm tang lễ, rồi đặt xác vào ngôi mộ xây như chiếc bể, đậy nắp lại, trát vữa kín là xong. Trong nhà nóng bức, con cháu nằm trên nóc mộ ngủ qua đêm ngon lành, mà chẳng hề sợ hãi.

Nơi đây, người sống và người chết dường như không có ranh giới. Người sống và người chết vẫn gần gũi, quấn quýt nhau.

Cụ Hai Tây trầm ngâm kể lại chuyện chính quyền Ngô Đình Diệm từng thất bại trong việc xây dựng ấp chiến lược, cũng một phần vì cưỡng chế người dân xa rời mồ mả tổ tiên của họ.

Để tách dân cư khỏi cộng sản, du kích, Ngô Đình Diệm đã cho xây những ngôi làng, rồi tập trung dân cư lại. Tuy nhiên, Ngô Đình Diệm đã không hiểu tập tục, văn hóa của đồng bào vùng cuối trời này, là cuộc sống của họ không thể tách rời mồ mả tổ tiên.

Vậy nên, chẳng hộ dân nào muốn vào ấp chiến lược sinh sống, chẳng hộ dân nào muốn xa rời mảnh đất có tổ niên nằm. Và tất nhiên là âm mưu lập ấp chiến lược của Ngô Đình Diệm đã thất bại.

Trong khi ở các đô thị lớn, người ta tiến hành hỏa táng người chết, hoặc chuyển nghĩa địa ra thật xa, để khỏi ô nhiễm, ảnh hưởng đến cảnh quan chung, thì ở U Minh người sống ngày càng gần gũi với người chết.

Người ta thậm chí không chôn sâu người chết xuống đất, mà xây mộ như cái bể, cao bằng mặt đất, để người chết nằm ngang bằng với người sống, để người sống và người chết càng gần gũi nhau hơn.

Thế nên, chuyện một hộ dân ở xã Tân Thạch (huyện Châu Thành, Bến Tre) đặt quan tài người xấu số giữa nền phòng khách căn biệt thự, rồi mới xây tường thành ngôi mộ bao quanh, ốp đá hoa cương, chẳng gây ngạc nhiên gì cho người dân cuối trời Tổ quốc. Họ chỉ đơn giản nghĩ rằng, làm như thế thì người chết được ở trong nhà với người sống!

Đặng Tuyết Hiệp

****************************

Những chiếc quan tài “biết nói” trong bản làng bị bỏ rơi giữa rừng hoang Già làng Ating Avy ở làng Aur.

Những chiếc quan tài “biết nói” trong bản làng bị bỏ rơi giữa rừng hoang

Nhìn vào đám tang, thấy chiếc quan tài gỗ- dù chỉ là người lạ ngang qua làng- cũng biết rõ nhân cách của vong linh đó khi họ còn sống. Quan niệm của dân làng là phải cụ thể hóa, phơi bày “nhân cách” của con người này qua cái quan tài để công khai thiên hạ biết rõ.

 
Việc làm này không nhằm mục đích hạ uy tín, miệt thị người quá cố, mà ý nghĩa sâu xa là giáo dục cho thế hệ sau, những người còn song: Rằng, anh (chị) phải sống như thế nào để khi chết đi còn làm rạng danh cho gia tộc, làng nước, đừng để người đời phỉ nhổ…

Làng treo giữa núi

Theo lời kể của Bí thư huyện miền núi Tây Giang, Quảng Nam – ông Briu Liếc- thì làng Aur thuộc xã A Vương như một huyền thoại sinh động về sự minh triết dung dị với những phong tục, tập quán lâu đời còn “trinh nguyên”. Chúng tôi thuê người, cắt đường, vượt  núi để đến bản làng bị thất lạc, “bỏ rơi” giữa rừng hoang Trường Sơn.

Sau những ngày mưa rừng như trút nước, con đường mòn dẫn xuyên rừng A Vương, ngược lên hướng Bắc của huyện Tây Giang, Quảng Nam ra đến TT-Huế gần như đã mất dấu tích đến nỗi ngay cán bộ giao liên xã A Vương – anh Bliêng ĐHơn cũng nhiều lúc đi nhầm lối. Bliêng ĐHơn mỗi ngày phải bương rừng vài vạn bước để liên lạc đến các bản làng, nhưng suốt 4 năm công tác cũng chỉ đến Aur lần thứ 2. Cũng chính sự xa xôi, cách trở này mà rừng núi vẫn còn những nét nguyên sơ với những cánh rừng dày đặc cây cổ thụ, những khe nước với thác ghềnh hùng vỹ, thiên nhiên hoang sơ đầy kỳ thú.

Làng Aur chỉ vỏn vẹn 14 hộ, 87 khẩu với 100% là người Cơ Tu. Làng nằm hẻo lánh giữa rừng già, giao thông chỉ là lối mòn, hiểm nguy vắt qua nhiều đèo cao, vách núi cheo leo nên hầu hết chưa có người dân làng nào được về đồng bằng. Theo chính quyền huyện Tây Giang, những người dân này nguyên sinh sống thượng nguồn sông Hương, TT-Huế. Do nhiều đời thay rẫy du canh, người dân di cư đến vùng đất mới, nhiều năm như vậy nên đã “dạt” về với đất Quảng Nam – Đà Nẵng. Trước đây, họ sống gần như biệt lập với cộng đồng. Sau giải phóng 1975, ranh giới hành chính được đo đạc, xác lập cụ thể. Tính từ đỉnh núi Aur, con nước chảy về phía đông-bắc là địa phận của TT-Huế, còn xuôi về hướng đông-nam là địa hạt của Quảng Nam – Đà Nẵng.

Lúc ấy, người dân làng Aur buộc phải dời về quê cũ là huyện A Lưới. Nhưng vốn là tộc người sống trên núi cao, quen biệt lập với cộng đồng, lại có những luật tục về tổ chức làng rất chặt chẽ nên họ đã không thể hoà đồng với miền xuôi, với việc thay tên đổi họ, số hoá tên làng… Ngay sau đó, dân Aur tự kéo nhau về làng cũ. Thời gian đầu sau giải phóng, công cuộc kiến thiết còn bộn bề, làng Aur lại bị bỏ quên từ đó.

Làng ở tận đầu con nước Mơ Răng, thượng nguồn của dòng A Vương, chưa từng có điện, đường, trường, trạm y tế, không có sóng phát thanh, truyền hình. Aur không xuất hiện trên bản đồ hành chính. Mãi đến tháng 9.2003, khi thành lập huyện mới Tây Giang, Quảng Nam, huyện này mới “phát hiện lại” Aur và quyết định nhận làm con dân của địa phương, “nâng” làng hoang Aur thành đơn vị thôn, thuộc xã A Vương.

Nhìn quan tài biết nhân cách

Câu chuyện những chiếc quan tài biết nói của người Cơ Tu ở làng Aur đã cuốn hút, khiến chúng tôi dặm xa vượt rừng tìm đến với họ. Tuy vậy, còn rất hiếm hoi những người già Cơ Tu còn biết tường tận về câu chuyện này. Già làng Ating Avy kể, từ bao đời, chúng tôi sống giữa rừng với nghề săn bắt, hái lượm, tự cung tự cấp nên không được tiện ích như người miền xuôi. Vì vậy cũng có những luật tục đặt riêng cho mình để thích nghi.

Ví như, khi ở làng có người chết, chúng tôi không đi xem bói như người Kinh, gia tộc cũng không phải nghe theo thầy cúng để quyết định là kéo dài lễ viếng bao nhiêu ngày, mà là thuộc vào di nguyện của họ. Bởi lẽ hung tin truyền miệng lâu hơn thời đại Internet, điện thoại di động.

Và hơn ai hết, chính những người dân ở đây biết rõ, khi mình chết, thông tin phải vượt qua bao nhiêu ngọn núi đồi, bao khe suối mới đến được người thân. Họ phải mất bao lâu thời gian để đến thăm viếng lần cuối. Đó chính là thời gian kéo dài tang lễ. Chưa kể có những mối tình vụng trộm, con rơi ở một nơi xa nào đấy… thì chỉ có chính người đó mới biết được chính xác là cần bao nhiêu ngày.

Làng Aur còn hoang sơ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Điều khác biệt so với các tộc người miền núi khác và cả người Kinh là việc đóng quan tài. Quan tài dành cho người chết ở làng được đóng bằng gỗ gì, không phải do gia tộc quyết định, mà là do hội đồng làng. Nếu người quá cố nguyên là người sống tốt, sẽ được làng tổ chức đóng quan tài bằng loại gỗ quý, sắc màu hồng, đỏ, rực rỡ. Còn với người sống “chẳng ra gì”, quan tài là loại cây khộp, chưa bỏ xuống đất đã bị mối, mọt ăn. Thêm một “loại người” khó hiểu, sẽ có quan tài bằng gỗ… mù u, đường vân rối rắm… Vì vậy, dẫu là người lạ ngang qua làng, chỉ nhìn vào chiếc quan tài vẫn biết ngay rằng, người nằm trong kia sinh thời đã sống thế nào…

Những quy định ấy không có nghĩa hạ uy tín, nhục mạ người quá cố mà chỉ nhằm mục đích chính là giáo dục, để cho mỗi người trong làng biết phải sống như thế nào, để đến khi chết không làm họ tộc, con cháu “bỉ mặt” với thiên hạ, khi sống phải biết giữ mình, sống tốt để được tiếng thơm cho bản thân, gia đình, dòng tộc và cả khi chết đi cũng không mang tiếng nhơ. Nhưng mỹ tục ấy cũng chỉ là ánh hồi quang của tộc người Cơ Tu miền núi cao, bây giờ ít nhiều đã mai một, rất ít làng còn giữ nguyên vẹn.

Nhưng đây cũng chính là những điều mà Bí thư huyện miền núi Tây Giang, Quảng Nam – ông Briu Liếc luôn tự hào còn giữ được tương đối nguyên vẹn bản sắc dân tộc thiểu số của mình. Ông cho rằng, khi đường tốt băng băng qua làng, ô tô có thể đến tận ngóc ngách các xã vùng cao thì điều tự hào ấy sẽ dần mất đi. Nhiều làng, người ta lợp nhà Gươl (nhà sinh hoạt cộng đồng) bằng tôn kẽm, xây nhà mồ bằng bê tông cốt thép. Những nét tinh hoa về kiến trúc, xây dựng, những thuần phong mỹ tục, những tập quán mang đầy tính giáo dục, nhân văn, sự minh triết đã dần phai theo thời gian, mất theo việc hoà nhập với đồng bằng.

Ông Briu Liếc tâm sự, nhiều lúc cảm thấy mình bị phân thân. Vui vì kinh tế phát triển, sinh hoạt đời sống của bà con ngày càng tiện ích, hiện đại thêm. Nhưng cũng buồn vì những nét văn hoá đặc sắc, phải nhiều đời hình thành mới có được, giờ lại bị phai mờ.

*************************

Lạ nhất tuần qua: Mang thai do xem phim khiêu dâm

Bên cạnh đó, tuần qua còn nhiều câu chuyện khó tin: chính trị gia tuyên bố có con với người ngoài hành tinh, đi ăn cướp bị nạn nhân lột sạch đồ…

Mang thai do… xem phim khiêu dâm 3D

Lạ nhất tuần qua: Mang thai do xem phim khiêu dâm 1

Chị Jennifer mang thai đứa con là do… xem những hình ảnh quá chân thực trong phim sex 3D

Vào tháng 10/2010, chị Jennifer Stweart (38 tuổi) bỗng nhiên mang thai và hạ sinh một em bé có màu da đen mặc dù cả hai vợ chồng chị đều là người da trắng. Anh Erick Jhonson, chồng chị Jennifer là binh sỹ phục vụ cho quân đội Mỹ. Khi chị Jennifer thụ thai là lúc chồng chị đang thực hiện nghĩa vụ tại I-rắc.

Tuy nhiên, chị Jennifer vẫn khẳng định mình chung thủy. Chị nói đứa con đã được thụ thai trong một lần chị xem phim khiêu dâm 3D tại rạp chiếu phim ở thành phố New York, Mỹ khi chị tới thăm bạn bè. Em bé này là do chị… tự mang thai vì hình ảnh quá chân thực chứ không phải do ngoại tình.

Jennifer còn cho biết em bé có ngoại hình giống diễn viên da đen trong bộ phim mà chị xem. Điều kỳ lạ là dù lý do chị Jennifer đưa ra hết sức lố bịch, anh Erick vẫn tin vào sự thủy chung của vợ. Anh cho rằng phim 3D rất chân thực, với công nghệ phát triển tân tiến như hiện này, điều gì cũng có thể xảy ra.


Chính trị gia tuyên bố có con với… người ngoài hành tinh

Lạ nhất tuần qua: Mang thai do xem phim khiêu dâm 2

Ủy viên Simon Parkes

Ủy viên Simon Parkes, thuộc hội đồng thị trấn Whitby, phía Bắc hạt Yorkshire, Anh đã thú nhận mình có con với người ngoài hành tinh trong một cuộc phỏng vấn năm 2011. Đoạn phỏng vấn nằm trong bộ phim tài liệu “Lời thú tội của nhân vật bị người ngoài hành tinh bắt cóc” mới được phát sóng trên kênh Channel 4 cách đây không lâu.

Ông Parkes cho biết mình bị một người ngoài hành tinh có tên Cat Queen đưa ra ngoài không gian và buộc phải quan hệ tình dục 4 lần trong một năm với người này. Cuối cùng, họ đã có một đứa con tên là Zarka. Theo Parkes, Cat Queen là sinh vật cao khoảng 2,7m, có làn da xanh lá cây và mỗi chi có 8 ngón.

Lạ nhất tuần qua: Mang thai do xem phim khiêu dâm 3

Một bức ảnh giống với mô tả về người ngoài hành tinh Cat Queen theo lời ông Parkes

Parkes kể ông và Cat Queen sẽ nắm tay nhau. Sau khi ông nói mình đã sẵn sàng, một cỗ máy công nghệ cao sẽ lập tức đưa ông về Trái đất. Trước thông tin này, nhiều người cho rằng ông Parkes bị tâm thần, hoang tưởng.


Đi ăn cướp bị nạn nhân… lột sạch đồ

Lạ nhất tuần qua: Mang thai do xem phim khiêu dâm 4

Ngày 20/6/2013, các trang mạng xã hội Trung Quốc đã lan truyền loạt ảnh về vụ cướp tại Quý Châu. Theo nhân chứng là một ông chủ tiệm tạp hóa thì khoảng 4h chiều đường phố bỗng náo loạn vì tiếng hò hét của 2 người phụ nữ đang đuổi theo một người đàn ông khoảng 40 tuổi.

Hai người phụ nữ là hai mẹ con, bị giật dây chuyền nên họ đã đuổi theo tên cướp. Sau khi bắt được, hai người đã lột sạch đồ trên người tên cướp để lục soát nhưng không thấy. Tên cướp cuối cùng tồng ngồng bỏ chạy. Người dân cho biết hắn là lưu manh ở khu vực này. Cảnh sát đang tiếp tục điều tra vụ việc.


Hội chứng lạ: Bà mẹ người Úc bỗng nhiên nói giọng Pháp sau tai nạn

Lạ nhất tuần qua: Mang thai do xem phim khiêu dâm 5

Bà Leanne Rowe mắc hội chứng lạ gây mất kiểm soát giọng nói

Bà Leanne Rowe sống tại Tasmania,Úc bị tai nạn xe hơi cách đây 8 năm. Hồi đó, bà bị chấn thương nghiêm trọng ở vùng đầu, kéo theo vỡ xương hàm và lưng. Điều kỳ lạ là sau khi tỉnh dậy trong bệnh viện, bà Rowe bỗng nói giọng như người Pháp, mặc dù trước đó bà chưa từng đặt chân tới đất nước này bao giờ. Hiện tượng khó hiểu này khiến bà Rowe cảm thấy vô cùng chán nản và lo lắng.

Lạ nhất tuần qua: Mang thai do xem phim khiêu dâm 6

Bà Rowe bên cạnh gia đình.

Được biết, trên thế giới từng ghi nhận 60 trường hợp hiếm có này. Theo Bác sỹ Robert Newton, bà Rowe là người thứ hai ở Úc mắc phải hội chứng lạ có tên Giọng nước ngoài (Foreign Accent Syndrome). Hội chứng gây ảnh hưởng tới vùng não bộ kiểm soát phát ngôn của người bệnh. Trường hợp đầu tiên được ghi nhận là vào năm 1907.


Đáng thương em bé có 4 chân

Lạ nhất tuần qua: Mang thai do xem phim khiêu dâm 7

Em bé Andy Lupalwezi đã được phẫu thuật cắt bỏ 2 chi thừa ở bụng.

Chào đời ngày 6/4/2013, em bé Andy Lupalwezi, sống tại vùng Caprivi, CH Namibia không may mắc phải tình trạng biến dạng hiếm có khiến cơ thể mọc thêm 2 chân phụ ở phần bụng.

Theo các chuyên gia, hiện tượng đột biến của bé Andy là hậu quả của người anh em sinh đôi không phát triển hoàn thiện trong quá trình hình thành thai nhi ban đầu. Cơ thể song sinh này đã dính liền vào cơ thể Andy, gây nên hiện tượng 4 chân.

Bé Andy hiện đã 2 tháng tuổi và vừa trải qua ca phẫu thuật kéo dài 9 tiếng đồng hồ cắt bỏ hai chi thừa tại Bệnh viện Hội chữ thập đỏ Tưởng niệm Trẻ em trong Chiến tranh tại thành phố Cape Town, Nam Phi. Sau ca phẫu thuật, tình trạng của Andy đã bắt đầu ổn định, bé được chuyển ngay về Bệnh viện Windhoek ở Namibia để tiếp tục điều trị.

Theo Tri Thức Trẻ

**************************

Sẽ phạt nặng phụ nữ không chồng mà chửa

(ĐVO) –  Dự thảo luật phạt nặng phụ nữ không chồng mà có con bị dư luận thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc – Trung Quốc chỉ trích là phân biệt đối xử và có thể dẫn đến sự gia tăng trẻ sơ sinh bị bỏ rơi.
Truyền thông địa phương ngày 3/6 cho biết chính quyền thành phố Vũ Hán đang tính chuyện phạt nặng những phụ nữ chưa chồng mà có con hoặc phụ nữ có con riêng với người đàn ông đã lập gia đình.
Dự thảo luật nói trên do các quan chức kế hoạch hóa gia đình ở Vũ Hán đề xuất, nhắm vào những người phụ nữ cố tình có con nhưng không lấy chồng. Đối với nữ công chức, nếu không chồng mà có con sẽ bị kỷ luật nội bộ và phạt nặng. Tuy chưa rõ số tiền phạt cụ thể nhưng có thể gấp 3 lần tiền lương cơ bản một tháng.
Sẽ phạt nặng phụ nữ có con ngoài giá thú? - ảnh minh họa
Sẽ phạt nặng phụ nữ có con ngoài giá thú? – ảnh minh họa
Dự luật này được công bố chỉ vài ngày sau vụ giải cứu đứa con của một người mẹ đơn thân mắc kẹt trong ống xả nước thải ở miền Đông Trung Quốc.
Các chuyên gia, cư dân mạng, người dân ở thành phố Vũ Hán kịch liệt lên án dự luật này. Nhà nghiên cứu bình đẳng giới tại Học viện Khoa học Xã hội Thượng Hải Trần Nha Nha nhận xét: “Nếu chính sách này được thông qua, có thể có nhiều trẻ em lâm vào tình cảnh như đứa trẻ trong ống xả thải mới đây một khi người mẹ không có khả năng đóng phạt”.
Nhân dân Nhật báo dẫn lời giáo sư Vương Quỳnh thuộc trường đại học Vũ Hán cho biết: “Dự luật này thật vô lý. Nếu một người phụ nữ không chồng nhưng muốn có con và chọn biện pháp thụ tinh nhân tạo, chẳng lẽ cô ấy cũng bị phạt?”. Giáo sư nghiên cứu dân số Viên Hân của trường đại học Nam Khai nhận định dự thảo mới sẽ khó đi vào thực tế do tính chất phức tạp của xã hội ngày nay.
“Số người muốn sống độc thân ngày càng tăng lên. Nếu quy định được áp dụng thì những người này sẽ không thể có con hợp pháp, như vậy là điều không hợp lý. Ngoài ra, làm cách nào để một bà mẹ biết chắc chắn rằng cha của đứa bé chưa lập gia đình?”. Một cư dân mạng viết trên trang Weibo: “Những người phụ nữ không chồng nhưng có con vẫn chịu sự kỳ thị của xã hội, giờ còn bị chính quyền phạt. Phải chăng quan chức Vũ Hán chỉ muốn kiếm thêm tiền?”.
Theo NLĐ

*********************************

Nhà sư Thái Lan sành điệu đi máy bay riêng

(

 

ĐVO) – Ngày 17/6, Ủy ban Phật giáo Quốc gia Thái Lan cho biết, sẽ vào cuộc kiểm tra sau khi xuất hiện một đoạn video cho thấy các nhà sư sử dụng máy bay riêng và có những biểu hiện không đúng mực.
Đoạn video được đăng tải trên trang mạng xã hội, trong đó, những nhà sư đeo kính mát thời trang, mang theo một túi du lịch hàng hiệu và đeo tai nghe không dây trông rất hiện đại. Tất cả hình ảnh này khiến Phật tử khắp Thái Lan lên tiếng phản đối.

 

Sau khi biết về đoạn video, ông Nopparat Benjawatananun, người đứng đầu Ủy ban Phật giáo Quốc gia Thái Lan, đã yêu cầu các nhà sư ở một tu viện phía Đông Bắc Thái Lan không lặp lại những điều tương tự.

Những nhà sư đeo kính mát thời trang, mang theo một túi du lịch hàng hiệu trong đoạn clip trên YouTube. Ảnh: AP
Những nhà sư đeo kính mát thời trang, mang theo một túi du lịch hàng hiệu trong đoạn clip trên YouTube. Ảnh: AP
Ông Nopparat cho biết các thầy tu trong đoạn video đã hành động “không thích hợp, không tôn trọng những lời dạy của Đức Phật về cách sống đơn giản và tự kiềm chế”.
Tuy nhiên, ông không cung cấp thông tin chi tiết về chuyến đi của các nhà sư trong đoạn video, chỉ cho biết những người này đang ở Pháp.
Trước đó, không lâu ngày 4/3, cảnh sát Đông Bắc Thái Lan đã bắt giữ một nhà sư vì tội lên mạng dụ dỗ một phụ nữ, hẹn cô ta tới chùa và sau đó cưỡng hiếp.
Một quan chức chính phủ cho biết gần đây, các chùa đã lập nhiều nhóm theo dõi và phát hiện có nhiều nhà sư thường xuyên lên một số trang web xã hội, thay vì tiếp cận thông tin thì lại hẹn hò với mục đích xấu.
Vào năm 2012, khoảng 300 thầy tu đã bị khiển trách và một vài trường hợp bị khai trừ khỏi tăng đoàn vì những hành vi sai trái như uống rượu, quan hệ với phụ nữ, tống tiền.

*****************************

Những nhà tù khét tiếng nhất thế giới

Nhà tù Vịnh Guantanamo ở Cuba được xem là khét tiếng hạng nhất hiện nay, giam giữ các nghi phạm khủng bố nguy hiểm nhất thế giới.

Bộ Tư pháp và Quốc phòng Mỹ mới đây đã công bố danh sách 46 nghi phạm bị giam giữ vô thời hạn tại nhà tù này.

 Nhà tù Vịnh Guantanamo được thành lập tháng 1/2002 bởi chính quyền Tổng thống Mỹ George W Bush để giam giữ các tù nhân được cho là có liên quan tới cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu của Mỹ. Nơi đây hiện nay giam giữ 166 tù nhân.
Carandiru tại Brazil, bị phá huỷ năm 2002, cũng từng nổi tiếng là nhà tù khủng khiếp nhất nước này, với hàng loạt các vụ thảm sát, bạo động và giết người. Một bộ phim năm 2003 với tựa đề Carandiru, được dựng dựa trên các sự việc có thật tại nhà tù, đã được đề cử Cành Cọ Vàng, giải thưởng danh giá nhất của Liên hoan phim Cannes.
Alcatraz tại Vịnh San Francisco từng được xem là nhà tù khét tiếng nhất nước Mỹ. Không một phạm nhân nào vượt ngục thành công do nhà tù bị cô lập giữa biển nước. Nhà tù này bị đóng cửa vào năm 1963 sau 29 năm hoạt động và hiện nay là một bảo tàng, thu hút gần một triệu du khách mỗi năm.
 Được thành lập vào năm 1852, nhà tù Kresty tại St. Petersburg thuộc hạng lớn nhất nước Nga. Được thiết kế cho khoảng 3.000 tù nhân nhưng Kresty giam giữ tới 10.000 người, biến nó trở thành một trong những nhà tù chật chội nhất thế giới.
 Nhà tù Abu Ghraib tại Iraq do Mỹ quản lý là nơi từng xảy ra bê bối hành hạ và làm nhục tù nhân của lính Mỹ. Một bản báo cáo về các vụ tra tấn tại nhà tù này đã gây ra sự phẫn nộ trên khắp thế giới, khiến 12 binh sĩ Mỹ nhận các án tù khác nhau vì vi phạm nhân quyền.
Nhà tù Fremantle tại Australia được các tù nhân xây dựng vào những năm 1850 và là một trong những nhà tù kiên cố nhất thế giới. Nhà tù này từng chứng kiến các vụ bạo loạn và tra tấn. Đến năm 1991, Fremantle đã bị đóng cửa và giờ đây là một công trình lịch sử.
Nhà tù Cebu có mức độ đảm bảo an ninh cao nhất tại Philippines, giam giữ khoảng 1.600 tù nhân, trong đó có các tội phạm nguy hiểm. Tuy nhiên, nhà tù này lại trở nên nổi tiếng khắp thế giới bởi các màn nhảy múa diễn đồng diễn, điển hình là màn nhảy múa theo bài hátThriller của Michael Jackson.
Thời trung cổ, Tháp London là một nhà tù dành cho các tù nhân ở tầng lớp quý tộc, bắt đầu giam giữ phạm nhân vào năm 1190. Đây là nơi khét tiếng nguy hiểm bởi các vụ tra tấn trong thời cải cách ở thế kỷ 16. Ngày nay, nhà tù đã được biến thành một bảo tàng.

Theo Dân Trí

*******************************

Trùm ma túy khét tiếng bậc nhất Tam giác vàng

Khun Sa (1933-2007), biệt danh “Hoàng tử chết”, là trùm ma túy, vua buôn thuốc phiện trên một địa bàn rộng lớn ở vùng Tam giác vàng tại Đông Nam Á song lại ghét cay ghét đắng thuốc phiện và chưa một lần sử dụng ma túy.

“Hoàng tử chết” Khun Sa.

Khun Sa sinh ngày 17/2/1933 và có tên thật là Trương Cơ Phu trong một gia đình có cha là sĩ quan Quốc dân đảng còn mẹ là người dân tộc Shan ở Myanmar. Cha mất sớm, mẹ tái giá với một người Shan ở huyện Mong Hpin, nằm sát biên giới Myanmar – Trung Quốc. Khi về nhà bố dượng, Trương Cơ Phu được đổi tên là Sa – có nghĩa là giàu có. Sau này khi Sa nổi danh và mưu đồ thành lập vương quốc Shan thì người ta mới gọi Sa là Khun Sa. (Tiếng Thái và tiếng Shan, Khun có nghĩa là ngài, chỉ người được kính trọng).

Là người có tham vọng chính trị và bộc lộ ngay từ lúc còn thanh niên, lại được sự giúp đỡ của ông bố dượng, nên Khun Sa sớm trở thành người đứng đầu một bộ tộc thuộc cộng đồng người Shan.

Năm 18 tuổi, Khun Sa đã tự vũ trang để tung hoành trong giới buôn thuốc phiện. Bắt đầu từ đây, hắn chuẩn bị tạo dựng sự nghiệp theo cách riêng của mình.

Từ thập niên 1960, Khun Sa đã nổi tiếng về sản xuất, cung cấp, buôn bán thuốc phiện, heroin tại vùng Tam giác vàng với doanh số hàng chục tỷ USD mỗi năm. Năm 1967, hắn đã trở thành vua thuốc phiện ở vùng Tam Giác Vàng.

Để tồn tại và giữ vững “ngôi vị” của mình, Khun Sa cũng nhiều lần vào sinh ra tử. Hắn tranh giành địa phận ảnh hưởng với La Tinh Hán. Ông này là con của một đại gia hàng đầu ở Myanmar, hai con người này có lúc hợp lúc ly.

Năm 1967, Khun Sa suýt chết trong cuộc chiến giành quyền buôn bán ma túy với tàn quân  Quốc dân đảng ở Lào. Vì đấu tranh cho quyền tự trị của dân tộc Shan nên năm 1968, trong một trận đánh với quân chính phủ, Khun Sa bị bắt và bị mang về Yangon giam. Đến năm 1973, hắn được thả. Những năm thịnh nhất của “đế chế ma túy” ở Tam giác vàng, vùng biên giới giữa 3 nước Thái Lan, Lào, Myanmar được cho là vào khoảng 1970–1990.

Khun Sa chính là cái gai trong mắt chính phủ. Bằng chiến lược ly gián và tấn công quân sự, ngày 5/1/1996, Khun Sa tuyên bố hạ vũ khí và được đưa về Yangon. Hai tuần sau đó, toàn bộ quân đội của Khun Sa nộp vũ khí đầu hàng. Chính quyền Myanmar tổ chức một buổi phá hủy vũ khí khổng lồ với gần 6.000 khẩu súng bộ binh các loại.

Sau khi ra đầu hàng, Khun Sa sống tại một biệt thự sang trọng ở thủ đô Yangon của Myanmar. Ngày 26/10/2007, Khun Sa qua đời tại nhà riêng vì già yếu, bệnh tật.

Một bức tượng và bức chân dung của trùm ma túy khét tiếng một thời Khun Sa ở vùng Tam giác vàng.

Dù là kẻ tội đồ, gieo rắc cái chết trắng cho nhân loại nhưng theo một số tài liệu ghi lạitrùm ma túy Khun Sa chưa từng hút thuốc. Hắn cũng rất nghiêm khắc với những người xung quanh về chuyện hút thuốc phiện. Thậm chí, có thông tin, Khun Sa từng tự tay đánh người con cả là Chang gần chết chỉ vì có người tố cáo anh ta hút thử thuốc phiện.

Khun Sa áp dụng lệnh bắt lao động khổ sai một năm đối với con nghiện. Thời gian đầu, để “giúp” cho người nghiện cắt cơn, Khun Sa ra lệnh cho lính tống người nghiện xuống một cái hố cá nhân sâu khoảng 2m và anh ta phải ăn, ngủ, vệ sinh tại chỗ kể cả trời nắng hay mưa. Sau 3 ngày như vậy, nếu con nghiện chết thì coi như chuyện đã xong, gia đình sẽ được trợ cấp bằng thuốc phiện. Nếu con nghiện còn sống thì sẽ phải đi lao động khổ sai một năm dưới sự giám sát chặt chẽ của binh lính.

Chính vì biện pháp mạnh tay như vậy nên vùng do Khun Sa cai quản, hầu như không có người nghiện.

Đến nay người ta nhắc đến Tam giác vàng là nhớ đến “Hoàng tử chết” một thời, một kẻ tội đồ của nhân loại, gieo rắc cái chết trắng trên toàn cầu.

Dưới đây là những hình ảnh thời hoàng kim của Khun Sa:

 

đỗ quyên

Theo Infonet

***********************

Những hình ảnh cực độc chỉ có ở VN

Món chim to dần, sai chính tả khắp nơi, đánh bắt gần bờ…

Món lạ.
Đánh bắt gần bờ.
Ngồi thế này ê hết cả mông.
Sai chính tả.
Càng cấm càng làm.
Cầu thủ nổi tiếng?

(Nhóm độc giả sưu tầm)

**************************

Phố ‘đèn đỏ’ ở Đồ Sơn vẫn nhộn nhịp

“Vào nghỉ đi anh, em chọn hàng cho, đảm bảo anh ưng mới lấy tiền”, gã nhân viên áp sát du khách mời chào. Ngồi bên cạnh là cả chục cô gái quần áo cũn cỡn, phấn son lòe loẹt. “Phố Hong Kong” ở Đồ Sơn (Hải Phòng) vẫn náo nhiệt như thường.
‘Có thể chính quyền Đồ Sơn làm ngơ cho mại dâm’ / Không phát hiện mại dâm ở Đồ Sơn, Quất Lâm

*ClipMại dâm ở Đồ Sơn

Dưới cái nắng gắt đầu giờ chiều giữa tháng 6, con đường dẫn vào khu 3 Đồ Sơn chỉ lác đác vài chiếc taxi hoặc xe ôm. Nhưng ở nơi mà dân chơi thường gọi là “thiên đường gái gọi”, hay “phố Hong Kong” lại rất náo nhiệt bởi có hàng trăm cô gái và nhân viên bảo kê đang ngồi kín trước cửa các nhà nghỉ.

Ảnh:
Nhân viên nhà nghỉ mời chào khách. Ảnh: Hải Phong.

Hơn 15h, tại dãy nhà nghỉ nằm bên trong khu nhà nghỉ của Bộ Xây dựng, hàng chục cô gái mặc váy xanh đỏ, tóc túm cao, đứng ngồi nhấp nhổm, tay phe phẩy quạt, chào mời mỗi khi thấy khách đi qua. Mỗi khi khách ngồi trên taxi ngó đầu ra, các nam nhân viên ở dãy nhà nghỉ lao ra mời chào.

Họ chặn đầu xe, áp mặt vào cửa kính chào mời. “Vào nghỉ đi anh, hàng nhiều lắm. Toàn chân dài, các anh tha hồ chọn”, vừa giới thiệu, nam nhân viên tóc nhuộm vàng, vuốt keo dựng đứng vừa mở cửa taxi rồi kéo khách vào quán.

“Giá cả thì các anh yên tâm, 250 nghìn đi nhanh, 800 nghìn qua đêm, chọn đến khi nào ưng thì thôi”, gã nhân viên đon đả. Sau cuộc ngã giá thành công, hai cô gái trẻ dáng người cao, da trắng, kẹp nách chiếc túi nhỏ bước vội vào phòng.

Ảnh:
Các cô gái được bảo kê chở tới hoặc tự đi xe đạp đến nhà nghỉ để cho khách chọn. Ảnh: Hải Phong.

Quận Đồ Sơn được chia làm 3 khu: 1, 2 và 3. Gái mại dâm hoạt động ở cả 3 khu này, mời chào công khai ngay trên đường. Tuy nhiên, nhộn nhịp nhất vẫn là khu 3.

Đường phố vừa lên đèn, khu 3 Đồ Sơn trở nên nhộn nhịp hơn hẳn. “Phố Hong Kong” dài khoảng 500 m chủ yếu là nghỉ trọ, quán karaoke kiêm bãi đáp. Nơi đây có cả trăm cô gái mặc những bộ váy cũn cỡn được xe ôm chở đi rong ruổi trên phố. Nhiều cô trong bộ dạng tương tự, thong dong xe đạp mời chào du khách…

Nhà nghỉ được giới xe ôm giới thiệu là “có tiếng nhất” nằm ở giữa “phố Hong Kong”. Từ 21h, nhà nghỉ này nườm nượp khách ra vào, phần lớn đều là những đoàn khách trẻ đến từ các tỉnh, hoặc từ Thành phố Hải Phòng xuống.

Cởi trần, mặc chiếc quần đùi đen, Huy làm nhiệm vụ điều khách trong quán. Ôm eo những cô gái trẻ, gã đẩy họ ra cho khách chọn. Chỉ thoáng thấy khách chần chừ, Huy lại ôm và đẩy một cô khác ra cho đến khi khách hài lòng.

Huy cứ ghép từng đôi, từng đôi cho tới khi hết khách. Vừa điều hàng, cậu vừa khoe: “Không ở đâu hơn đây được. Các em toàn 18-25 tuổi tuyển từ Hòa Bình, Phú Thọ, Tuyên Quang… nên các bác yên tâm”.

Phòng “tiếp khách” chỉ rộng chừng 4 m2, vừa chỗ cho chiếc giường và lối đi nhỏ vào nhà vệ sinh. Trong ánh sáng lờ mờ, chỉ thấy duy nhất chiếc gương gắn trên tường. Tiếng cười đùa, trách móc vang lên từ những căn phòng này khiến khách đợi ở phòng ngoài đứng ngồi không yên.

Ảnh:
Khách ngồi ngoài hành lang để chọn những cô gái ưng ý. Ảnh: Hải Phong

Để khách tin tưởng, bà chủ nhà nghỉ khẳng định: “Các anh cứ yên tâm, mà thỏa mái chơi, sẽ không có vấn đề gì xảy ra ở đây cả. Hoạt động ở đây không ngày nào ngừng nghỉ vì không bị hạn chế, có người bao hết rồi”.

“Làm được 10 đồng thì cũng phải nộp cho người ta 2 đồng mới có thể trụ được ở cái đất này”, người phụ nữ trạc tứ tuần giải thích.

Xong việc khách sẽ thanh toán tiền ở lễ tân. Mỗi tháng, nhà nghỉ cộng sổ và thanh toán một lần cho các cô. Theo quan sát, trong quyển sổ ghi chép, có những cô một ngày tiếp 15 – 20 khách, có người chỉ một vài lần.

Còn các cô gái làm ở đây thường không sử dụng tên thật mà được các ông bà chủ đặt cho họ những cái tên mĩ miều, dễ nhớ như Hoa 285, Ngọc 146, Lụa 879,.. Mỗi lần đi khách, các cô chỉ nhận được 1/3 số tiền, còn lại ông bà chủ giữ.

Ngày 13/6, đại diện Cục Phòng chống tệ nạn xã hội (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) cho biết, báo cáo của Hải Phòng và Nam Định đều khẳng định không phát hiện ra tệ nạn mại dâm tại Đồ Sơn và Quất Lâm, chỉ có một vài trường hợp, không đáng kể.

Trong khi đó, trao đổi với VnExpress.net về thực trạng trên, Cục phó Phòng chống tệ nạn xã hội Lê Đức Hiền khẳng định Đồ Sơn vẫn là điểm nóng về hoạt động mại dâm. Nó đã tồn tại rất nhiều năm. Tuy nhiên chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm đến công tác phòng chống mại dâm ở đây và cũng có thể chính quyền bất lực trước hoạt động mại dâm hoặc ở khía cạnh nào đấy làm ngơ cho mại dâm.

Theo ông Hiền, Đồ Sơn cần phải ra tay mạnh mẽ, thực hiện tổng hợp các biện pháp về tuyên truyền giáo dục, vận động, bảo vệ an ninh trật tự, phát triển an sinh xã hội, tạo ngành nghề kinh doanh mới, xây dựng lối sống văn hóa… Đặc biệt, phải quyết tâm dẹp hết chủ chứa, bảo kê, đồng thời vận động, hỗ trợ gái bán dâm trở về với cộng đồng có cuộc sống ổn định, để góp phần xây dựng khu du lịch sạch.

Nhóm phóng viên

***********************************

Bí ẩn ngôi mộ cổ bị xiềng ở Tiền Giang

Tại xã Long Khánh (Cai Lậy, Tiền Giang) có hai ngôi mộ cổ từng bị vua Gia Long cho xiềng xích. Xung quanh mộ có nhiều truyền thuyết bí ẩn.

Hai ngôi mộ cổ của ông Lê Phước Tang và vợ được thiết kế theo hình lá sen úp, nằm trong khu đất 200 m2, cây cối cỏ dại mọc um tùm, từ lâu đã hoang phế. Khu mộ được chôn theo nguyên tắc nam tả, nữ hữu, có bốn trụ hình búp sen nhưng hiện đã bị gãy mất hai trụ. Ngoài ra, còn có bình phong hậu và bình phong tiền.

Điều đặc biệt là khu mộ được xây dựng bằng chất liệu vôi và ô dước. Được mệnh danh là “hợp chất huyền thoại”, ô dước trước khi đắp lên mộ ở thể lỏng sền sệt như nham thạch của núi lửa, hoặc ươn ướt như keo dán. Nhưng khi đắp xong, nó khô đặc lại và các chất tổng hợp được giã nát trong đó tự kết dính, quyện vào nhau thành một khối rắn chắc, bất khả phân ly.

Toàn cảnh khu mộ cổ và hai cây thị. Ảnh: An ninh thế giới.

Một số bô lão địa phương kể, ông Lê Phước Tang là trại chủ thời khẩn hoang miền Nam ở giai đoạn nửa thế kỷ 17. Thuở đó, chính sách của chúa Nguyễn là khích lệ người dân từ miền Trung tiến về phía Nam khai khẩn đất rừng hoang lập ấp. Người đứng ra dẫn đoàn khai khẩn được gọi là trại chủ – một danh xưng tương đương với địa chủ thời Đông Dương thuộc địa.

Truyền thuyết dẫn rằng, ông Tang làm trại chủ đưa một nhóm tráng đinh từ miền Trung vào làng Hòa Thuận (nay là ấp Hòa Trí, xã Long Khánh, huyện Cai Lậy) khai khẩn đất hoang, lập nghiệp. Là trại chủ, ông được quyền thu thuế suất của dân trại, trích giữ một phần rồi đóng thuế cho nhà cầm quyền. Ông không hề kiêu ngạo mà thường giúp đỡ những người nghèo khó, cực khổ nên được người dân địa phương hết lòng yêu mến, kính trọng. Để tưởng nhớ công lao khẩn hoang của ông, người dân dùng tên ông đặt cho một con rạch cạnh xã Long Khánh – rạch Ông Tang.

Sau khi ông Tang mất hơn một trăm năm, những chuyện xung quanh cuộc sống gia đình ông bỗng dưng “sống dậy” thành những chuỗi giai thoại huyền bí được nhiều người dân kể cho nhau vào những lúc trà dư, tửu hậu. Trong đó, phổ biến nhất là chuyện hai người con ông Tang mặc áo vua đi thăm đồng ruộng khiến cả gia đình bị tru di tam tộc.

Theo truyền thuyết này, lúc thất thời, chúa Nguyễn Phúc Ánh bị nhà Tây Sơn truy đuổi phải chạy trốn vào làng Hòa Thuận, được ông Tang cưu mang, che giấu nuôi dưỡng một thời gian dài. Trước lúc rời nhà ông Tang đi Xiêm cầu viện, chúa Nguyễn Phúc Ánh tấn phong cho ông Tang giữ chức Khâm sai Cai cơ, đồng thời gửi lại một số hành lý nhờ ông trông giữ. Ông Tang ngày một già, sức khỏe yếu dần mà vẫn chưa thấy Nguyễn Phúc Ánh quay về lấy hành lý. Sợ không qua khỏi nên ông dặn dò con cháu bảo quản kỹ lưỡng hành lý chúa gửi. Sau đó, ông Tang qua đời.

Tuy đã được dặn dò nhưng hai con trai của ông Tang là Lê Phước Tánh và Lê Phước Khỏa (tục gọi cậu Gương và cậu Sen) vẫn tò mò mở rương hành lý ra xem thử. Họ chỉ thấy triều phục vua chúa chứ không thấy thứ gì quý giá cả. Nghĩ rằng cha quá cường điệu sự quý giá của những bộ đồ diêm dúa, hai cậu con trai vô tư lấy ra khâm liệm cho cha. Số còn lại, hai anh em Gương, Sen lấy ra mặc khi đi thăm đồng. Một số người thấy họ làm vậy là mắc tội khi quân, đã khuyên rằng: “Sau này chúa Nguyễn phục quốc sẽ bị xử trảm”.

Vào thời điểm đó, quân Tây Sơn rất mạnh, còn chúa Nguyễn thì bôn ba ở tận nước Xiêm. Nghĩ rằng chúa Nguyễn không còn cơ hội phục quốc, hai anh em Gương, Sen cười cợt với những người khuyên ngăn bằng câu ca dao: “Khi nào chó đẻ bằng da/ Gia Long phục quốc thì ta rụng đầu“.

Vài năm sau, nhà Tây Sơn suy yếu, Nguyễn Phúc Ánh phục quốc, lên ngôi và lấy hiệu là Gia Long. Nhớ ơn ông Tang, nhà vua sai người tìm gia đình ông để đền ơn. Thế nhưng nghe chuyện hai anh em Gương, Sen từng miệt thị mình, vua Gia Long nổi giận ban lệnh tru di tam tộc, tịch thu toàn bộ tài sản của dòng họ Lê Phước. Riêng vợ chồng ông Tang đã qua đời, vua cho lính đánh roi khu mộ, sau đó xiềng xích để đời đời không đầu thai. Chưa hết, vua Gia Long còn cho người trồng hai cây thị bên cạnh khu mộ với hàm ý “khinh thị”, xem thường dòng họ Lê Phước.

Trước truyền thuyết đó, một số nhà nghiên cứu sử học địa phương khẳng định, chuyện hai con trai ông Tang mặc áo vua đi thăm ruộng chỉ là giai thoại dân gian, chứ không đúng với lịch sử. Căn cứ vào những chữ khắc trên bia mộ còn nhìn thấy, tên hai người con đứng ra lập mộ cha đúng là Lê Phước Tánh và Lê Phước Khỏa. Trên bia mộ còn có ghi dòng chữ “Lão tiên sinh”, ắt hẳn ông Lê Phước Tang mất khi tuổi đã cao. Phần sứt mẻ trên bia mộ lại trùng vào chỗ khắc năm sinh, nên không xác định được ông Tang gặp chúa Nguyễn vào khoảng thời gian nào.

Tuy nhiên, căn cứ theo thời gian ông qua đời là tháng 10 năm Kỷ Hợi, tức là năm 1779 dương lịch. Khoảng thời gian đó, Nguyễn Phúc Ánh lúc chưa lên ngôi vua. Có nghĩa là Nguyễn Phúc Ánh chưa có triều phục thì chuyện hai anh em Gương, Sen mặc áo vua đi… thăm ruộng và khâm liệm Lê Phước Tang không thể xảy ra.

Theo nhiều tư liệu, thư tịch cổ thì dòng họ Lê Phước vốn là thân tộc bên ngoại của chúa Nguyễn. Điều này chứng tỏ việc Nguyễn Ánh xin tá túc tại nhà ông Tang khi chạy loạn hoàn toàn có thể xảy ra. Nhưng việc gia đình ông Tang bị trị tội thì thiếu cơ sở khoa học.

Nhà nghiên cứu Trương Ngọc Tường cho hay, chính tên trộm đã giúp giải mã sự thật của truyền thuyết dân gian. Theo ông Tường, năm 1985, một tên trộm quá tin vào những giai thoại đã bí mật đào mộ ông Tang để tìm báu vật. Vì ngôi mộ quá kiên cố nên tên trộm phải cất công đào một căn hầm bên cạnh rồi mở ngách từ bên hông huyệt mộ để đột nhập quan tài. Tuy nhiên, tường huyệt mộ quá dày, tên trộm dùng cuốc chim phá không được nên ra chợ Cai Lậy mượn dụng cụ của một người thợ mộc. Người thợ mộc không cho mượn dụng cụ mà đòi “hợp tác chia phần”.

Cả hai dùng dụng cụ thợ mộc khoét huyệt mộ, phá quan tài. Khi khoét vào quan tài, 2 kẻ trộm móc ra hộp sọ, xương, ống ngoáy trầu, lược sừng… Gom hết những vật dụng trong quan tài, 2 tên trộm đem về bán mãi không ai mua. Bực tức, gã trộm vừa đi vừa chửi đổng giữa chợ và lọt đến tai các cơ quan chức năng. Nhà nghiên cứu Trương Ngọc Tường được phân công kiểm tra ngôi mộ ông Tang. Ông Tường xác nhận, trong ngôi mộ cổ không hề có áo mão vua hay báu vật quý gì cả.

Căn cứ vào nhiều tài liệu nghiên cứu sử học ghi lại, ông Tường nhận định, gia đình Lê Phước bị trị tội là do cậu Gương và cậu Sen cộng tác với nhà Tây Sơn. Vào năm 1785, quân Tây Sơn làm chủ được nhiều làng dọc theo sông Ba Rài sau chiến thắng trận Rạch Gầm – Xoài Mút. Rất có thể hai con trai của ông Tang đã hỗ trợ, cung cấp lúa gạo cho quân Tây Sơn.

Ngôi mộ ông Tang nhìn từ phía trước và phía sau. Ảnh: An ninh thế giới.

Đến năm 1788, quân của Nguyễn Ánh trở lại đánh đuổi quân Tây Sơn và chiếm đóng lại vùng Ba Rài. Lúc này, Nguyễn Ánh ra lệnh tịch thu toàn bộ tài sản dòng họ Lê Phước vì tội giúp giặc Tây Sơn. Sau đó, chúa Nguyễn cấp cho Tiền quân Tôn Thất Hội trông coi và quản lý hai đồn Mỹ Trang, Thanh Sơn, nay thuộc khu vực thị trấn Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.

Theo thống kê trong địa bạ Minh Mạng năm 1836, số ruộng đất gia đình Lê Phước tới 125 mẫu đồng quan. Tuy lúc này ông Tang đã qua đời, nhưng vẫn bị kết tội dưỡng bất giáo, vua Gia Long ra lệnh xiềng xích khu mộ để trị tội.

Từ những cứ liệu đó cho thấy, chuyện mộ vợ chồng ông Tang bị xiềng xích là có thật nhưng không phải vì tội “lạm dụng hoàng phục”. Ngôi mộ có bị xiềng nhưng không đến nỗi tạo thành gân lá sen trên bia mộ. Khu mộ của vợ chồng ông Lê Phước Tang đã trải qua hàng trăm năm nhưng hiện trạng vẫn còn khá nguyên vẹn tại một khu đất rộng lớn. Cạnh khu mộ vẫn còn 2 cây thị cổ thụ.

Ông Trương Ngọc Tường khẳng định, những cây thị này được con cháu ông Tang trồng như một hàng rào để bảo vệ khu lăng mộ chứ không phải do vua Gia Long trồng để “miệt thị” như dân gian truyền tụng. Ông phân tích: “Trong Hán tự, chữ thị và chữ khinh thị có nét viết khác nhau, nghĩa cũng khác nhau”.

Tuy bị tru di tam tộc nhưng dòng họ Lê Phước vẫn chưa tuyệt tự. Gia tộc này vẫn còn con cháu bàng hệ, sống rải rác ở khắp nơi. Hằng năm, dịp thanh minh, họ vẫn về tảo mộ hai ông bà.

Theo An ninh thế giới

*************************

10 clip hot trên YouTube tuần qua

Clip cô gái mải mê lướt web để trộm lẻn vào lấy xe máy hay người phụ nữ béo say sưa nhảy Gangnam Style… gây nhiều sự chú ý.

Mải mê lướt web để trộm ăn cắp xe trước mặt

Người phụ nữ hành hung cảnh sát vì không lấy lại được chìa khóa xe

Đánh người trên tàu điện ngầm để tranh chỗ ngồi

Người phụ nữ khỏa thân chửi bới trên xe buýt

Chơi nhạc đường phố theo yêu cầu cực chất

Xe máy bốc cháy ở trạm xăng

Vẽ tranh bằng tay không đỉnh cao

Diễn viên nam đóng cảnh khóc bằng cách nào

Người phụ nữ béo hưng phấn nhảy Gangnam Style

Chú mèo ngoan ngoãn ngồi im để massage

Suri Phan

***************************

Trung Quốc: Quy định loại áo ngực mặc trong phòng thi Đại học

Lãnh đạo ngành giáo dục ở phía đông bắc Trung Quốc đã đưa ra một quy định mới nhằm kiểm soát gian lận trong kỳ thi tuyển sinh đại học: cấm mặc áo ngực có kim loại.

 Trước kỳ thi đầu vào đại học ở Trung Quốc (còn được gọi là Gaokao) sắp diễn ra, các trường ở tỉnh Cát Lâm đã đưa ra quy định cấm bất cứ quần áo hoặc các đồ vật kim loại có khả năng kích hoạt máy dò đặt bên ngoài phòng thi.

Biện pháp này được cho là nhằm ngăn chặn các hành vi gian lận thi cử ngày càng trắng trợn và tinh vi, cụ thể là mang theo các thiết bị nghe lén hoặc thiết bị truyền tín hiệu vào phòng thi.

Trung Quốc: Quy định loại áo ngực mặc trong phòng thi Đại học 1

Hãng tin Tân Hoa Xã nhận định: “Năm nay, Cát Lâm sẽ áp dụng việc kiểm tra an ninh nghiêm ngặt nhất trong lịch sử tại lối vào khu vực thi”.

Theo giấy thông báo về chính sách mới được gửi cho các phụ huynh thí sinh: “Khi học sinh và nhân viên vào địa điểm thi, quần áo, phụ kiện, giày dép, mũ và bất kỳ thứ gì mang theo sẽ bị kiểm tra nghiêm ngặt và sẽ chỉ được phép mang vào những thiết bị không gây ra báo động. Vì vậy, bất kỳ đồ vật nào có kim loại và có thể khiến máy kiểm soát an ninh phát ra tiếng kêu sẽ trở thành trở ngại cho các thí sinh”.

Tân Hoa Xã cũng cho hay, theo quy định mới này, áo ngực với phần kẹp kim loại cũng bị cấm, những học sinh đang được cấy ghép các thiết bị y tế bằng kim loại bên trong người phải có chứng nhận của bác sĩ.

Hơn 9 triệu học sinh Trung Quốc sẽ có trải qua kì thi Đại học vào thứ Sáu và thứ Bảy tuần này. Vào đêm trước kỳ thi Đại học năm ngoái, cảnh sát đã bắt giữ hơn 1.500 đối tượng gian lận thi cử.

“Hơn 60.000 thiết bị điện tử đã bị thu giữ trong quá trình truy quét, bao gồm cả tai nghe nhựa, máy thu tín hiệu không dây, bút, đồng hồ, mắt kính và thắt lưng da đã được biến tấu để giúp thí sinh gian lận” – tờ China Daily cho hay.

Học sinh ở Cát Lâm dường như đã chấp nhận các quy định thắt chặt. Một học sinh trả lời hãng tin Tân Hoa Xã rằng cậu ủng hộ các biện pháp gian lận để có thể vào đại học.

************************

Trung Quốc: Thi gấp chăn nhanh để được sống trong kí túc xá

Đây quả thật là một cuộc thi thú vị và hữu ích.

Do thiếu phòng ở nên các nhà chức trách tại Đại học Liêu Thành, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc đã đưa ra một đề thi gấp chăn dành cho các sinh viên muốn sống trong kí túc xá.

Hơn 200 sinh viên được yêu cầu tham gia phần thi gấp chăn trong vòng 20 phút sao cho thật đẹp, vuông vức và gọn gàng nhất. Những ai nhanh tay, và chứng minh được sự gọn gàng của mình sẽ chiến thắng trong cuộc thivà giành một suất ở trong kí túc.

Một phát ngôn viên của Đại học Liêu Thành cho biết rằng đây là một cuộc thi gắt gao và họ sẽ loại bỏ những sinh viên bừa bộn: “Chúng tôi khuyến khích sinh viên tôn trọng nơi ở của mình. Một ngôi nhà ngăn nắp không chỉ là một nơi tốt hơn để sống, mà còn là nơi tốt hơn để học tập. Bên cạnh đó, cuộc thi cũng rất thú vị và giúp cho các hoạt động của trường có thêm màu sắc”.

trung-quoc-thi-gap-chan-nhanh-de-duoc-song-trong-ki-tuc-xa

trung-quoc-thi-gap-chan-nhanh-de-duoc-song-trong-ki-tuc-xa
Đây là một trong những cách dạy học sinh tại Trung Quốc

trung-quoc-thi-gap-chan-nhanh-de-duoc-song-trong-ki-tuc-xa

trung-quoc-thi-gap-chan-nhanh-de-duoc-song-trong-ki-tuc-xa
Tại trường đại học này dường như không thích những sinh viên có thói bừa bộn.

trung-quoc-thi-gap-chan-nhanh-de-duoc-song-trong-ki-tuc-xa

*********************************

Nhiều sinh viên Anh bán dâm lấy tiền đi học

Báo cáo trên tờ Independent cho biết, khoảng 6% sinh viên trên khắp nước Anh đang hoạt động trong các đường dây mại dâm hoặc liên quan đến mua bán tình dục để kiếm thêm tiền trang trải cuộc sống.

Hoạt động mại dâm sinh viên đóng góp khoản tiền hàng trăm triệu bảng Anh/năm cho nền kinh tế giáo dục đại học của quốc gia này. Cụ thể, khoản tiền mà nền giáo dục đại học Vương quốc Anh nhận từ các sinh viên hoạt động trong ngành công nghiệp tình dục nước này lên tới 355 triệu bảng/năm, tương đương 600 triệu USD.

Nhiều sinh viên Anh bán dâm lấy tiền đi học 1
Ảnh minh họa.

Kết quả của bản báo cáo trên được các nhà nghiên cứu rút ra sau khi phỏng vấn 200 sinh viên tại 29 trường đại học trên khắp nước Anh. Bảng câu hỏi của các học giả Đại học Kingston và Leeds sử dụng đề cập đến mối liên hệ giữa sức khỏe với lịch sử lạm dụng tình dục và tình hình tài chính, được công bố trên tạp chí Sex Education (giáo dục giới tính).

Các nhà nghiên cứu cho biết, họ từng nhiều lần trì hoãn chương trình nghiên cứu này vì những vấn đề đạo đức bởi việc công khai mại dâm sinh viên không chỉ gây tổn hại tới hình ảnh của nền giáo dục Anh quốc mà còn khiến tương lai những sinh viên bán mình để kiếm tiền theo đuổi giấc mơ đại học bị ảnh hưởng.

“Luôn luôn có những sinh viên với những hoàn cảnh khác nhau hoạt động trong ngành công nghiệp tình dục. Việc số lượng lớn sinh viên tham gia các hoạt động mại dâm phần nào cho thấy sự bần cùng hóa ngày càng gia tăng trong đời sống sinh viên Anh”, Tiến sĩ Ron Roberts, Đại học Kingston, tác giả chính của nghiên cứu cho biết.

Theo ông, có quá ít biện pháp được thực hiện nhằm ngăn các sinh viên bị đồng tiền cám dỗ từ các hoạt động mại dâm. “Các trường đại học biết rất rõ về hoạt động mại dâm sinh viên nhưng ai cũng làm ngơ. Bất kể ai có một chút ý thức cũng dễ dàng nhận thấy điều đó”.

***********************

VuNguyen

Vu Nguyen

VuNguyen

Posted by VuNguyen

: