Áp dụng luật CSPA khi lịch cấp visa lùi.

Theo hướng dẫn của USCIS thì đương đơn nào nộp mẫu I-485 khi ngày ưu tiên đến lượt được giải quyết mà sau đó ngày ưu tiên lùi lại thì USCIS sẽ giữ lại mẫu I-485 và ghi trên đó ngày ưu tiên đến lượt được giải quyết ở thời điểm nộp đơn I-485. Khi ngày ưu tiên đến lượt được giải quyết trở lại thì USCIS sẽ tính tuổi CSPA bằng cách dùng ngày ưu tiên đến lượt được giải quyết lần đầu đã ghi trên mẫu I-485. USCIS cho biết sẽ không áp dụng cách đó nếu đương đơn chưa nộp mẫu I-485 lúc lịch cấp visa lui lại. Nếu đương đơn nộp mẫu I-485 sau khi lịch cấp visa lui lại nhưng trước thời hạn một năm sau khi ngày ưu tiên đến lượt được giải quyết trở lại, tuổi của đương đơn sẽ được tính bằng cách sử dụng ngày ưu tiên đến lượt được giải quyết lần thứ hai.

Ngoài ra, Administrative Appeals Office (AAO) đã bắt USCIS phải cho phép một đượng đơn tiếp tục tiến trình của đơn I-485. USCIS từ chối đơn I-485 vì lý do đương đơn đã không nộp đơn trong vòng một năm kể từ ngày ưu tiên đến lượt được giải quyết lần thứ nhất (ngày 2 tháng 4 năm 2004) và trong vòng một năm kể từ ngày ưu tiên đến lượt được giải quyết lần thứ hai (ngày 1 tháng 2 năm 2006). Đương đơn đã nộp đơn I-485 ngày 12 tháng 3 năm 2008. Nói về đương đơn, đương đơn sanh ngày 13 tháng 12 năm 1984. Ngày 28 tháng 5 năm 2003, ba của đương đơn nộp đơn bảo lãnh diện lao động I-140. Đơn này được chấp thuận ngày 2 tháng 4 năm 2004. Ngày này cũng là ngày ưu tiên đến lượt được giải quyết của hồ sơ đó. Ngày 23 tháng 5 năm 2005, ba của đương đơn nộp đơn I-824 là đơn yêu cầu gửi một thông báo chấp thuận đến một Đại sứ quán hoặc Tổng lãnh sự quán ở nơi khác hoặc gửi một thông báo đến một Đại sứ quán hoặc Tổng lãnh sự quán cho các visa đi cùng của các thành viên trong gia đình. Đơn I-824 này được chấp thuận ngày 21 tháng 9 năm 2005. Trong lịch cấp visa tháng 6 năm 2005, ngày ưu tiên của diện EB-3 bị lui lại và chỉ đến lượt được giải quyết trở lại ngày 1 tháng 2 năm 2006.

Vì đương đơn không nộp đơn I-485 trước khi ngày ưu tiên bị lui lại nên tuổi của đương đơn tính ở ngày 1 tháng 2 năm 2006. Ngày 1 tháng 2 năm 2006, đương đơn 21 tuổi và 1 tháng rưỡi. Đơn bảo lãnh của ba của đương đơn nộp ngày 28 tháng 5 năm 2003 và được chap thuận ngày 2 tháng 4 năm 2004. Thời gian xét đơn bảo lãnh như vậy là 10 tháng và 5 ngày. Để tính tuổi của đương đơn, ta lấy tuổi của đương đơn ở thời điểm ngày 1 tháng 2 năm 2006 trừ thời gian xét đơn. Do đó, tuổi của đương đơn là 20 tuổi, 3 tháng và 20 ngày. Đương đơn đủ tuổi CSPA để theo cha. Tuy nhiên, để đủ điều kiện hưởng Đạo luật CSPA, đương đơn phải chứng minh mình đã tìm cách xin visa di dân vào Mỹ trong thời gian một năm kể từ lúc ngày ưu tiên đến lượt được giải quyết. Trong trường hợp này, ba của đương đơn đã nộp đơn I-824 ngày 23 tháng 5 năm 2005. Ngày 23 tháng 5 năm 2005 là trong vòng một năm của ngày 1 tháng 2 năm 2006, dù là trong vòng một năm trước ngày 1 tháng 2 năm 2006. Việc nộp đơn I-824 thỏa mãn ngôn từ “tìm cách xin visa di dân vào Mỹ” của điều luật 203(h)(1)(A).

Dựa theo hướng dẫn của USCIS và quyết định của AAO, chúng ta có thể suy ra là việc đương đơn nộp mẫu DS-230 khi hồ sơ đến lượt được giải quyết và trước khi ngày ưu tiên lui thì khi ngày ưu tiện đến lượt được giải quyết trở lại, tuổi CSPA của đương đơn sẽ được tính ở thời điểm ngày ưu tiên đến lượt được giải quyết lần đầu.

Khi ngày ưu tiên đến lượt được giải quyết, các bạn nên tranh thủ nộp đơn DS-230 cho sớm để khi lịch cấp visa có lui thì tuổi của các bạn vẫn được tính ở thời điểm ngày ưu tiên đến lượt được giải quyết lần đầu nếu ngày ưu tiên đến lượt được giải quyết trở lại. Nếu các bạn chậm nộp đơn DS-230 thì tuổi các bạn sẽ bị tính ở thời điểm ngày ưu tiên đến lượt được giải quyết trở lại. Lúc đó, các bạn có thể bị quá 21 tuổi để được đi theo gia đình.

Nguồn: Hùng Việt

khahan

Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng!

khahan

Posted by khahan

:

Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng!