Với những nhà đầu tư Việt, việc mở rộng kinh doanh trên tầm quốc tế, tiếp cận thị trường Mỹ tiềm năng, công bằng là một điều quan trọng không kém cạnh việc định cư, sinh sống và học tập cho cả gia đình tại đất nước Mỹ.
Hiển nhiên, ở Hoa Kỳ, các doanh nhân nước ngoài luôn được chào đón để phát triển kinh doanh và hòa nhập cùng nước Mỹ. Tuy nhiên, ở một môi trường mới, liệu mở một công ty và bắt đầu kinh doanh trên đất Mỹ là dễ hay khó? Hãy tham khảo những lời khuyên sau đây sẽ giúp các nhà đầu tư có cái nhìn toàn cảnh và chi tiết hơn về thủ tục pháp lý, địa điểm, loại hình doanh nghiệp, thuế và các vấn đề về thuế… khi có ý định mở một công ty kinh doanh tại Mỹ.
Lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp
Trước khi bắt đầu các thủ tục để mở một công ty tại Mỹ, nhà đầu tư phải quyết định loại hình kinh doanh cho công ty. Hiện nay ở Mỹ có 2 thực thể kinh doanh chính dành cho cá nhân hoặc doanh nghiệp nước ngoài là: Công ty đại chúng (C Corporation) và Công ty trách nhiệm hữu hạn (LLC).
Khuyến nghị từ các chuyên gia là các doanh nghiệp nên chọn loại hình công ty cổ phần LLC vì những điểm mạnh phù hợp được kể đến sau đây: Thứ nhất các Công ty LLC thường được miễn các khoản thuế, nghĩa là bất cứ lợi nhuận nào cũng đều được chuyển hết cho chủ sở hữu. Thứ hai, Công ty cổ phần ở Mỹ là pháp nhân độc lập có thể tiếp tục hoạt động ngay cả khi chủ không còn tồn tại. Quyền sở hữu công ty có thể chuyển nhượng, có thể bán cổ phiếu để huy động thêm vốn và đặc biệt chủ doanh nghiệp không phải chịu trách nhiệm bằng tài sản cá nhân đối với các phán quyết pháp lý. Hơn nữa, có thể đăng ký thành lập bất cứ ở bang nào chứ không nhất thiết phải ở bang mà công ty dự định kinh doanh thực sự. Thứ ba, các quy định, luật định của Mỹ về loại hình doanh nghiệp LLC rất đơn giản và gần với các điều kiện của doanh nghiệp Việt Nam.
Chọn địa điểm, tiểu bang khởi nghiệp
Quyết định chọn tiểu bang nào là nơi bắt đầu khởi nghiệp cũng không phải là một quyết định dễ dàng gì đối với các doanh nghiệp Việt Nam lần đầu sang Mỹ. Nếu lựa chọn địa điểm phù hợp, có được nhiều kiều bào có kinh nghiệm giúp đỡ, sẽ rất thuận lợi trong việc thủ tục, đại diện hay củng cố thương hiệu. Do đó nếu băn khoăn, các nhà đầu tư có thể chọn nơi cộng đồng người Việt sinh sống đông đúc như quận Cam, Los Angeles, San Diego… Theo thống kê, tại các quận này, có khoảng 5.000 công ty người Việt kinh doanh hoạt động ở nhiều lĩnh vực ngành nghề như: thực phẩm, nhà hàng, đồ gia dụng…
Ngoài ra, một bang được khuyến khích là nơi thích hợp để lập công ty là Virginia, vì đây là tiểu bang có các điều luật và thuế thuận lợi cho các công ty khởi nghiệp. Đáng nói hơn, Chính quyền ở bang Virginia rất quan tâm tạo điều kiện, hỗ trợ và cung cấp nhiều thông tin cho doanh nghiệp.
Chọn sản phẩm kinh doanh tiềm năng, độc lạ
Khi khởi nghiệp, mỗi một doanh nhân sẽ có rất nhiều ý tưởng, sản phẩm để có thể kinh doanh trên đất Mỹ. Tuy nhiên, lời khuyên từ ImmiCa, các nhà đầu tư không nên lựa chọn những sản phẩm, loại hình đại trà, đã có nhiều người phát triển mà nên cân nhắc đến những sản phẩm tiềm năng, phục vụ đúng nhu cầu và tâm lý người Việt xa quê như: trái cây, đặc sản, gốm sứ, đồ nhựa…
Đặc biệt, các nhà đầu tư cũng cần lưu ý chú trọng sản phẩm, dịch vụ một cách tốt nhất từ chi tiết nhỏ như bao bì,… và xây dựng thương hiệu bền vững qua các nhận diện, giá trị hậu mãi kèm theo.
Quy trình và thủ tục để mở công ty tại Mỹ
Ở Mỹ, mỗi tiểu bang sẽ có luật khác nhau về mở công ty hay văn phòng đại diện, nên trước hết, nhà đầu tư phải tìm hiểu kỹ lưỡng cơ quan quản lý, gọi chung là Sở Đăng ký doanh nghiệp ở mỗi vùng.
Để đăng ký công ty, phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau:
Giấy tờ mở công ty tại Việt Nam.
Điều lệ thành lập, danh sách cổ đông, sáng lập viên, giấy phép kinh doanh.
Các giấy tờ chức minh hoạt động kinh doanh tốt, không trái pháp luật, có hiệu quả do các ban ngành có uy tín cấp. (Mỗi bang có yêu cầu khác nhau về các giấy tờ này và việc công chứng giấy tờ).
Mẫu đơn xin mở công ty mà mỗi tiểu bang ở Mỹ đều có mẫu riêng của mình.
Đồng thời, nhà đầu tư cần lưu ý mỗi tên đăng ký cho công ty là duy nhất, không được trùng nhau, nên có thể đăng ký tên công ty ngay dù chưa tiến hành hoạt động.
Về lệ phí:
Mức lệ phí mà doanh nghiệp phải trả cho việc mở công ty tại Mỹ nằm khoảng 100-300 USD nhưng có thể phát sinh một số chi phí khác. Tuy nhiên, lời khuyên từ ImmiCa, để tránh những tổn hại về tiền bạc, thời gian do chưa có kinh nghiệm mở công ty ở đất nước mới, các nhà đầu tư nên thuê công ty luật tại tiểu bang mình mở công ty để tư vấn và hỗ trợ làm các thủ tục, kể cả mã số thuế…
Bước cuối cùng sau khi có giấy phép thành lập công ty là đăng ký sở thuế, mở tài khoản ngân hàng. Riêng với tài khoản ngân hàng, sẽ phụ thuộc vào từng ngân hàng nhưng nếu có mặt trực tiếp tại Mỹ, sẽ dễ dàng mở tài khoản hơn rất nhiều.
Nhìn chung, thời gian làm các thủ tục và hoàn tất hồ sơ khá nhanh chóng, có khi chỉ khoảng 30 ngày cho các doanh nghiệp.